Mỹ áp biểu phí với khí thải methane
Ngày 12/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoàn tất việc xây dựng biểu phí khí thải methane đối với các công ty sản xuất khí đốt và dầu mỏ lớn trong nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.
Giếng dầu South Belridge ở hạt Kern, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, mức phí đối với khí thải methane sẽ tăng dần theo từng năm, từ 900 USD/tấn trong năm 2024, lên 1.200 USD/tấn và 1.500 USD/tấn lần lượt trong 2 năm tiếp theo.
Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết quy định thu phí khí thải này chỉ áp dụng với các cơ sở sản suất có lượng phát thải carbon dioxide tương đương trên 25.000 tấn/năm.
Video đang HOT
Thu phí khí thải methane là một trong những hành động cuối cùng mà chính quyền sắp mãn nhiệm thực hiện để đối phó với loại khí nhà kính phổ biến thứ hai sau carbon dioxide, loại khí có thể rò rỉ từ các địa điểm khoan, đường ống dẫn khí và các thiết bị dầu khí khác vào khí quyển mà không bị phát hiện.
Chính quyền Tổng thống Biden đã công bố quy định này khi Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan bước sang ngày thứ hai.
Hiện Mỹ đang dẫn đầu nỗ lực thúc đẩy cam kết giảm khí methane được trên 100 quốc gia tự nguyện tham gia ký kết nhằm cắt giảm 30% lượng khí thải methane toàn cầu vào năm 2030.
Khoản phí này được quy định trong Đạo luật giảm lạm phát năm 2022. Năm ngoái, EPA đã hoàn thiện các tiêu chuẩn khí thải methane cho ngành dầu khí, nhưng vẫn chưa hoàn thiện quy định sử dụng loại phí này để xử phạt các công ty không đạt tiêu chuẩn.
Khí methane có khả năng làm nóng nhiều hơn carbon dioxide và phâ.n hủ.y trong khí quyển nhanh hơn, do đó, việc kiểm soát khí thải methane có thể có tác động nhanh chóng đến nỗ lực hạn chế biến đổi khí hậu.
EPA ước tính rằng chỉ riêng quy định này có thể làm giảm tổng cộng 1,2 triệu tấn khí methane thải ra môi trường cho đến năm 2035 – tương đương với việc loại bỏ gần 8 triệu ô tô chạy bằng xăng khỏi đường trong một năm.
Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 8 năm
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Nhật Bản trong năm tài chính 2021 đã tăng lên lần đầu tiên sau 8 năm.
Điều này phản ánh sự gia tăng về mức tiêu thụ năng lượng do các hoạt động kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.
Quang cảnh một đại lộ ở Tokyo, Nhật Bản ngày 25/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Kyodo dẫn thông báo của chính phủ Nhật Bản cho biết lượng khí thải quốc gia của nước này trong năm tính đến tháng 3/2022 là 1,17 tỷ tấn, tăng 2% so với năm tài chính 2020. Khi trừ đi các loại khí thải được rừng hấp thụ, con số này ở mức 1,12 tỷ tấn.
Bất chấp lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tăng trong thời gian gần đây do các hoạt động kinh tế phục hồi hậu COVID-19, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Akihiro Nishimura vẫn cho rằng lượng khí thải này thấp hơn 3,4% so với tài khóa 2019. Mặc dù con số của tài khóa 2021 thể hiện mức giảm 20,3% so với mức được ghi nhận trong tài khóa 2013 mà Nhật Bản sử dụng làm năm cơ sở, nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu mà nước này đặt ra giảm 46% lượng khí thải vào tài khóa 2030.
Trong tài khóa 2021, ngành công nghiệp Nhật Bản đã làm tăng 5,4% lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng so với năm trước, trong khi lượng khí thải này trong lĩnh vực giao thông vận tải tăng 0,8%. Trong khi đó, ở lĩnh vực thương mại, bao gồm các cửa hàng và văn phòng, lượng khí thải tăng thêm 3,3%. Đối với các hộ gia đình, lượng khí này giảm 6,3% do mọi người đi chơi nhiều hơn sau khi các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 được nới lỏng.
Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, không chỉ tại nước này, các quốc gia khác thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) như Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ, cũng ghi nhận lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gia tăng trong năm 2021. Mỹ thải ra 5,59 tỷ tấn khí gây hiệu ứng nhà kính, trong khi Đức thải ra 760 triệu tấn, Canada 650 triệu tấn, Anh 430 triệu tấn, Pháp 400 triệu tấn và Italy 390 triệu tấn. Sự gia tăng này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn về việc phải duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiề.n công nghiệp, vốn là mục tiêu được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày tại thành phố Sapporo, Nhật Bản vào tháng 4 vừa qua, các bộ trưởng khí hậu, môi trường và năng lượng của Nhóm G7 đã tuyên bố sẽ mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo và đẩy nhanh nỗ lực hướng tới loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch để đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050.
WMO xác nhận châu Âu có nhiệt độ cao kỷ lục trong năm 2021 Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) ngày 30/1 xác nhận lục địa châu Âu đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 48,8 độ C trong năm 2021 và cảnh báo có thể xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan mới. Người dân giải nhiệt tại một đài phun nước ở Athens, Hy Lạp ngày 12/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN Theo WMO,...