Mỹ – Anh thúc đẩy hợp tác đối phó với “mối đe dọa” từ Trung Quốc
Anh, Mỹ và các đồng minh khác cần đứng lên bảo vệ các giá trị của mình trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng với cả Trung Quốc và Nga.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Vương quốc Anh, hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hội kiến Thủ tướng nước chủ nhà Boris Johnson, và hội đàm với người đồng cấp Dominic Raab.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng Pompeo đã thảo luận với Thủ tướng Johnson về những ưu tiên toàn cầu chủ chốt của hai nước, bao gồm việc phát triển mạng viễn thông thế hệ mới 5G và sự phục hồi từ đại dịch Covid-19.
Ông Pompeo và ông Johnson cũng đề cập tới các cuộc đàm phán đang diễn ra về thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh, trong đó vòng đàm phán thứ ba dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Anh Raab, ông Pompeo gửi lời chia buồn của người dân Mỹ tới người dân Anh về những tổn thất về sinh mạng do đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Ông Pompeo đồng thời kêu gọi các nước khác hợp tác để đẩy lùi mối đe dọa từ Trung Quốc: “Chúng tôi nghĩ rằng thế giới cần hợp tác để đảm bảo rằng mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc, hành xử trong hệ thống quốc tế theo những cách thích hợp, phù hợp với trật tự quốc tế.
Bạn không thể đưa ra yêu sách đối với các khu vực hàng hải mà bạn không có quyền hợp pháp. Bạn không thể đe dọa các nước và bắt nạt họ ở Hymalaya. Bạn không thể tham gia vào các hoạt động bao che và bấu víu vào các định chế quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới”.
Về phần mình, ông Raab cho rằng Anh, Mỹ và các nước đồng minh khác cần đứng lên bảo vệ các giá trị của mình trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng với cả Trung Quốc và Nga.
Trung Quốc có thể chặn người Hong Kong tìm đường sang Anh
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nhắc đến khả năng trên sau khi Anh chính thức mở cửa đón 3 triệu người Hong Kong.
Hong Kong hiện đang kỷ niệm 23 năm ngày trở về đại lục.
Theo Guardian, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định Anh luôn mở rộng cửa đón 3 triệu người Hong Kong có đủ tư cách sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO) sang sinh sống ở Anh.
Động thái trên được đưa ra sau khi Trung Quốc áp dụng luật an ninh gây tranh cãi cho Hong Kong.
Chính phủ Anh coi quy định mới vi phạm thỏa thuận Trung-Anh khi Anh trao trả Hong Kong về đại lục năm 1997.
Hôm 1.7, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nhắc đến khả năng Trung Quốc sẽ ngăn chặn người Hong Kong sở hữu hộ chiếu BNO tìm cách sang Anh.
Ông Raab nói trên truyền hình: "Nếu họ quyết tâm ngăn chặn người Hong Kong sang Anh sinh sống thì chúng tôi cũng không thể làm gì ép buộc họ được".
Ông Raab nói đó là vấn đề xung quanh việc Trung Quốc giữ lời hứa hay không trong cam kết với Anh vào năm 1984.
"Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc nới lỏng luật an ninh, cho người Hong Kong tự quyết định tương lai. Nhưng thực sự là không thể buộc Trung Quốc cho phép người Hong Kong sở hữu hộ chiếu BNO sang Anh".
Tính đến tháng 2.2020, có khoảng 350.000 người Hong Kong sở hữu hộ chiếu BNO và 2,6 triệu người khác đủ điều kiện xin cấp mới hoặc cấp lại hộ chiếu.
Khi được hỏi rằng liệu có bao nhiêu người Hong Kong sang Anh sinh sống, ông Raab nói: "Rất khó để dự đoán nhưng tôi cho rằng, chỉ có một phần trong số 3 triệu người trên".
Về khả năng người Hong Kong tự tìm cách đến các quốc gia khác trong khu vực, ông Raab nói đang thảo luận với các nước khác để tìm hướng giải quyết.
Chính phủ Anh khẳng định ở thời điểm này, những người Hong Kong sở hữu hộ chiếu BNO được phép sang Anh ngay lập tức, được hưởng đầy đủ ưu đãi theo quy định mới, trước khi các quy định này chính thức có hiệu lực.
Các nhà quan sát cho rằng bằng cách áp đặt luật an ninh, Trung Quốc đang thực hiện những bước cuối cùng để chấm dứt ảnh hưởng của phương Tây ở Hong Kong và cũng để thử phản ứng của dư luận Hong Kong.
Hong Kong chỉ trích Anh 'tiêu chuẩn kép' Hong Kong chỉ trích Anh "tiêu chuẩn kép", "can thiệp nội bộ" Trung Quốc và vi phạm luật quốc tế sau khi dừng hiệp ước dẫn độ với đặc khu. "Việc Anh đơn phương đình chỉ thỏa thuận giao nộp những kẻ phạm tội trốn chạy với Hong Kong vì mục đích chính trị, lấy việc Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ...