Mỹ, Anh phản đối Hong Kong bắt trùm truyền thông
Mỹ nói Trung Quốc khó thay đổi quan điểm về Hong Kong khi bắt Lai, trong khi London cáo buộc Bắc Kinh dùng luật an ninh ngăn phe đối lập.
“Lai chỉ đơn giản là một người yêu nước muốn những điều tốt đẹp cho người dân Hong Kong. Với những gì chúng ta thấy sáng nay, tôi không lạc quan rằng Trung Quốc sẽ thay đổi những gì họ đang làm”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị của đảng Cộng hòa hôm 10/8.
Tuyên bố được đưa ra sau khi cảnh sát Hong Kong bắt Jimmy Lai, chủ sở hữu Apple Daily và Next Magazine, hai tờ báo có quan điểm ủng hộ dân chủ và thường xuyên chỉ trích Trung Quốc đại lục, với cáo buộc thông đồng cùng các lực lượng nước ngoài và lừa đảo. Hai con trai của Lai cùng lãnh đạo tờ Apple Daily, gồm giám đốc điều hành Cheung Kim-hung và giám đốc tài chính Chow Tat-kuen, cũng bị bắt.
Pompeo nói Mỹ sẽ hành động để đảm bảo Hong Kong được coi như một phần mở rộng của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia cuối tháng 6, khiến Washington chấm dứt tình trạng đặc biệt của thành phố này.
Ngoại trưởng Pompeo tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5/8. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Chính phủ Anh cũng cáo buộc Trung Quốc sử dụng luật an ninh đặc khu để ngăn chặn phe đối lập tại Hong Kong.
“Chính quyền Hong Kong phải duy trì các quyền và tự do của người dân”, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho hay. “Chúng tôi vô cùng lo ngại trước vụ bắt Jimmy Lai và 6 người khác ở Hong Kong. Quyền tự do báo chí được đảm bảo rõ ràng trong Tuyên bố chung Trung – Anh, Luật Cơ bản và dường như được bảo vệ theo Điều 4 của Luật An ninh Quốc gia”.
Lai, 71 tuổi, sinh ra ở đại lục, là một trong số ít doanh nhân Hong Kong thường công kích Bắc Kinh, từng bị truy tố vì chống lệnh cấm tụ tập trong cuộc biểu tình ở thành phố hồi năm ngoái. Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng mô tả Lai là “kẻ gây rối”, “thủ lĩnh bè lũ 4 tên cấu kết với nước ngoài để phá hoại đất nước” và đứng sau cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong hồi năm ngoái.
Trước Mỹ và Anh, phát ngôn viên Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vụ bắt Jimmy Lai và những người khác, kêu gọi giới chức Hong Kong xem xét các trường hợp này để “đảm bảo vụ bắt giữ không ảnh hưởng tới các quyền được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế và Luật Cơ bản của Hong Kong”.
Trong khi đó, Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau (HKMAO) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc ủng hộ vụ bắt Jimmy Lai, cho rằng cần “trừng trị nghiêm khắc” những người đe dọa an ninh quốc gia. Cơ quan này cáo buộc Lai “tham gia lên kế hoạch, tổ chức và tiến hành biểu tình trái pháp luật, sử dụng công cụ truyền thông để phát tán tin đồn và kích động bạo lực”, cho rằng cần xử lý mạnh tay với Lai và những đồng phạm.
Bắc Kinh ủng hộ bắt trùm truyền thông Hong Kong
Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau ủng hộ vụ bắt Jimmy Lai, cho rằng cần "trừng trị nghiêm khắc" những người đe dọa an ninh quốc gia.
"Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ cảnh sát đặc khu hành chính Hong Kong bắt Jimmy Lai và 7 người khác, nhấn mạnh rằng mọi sự cấu kết với các lực lượng bên ngoài đều đe dọa an ninh quốc gia. Tình trạng hỗn loạn ở Hong Kong cần bị trừng trị nghiêm khắc theo luật pháp", phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Macau (HKMAO) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay cho biết.
Phát ngôn viên HKMAO mô tả Lai là "đại diện của những kẻ chống Trung Quốc và chống Hong Kong", cho rằng trùm truyền thông Hong Kong là "mối đe dọa cần loại bỏ" trước khi hòa bình và ổn định trở lại đặc khu.
Jimmy Lai trong xe cảnh sát sau khi bị bắt sáng 10/8. Ảnh: SCMP.
"Ông ta ngang nhiên kêu gọi người dân đấu tranh cho nước Mỹ, tham gia vào hoạt động lên kế hoạch, tổ chức và tiến hành biểu tình trái pháp luật, sử dụng công cụ truyền thông để phát tán tin đồn và kích động bạo lực", quan chức Trung Quốc nói, thêm rằng cần xử lý mạnh tay với Lai và những đồng phạm.
Cảnh sát Hong Kong bắt Jimmy Lai sáng 10/8 với cáo buộc thông đồng cùng các lực lượng nước ngoài và lừa đảo. Hai con trai của Lai cùng lãnh đạo tờ Apple Daily thuộc sở hữu của ông, trong đó có giám đốc điều hành Cheung Kim-hung và giám đốc tài chính Chow Tat-kuen, cũng bị bắt sau đó.
Lai, 71 tuổi, là chủ sở hữu Apple Daily và Next Magazine, hai tờ báo có quan điểm ủng hộ dân chủ và thường xuyên chỉ trích Trung Quốc đại lục. Ông là một trong số ít doanh nhân Hong Kong thường công kích Bắc Kinh, từng bị truy tố vì chống lệnh cấm tụ tập trong cuộc biểu tình ở thành phố hồi năm ngoái.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng mô tả Lai là "kẻ gây rối", "thủ lĩnh bè lũ 4 tên cấu kết với nước ngoài để phá hoại đất nước" và đứng sau cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong hồi năm ngoái.
Phát ngôn viên Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về vụ bắt Jimmy Lai và những người khác, kêu gọi giới chức Hong Kong xem xét các trường hợp này để "đảm bảo vụ bắt giữ không ảnh hưởng tới các quyền được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế và Luật Cơ bản của Hong Kong".
Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo.
Hong Kong bắt trùm truyền thông Cảnh sát Hong Kong bắt trùm truyền thông Jimmy Lai với cáo buộc thông đồng cùng các lực lượng nước ngoài theo luật an ninh mới. "Họ bắt ông ấy tại nhà lúc 7h sáng. Các luật sư của chúng tôi đang trên đường tới đồn cảnh sát", Mark Simon, trợ lý thân cận của trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai, viết...