Mỹ, Anh, Đức có thể cho tiêm vaccine Covid-19 từ tháng 12
Người dân Mỹ, Anh và Đức dự kiến bắt đầu được tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 12, ngay sau khi vaccine của Pfizer được phê duyệt.
“Kế hoạch của chúng tôi là có thể chuyển vaccine đến các điểm tiêm chủng trong vòng 24 giờ sau khi được phê duyệt, vì thế tôi hy vọng những người Mỹ đầu tiên sẽ được tiêm chủng vào ngày 11 hoặc 12/12″, Moncef Slaoui, người đứng đầu nỗ lực phát triển vaccine Covid-19 của chính phủ Mỹ, cho biết hôm 22/11.
Các bộ thử nghiệm vaccine Covid-19 của Pfizer tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ ở Hollywood, Florida, hôm 24/9. Ảnh: Reuters .
Hôm 20/11, tập đoàn dược Pfizer đã trình đơn lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xin cấp phép sử dụng khẩn cấp ứng viên vaccine Covid-19 do hãng này phát triển và ủy ban tư vấn vaccine của FDA dự kiến nhóm họp vào ngày 10/12.
Video đang HOT
Ông Slaoui cho hay điều đó có nghĩa là nếu được FDA cấp phép, vaccine Covid-19 của Pfizer có thể được đưa vào sử dụng ngay ngày hôm sau. Ông thêm rằng theo kế hoạch, ít nhất 70% dân Mỹ sẽ được tiêm chủng vào tháng 5 để cuộc sống quay lại bình thường.
Một cuộc khảo sát mới của Gallup cho thấy 58% người Mỹ sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 nếu được FDA phê duyệt ngay bây giờ.
Tuy nhiên, Anh có thể phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer và BioNTech trong tuần này, thậm chí trước cả Mỹ, Telegraph dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết. Giới chức Anh sắp bắt đầu đánh giá chính thức về vaccine do hai tập đoàn trên sản xuất và Cơ quan Y tế Quốc gia (DHS) đã được thông báo sẵn sàng triển khai vaccine này vào ngày 1/12.
Một phát ngôn viên của DHS cho hay quá trình cấp phép của Cơ quan Quản lý Các sản phẩm Thuốc và Chăm sóc Sức khỏe Anh (MHRA) diễn ra độc lập với chính phủ và sẽ mất nhiều thời gian nếu họ cần xem xét dữ liệu cuối cùng từ Pfizer.
“Rất nhiều kế hoạch đã được thực hiện để đảm bảo hệ thống y tế của chúng tôi sẵn sàng triển khai vaccine Covid-19″, người phát ngôn nói.
Anh đã đặt hàng 40 triệu liều vaccine Covid-19 và dự kiến có 10 triệu liều, đủ để tiêm cho 5 triệu người, vào cuối năm nay, nếu được các nhà quản lý phê duyệt.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cùng ngày cho biết nước này cũng có thể triển khai tiêm vaccine Covid-19 ngay tháng sau.
“Có lý do để lạc quan rằng một loại vaccine sẽ được phê duyệt ở châu Âu trong năm nay”, Spahn nói. “Và khi đó, chúng tôi có thể bắt đầu ngay”.
Spahn cho biết ông đã đề nghị các bang chuẩn bị các trung tâm tiêm chủng vào giữa tháng 12 và kế hoạch đang diễn ra suôn sẻ. Đức sẽ có hơn 300 triệu liều vaccine Covid-19 thông qua Ủy ban châu Âu, các hợp đồng song phương và các lựa chọn khác. Lượng vaccine này không chỉ đủ mà còn dư để chia sẻ với các nước.
Iran khẳng định sẽ khôi phục cam kết hạt nhân nếu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt
Ngày 18/11, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố nước này sẽ tự động quay lại các cam kết hạt nhân nếu ông Joe Biden, người được truyền thông Mỹ đưa tin giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng vừa qua, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt đối với Iran trong suốt hai năm qua.
Bên trong cơ sở làm giàu urani Fordow ở Qom, miền Bắc Iran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố được đăng trên nhật báo Iran, ông Zarif nêu rõ việc Iran quay lại với các cam kết có thể được thực hiện mà không cần bất kỳ điều kiện hay thậm chí là đàm phán. Ông cho biết Mỹ có nghĩa vụ thực thi Nghị quyết 2231 với tư cách là thành viên trong Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an (HĐBA).
Nghị quyết 2231 của HĐBA ủng hộ thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) Tehran ký với Nhóm P5 1 vào năm 2015.
Ngoại trưởng Zarif nhấn mạnh, nếu Mỹ thực thi nghị quyết này và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, thì sẽ không có rào cản nào đối với các hoạt động kinh tế của Iran, từ đó Tehran có thể thực thi các nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận hạt nhân.
Năm 2015, Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) đã ký với Iran thỏa thuận hạt nhân JCPOA nhằm ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân đổi lấy sự nới lỏng trừng phạt, trong đó có việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Tuy nhiên, vào tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Để đáp trả lại động thái này, kể từ tháng 5/2019, Iran đã dần từ bỏ các nghĩa vụ quan trọng trong thỏa thuận JCPOA.
Trong khi Tổng thống đương nhiệm Trump luôn tìm cách gây sức ép tối với Iran, thì ông Biden lại đề xuất đưa Iran trở lại con đường ngoại giao và muốn Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
Châu Âu đau đầu vì sóng Covid-19 thứ hai Sóng Covid-19 thứ hai vẫn tiếp tục tấn công châu Âu khi số ca nhiễm mới nCoV chưa có xu hướng giảm. Toàn cầu ghi nhận 50.709.834 ca nhiễm và 1.261.630 ca tử vong do nCoV, trong khi 35.770.996 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers. Châu Âu đang là tâm Covid-19 của...