Mỹ – Anh đang âm thầm trục vớt S-400?
Nguồn tin quân sự Trung Quốc tố Mỹ và Anh đang âm thầm tìm cách trục vớt những hệ thống S-400 Nga đánh rơi xuống biển khi chuyển cho Trung Quốc.
Thông tin bất ngờ này được tờ Sina Military cho biết, công cuộc tìm kiếm của Mỹ và Anh được bắt đầu ngay sau khi Nga thừa nhận trong khi vận chuyển những hệ thống S-400 cho khách hàng Trung Quốc, tàu Nga đã gặp bão và khiến một số hệ thống này rơi xuống biển.
Ngay khi thông tin này được công khai, lực lượng tìm kiếm của cả Mỹ và Anh đã khẩn trương vào cuộc xác định vị trí chiếc tàu Nga gặp bão và tìm cách trục vớt những hệ thống S-400 được cho là bị rơi xuống biển.
Hệ thống S-400.
Căn cứ vào thông tin có được từ hải trình tàu vận tải Nga lên đường đến Trung Quốc, lực lượng tìm kiếm của Mỹ cho rằng, rất có thể Biển Baltic, Biển Bắc và Eo biển Anh là địa điểm tàu Nga gặp bão bởi đây là những vùng biển dữ với thời tiết khắc nghiệt.
Trong năm 2009, một tàu chuyên chở của Nga đã thiệt hại 1.500 tấn gỗ khi đi qua eo biển Anh. Chính vì vậy, lực lượng này sẽ tập trung tìm kiếm chính ở khu vực này.
Tuy nhiên, Mỹ và Anh thừa nhận, để xác định chính xác vị trí những hệ thống S-400 đang nằm dưới đáy biển là công việc rất khó khăn và có thể không mang lại kết quả như mong muốn.
Video đang HOT
Trước khi tờ Sina Military đăng tải thông tin bất ngờ này, phát biểu bên lề Triển lãm IDEX 2019 ở UAE, Tổng giám đốc Tập đoàn Rostec Sergei Chemezov tiết lộ thông tin rằng một trong những chuyến tàu chở theo hệ thống S-400 với đạn tên lửa 40N6 cho khách hàng Trung Quốc đã gặp nạn trên biển.
“Hợp đồng được ký kết từ lâu. Lô hàng lẽ ra đã được chuyển tới nơi, đáng tiếc con tàu vận chuyển tên lửa bị bão tấn công. Chúng tôi buộc phải loại bỏ tất cả các tên lửa này để thay thế bằng lô mới”.
Theo nguồn tin này, 3 con tàu vận chuyển các trung đoàn S-400 rời cảng Ust Luga ở khu vực Leningrad vào cuối tháng 12/2017, tiến về Trung Quốc để thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không này cho Bắc Kinh.
Nhưng rất không may, trên hải trình đến Trung Quốc, một con tàu đã bị bão tấn công và buộc phải quay trở lại cảng. Nhưng những thiết bị mà con tàu mang theo cũng bị hư hại nặng buộc phải phá hủy.
Trái với thông tin được Nga công bố, chuyên gia Joseph Trevithick trên tờ The Drive lại cho rằng, thực tế những hệ thống này không phải do Nga phá hủy mà chúng đã rơi xuống biển khi gặp bão. Đây chính là nguyên nhân khiến lực lượng Mỹ và Anh đang nỗ lực tìm kiếm.
Điều đặc biệt trong vụ việc này là những tên lửa 40N6 mới được Nga vào biên chế trong tháng 10/2018 nhưng trên con tàu chở S-400 và đạn 40N6 gặp bão lại xảy ra từ hồi cuối năm 2017.
40N6 là một trong ba loại tên lửa được chế tạo dành cho hệ thống S-400, hai loại còn lại là 48N6 và 9M96. Theo nhà sản xuất Almaz-Antey, đây cũng là tên lửa đánh chặn có tầm bắn xa nhất trong 3 loại, có khả năng tấn công mục tiêu cách xa hơn 400km.
Căn cứ vào những thông tin này cho thấy, Nga đã âm thầm xuất khẩu cho Trung Quốc đạn tên lửa đánh chặn mạnh nhất của S-400 là 40N6 – thông tin từ trước đến nay đã không được Nga tiết lộ.
Tuấn Vũ
Theo Datviet
Nga nâng cấp gì cho Pantsir-S1 của UAE?
Theo Defence-blog, UAE vừa bạo chi khi đồng thời ký hợp đồng mua mới và nâng cấp hệ thống phòng không Pantsir-S1 với Nga.
Nguồn tin quân sự Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hôm 17/2 xác nhận, Bộ Quốc phòng nước này đã ký bản hợp đồng trị giá 12 triệu USD với Nga để nâng cấp toàn bộ hệ thống Pantsir-S1 đang có trong trang bị.
Cùng với đó, UAE cũng đã ký một hợp đồng mua mới hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 với số tiền lên tới gần 5 tỷ USD. Tất cả những hợp đòng này đều được 2 bên ký kết khi tham dự Triển lãm IDEX 2019 đang được tổ chức tại Abu Dhabi.
Hệ thống Pantsir-S1 của UAE.
Dù UAE không tiết lộ yêu cầu Nga nâng cấp những gì cho Pantsir-S1 nhưng theo nguồn tin Defence-blog có được cho biết, rất có thể gói nâng cấp sẽ tập trung vào radar và hệ thống điều khiển hỏa lực bởi những hệ thống này đã bộc lộ nhược điểm khá rõ khi tác chiến tại Syria.
Đặc biệt, hiệu suất tác chiến của Pantsir-S1 do Tula sản xuất chỉ đạt 19%, trong khi con số này ở Tor-M2U của Izhevsk lại đạt tới 80%.
Trong một số tình huống, Pantsir-S1 triển khai ở Syria còn không nhìn thấy các mục tiêu bay chậm ở độ cao thấp như UAV, radar của nó thậm chí còn nhầm lẫn chim biển cỡ lớn với máy bay, gây rối loạn cho kíp điều khiển.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên đầu tiên nằm ở mục đích thiết kế của Pantsir-S1, khi nó ra đời với vai trò như một vũ khí phòng thủ tầm cực gần (CIWS) nhưng lại triển khai trên bộ chứ không phải thuộc về phòng không trên hạm.
Pantsir-S1 được tối ưu hóa cho việc đánh chặn những mục tiêu bay hướng thẳng vào nó và tên lửa 57E6 phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng cho trường hợp trên. Sau nâng cấp, hệ thống Pantsir-S1 được tối ưu hóa để chống lại các loại máy bay không người lái, đạn phản lực...
Cùng với nâng cấp Pantsir-S1 cho khách hàng UAE, Nga cũng bắt tay vào chương trình nâng cấp những hệ thống phòng không loại này trong quân đội nước này. Interfax dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay, hệ hống Pantsir-S1 sẽ được trang bị thế hệ đạn tên lửa siêu vượt âm mới với tầm bắn tới 60 km, gấp ba lần hiện tại.
Loại tên lửa này có tốc độ gần Mach 5, tương đương 6.200km/h, nghĩa là nhanh hơn 50% loại tên lửa 57E6 đang biên chế cho các tổ hợp Pantsir-S1 hiện nay.
Ngoài khả năng bay nhanh và tăng tầm, quả đạn cũng có khả năng cơ động phức tạp, đối phó được nhiều loại mồi bẫy và phương tiện tác chiến điện tử của đối phương.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, sau khi hoàn thành trang bị loại đạn tên lửa mới, trên thế giới không có loại tổ hợp vũ khí nào có chức năng tương đương Pantsir-S1 của Nga.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Đâu là điểm "chí mạng" cho tham vọng hạm đội 6 tàu sân bay của Trung Quốc? Trung Quốc muốn bắt kịp Mỹ với các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng họ vẫn còn thiếu một điều chủ chốt... Tờ South China Morning Post đưa tin, bốn trong số ít nhất 6 tàu sân bay mà Trung Quốc dự kiến hạ thủy vào năm 2035 - sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là một...