Mỹ, Anh cực lực lên án vụ hành quyết Peter Kassig
Đây là công dân Mỹ thứ ba bị lực lượng cực đoan này sát hại sau hai nhà báo Foley và Steven Sotloff.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (17/11) khẳng định, Mỹ sẽ “không thể bị hăm dọa” bởi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng sau vụ chặt đầu con tin người Mỹ Peter Kassig.
Anh Kassig khi đang giao hàng viện trợ nhân đạo cho người dân tại thung lũng Bekaa ở Lebanon năm 2013 (Ảnh AP) Trước đó, ngày 16/11, IS đã công bố đoạn băng ghi lại cảnh hành quyết nhân viên viện trợ nhân đạo Peter Kassig, 26 tuổi. Đây là công dân Mỹ thứ ba bị lực lượng cực đoan này sát hại sau hai nhà báo Foley và Steven Sotloff. IS còn cảnh báo rằng sẽ tiếp tục sát hại thêm các công dân Mỹ khác.
Phát biểu tại một diễn đàn chính sách đối ngoại ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên án hành động sát hại dã man của IS đối với con tin Peter Kassig, coi cái chết của nhân viên viện trợ nhân đạo này là minh chứng cho “tội ác” dã man của IS đáng phải lên án.
“Các thủ lĩnh của IS đặt ra giả thuyết rằng, thế giới quá sợ hãi để chống lại chúng. Hãy để tất cả chúng ta đều rõ rằng, chúng ta không bị hăm dọa. Các bạn không phải sợ hãi. Bạn bè và các đối tác của chúng ta cũng không thể bị hăm dọa. Và IS đã sai.”, ông Kerry nói.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron cũng cực lực lên án hành động sát hại nhân viên viện trợ nhân đạo Kassig, khẳng định các phần tử khủng bố IS sẽ bị đánh bại và sẽ sớm phải đối diện với công lý./.
Phương Anh Theo Reuters
Video đang HOT
Theo_VOV
Cuộc sống của con tin trong nhà tù phiến quân Hồi giáo
Các con tin từng và sắp bị phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu bị giam chung trong một căn phòng tối tăm, đi vệ sinh vào xô, không đủ ăn và thường xuyên bị đánh đập dù nhiều người trong số họ đã cải sang đạo Hồi.
Alan Henning, con tin phương Tây thứ tư bị IS hành quyết. Ảnh: Reuters
Nicolas Henin, 39 tuổi, một nhà báo tự do người Pháp, từng có 4 tháng bị giam chung phòng với nhân viên cứu trợ người Mỹ Peter Kassig và nhà báo Anh John Cantlie. Kassig là con tin bị IS đe dọa xử tử tiếp theo còn Cantlieđang trở thành tuyên truyền viên bất đắc dĩ cho nhóm khủng bố qua các video.
Theo Telegraph, Henin cũng từng ngồi chung nhà tù với hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff, cũng như hai nhân viên cứu trợ người Anh David Haines và Alan Henning. 4 con tin phương Tây này đều đã bị IS chặt đầu.
Henin được trả tự do vào hồi tháng 4, theo một thỏa thuận do chính phủ Pháp đảm bảo. Vài ngày sau khi Peter xuất hiện trong video của IS, Henin lên tiếng tiết lộ về những tháng ngày làm con tin trong tay các phiến quân.
Anh cho hay các con tin trên đều bị giam chung trong một căn buồng tối tăm, không có ánh sáng mặt trời. Nơi đi vệ sinh của họ là một cái xô ở góc phòng và họ sống sót qua ngày bằng những bữa ăn tủn mủn.
"Đã thành thói quen rồi, chúng tôi hầu hết đều chờ đợi thức ăn vì không bao giờ được nhận đủ", Henin kể. "Peter chia rất nhiều thức ăn của cậu ấy cho mọi người nhưng luôn luôn tìm đồ ngọt. Cậu ấy luôn đổi đồ ăn mặn để lấy thêm mứt".
Những ngày tháng trong ngục tù của Henin là sự hòa trộn của cả nỗi chán nản và sợ hãi. Có những ngày các con tin chỉ ngồi không và họ phải nghĩ ra một trò chơi thô sơ dựa trên các mảnh bìa các tông nhỏ để giết thời gian.
Có lúc, các con tin trở thành trò tiêu khiển của các phiến quân gác buồng giam và họ bị chúng đánh đập thường xuyên.
Trong hoàn cảnh đó, một vài con tin, trong đó có Peter, đã tìm thấy niềm an ủi ở Hồi giáo. "Trong nhóm chúng tôi có một vài người đã cải đạo và họ thực hành Hồi giáo theo quy định", Henin nói.
Mạng sống của Peter Kassig đang nằm bên bờ vực dù anh đã cải sang đạo Hồi trong thời gian bị IS giam giữ. Ảnh: christian today
Anh cho hay Peter, 26 tuổi, đã đổi tên thành Abdul Rahman, và là một trong số các tù nhân phương Tây cải sang đạo Hồi sau khi bị IS bắt cóc. Peter sau đó trở thành một người rất mộ đạo, với 5 lần cầu nguyện mỗi ngày và ăn chay hai lần một tuần, bất chấp việc bị bỏ đói.
Đôi khi các con tin này còn cầu nguyện và ăn chay thêm dù không bắt buộc. "Vào dịp lễ Ramadan của Hồi giáo, họ không ăn uống hay làm bất cứ điều gì từ khi mặt trời mọc cho tới tận đêm, giống như một tín đồ Hồi giáo tận tâm".
Peter bị các phiến quân IS bắt giữ vào ngày 1/10 ở tỉnh Deir Ezzor, đông Syria, nơi anh đang vận chuyển hàng cứu trợ nhân đạo. Sau khi rời khỏi quân đội Mỹ, anh từng được đào tạo làm một kỹ thuật viên y tế khẩn cấp và sang Lebanon làm tình nguyện viên.
Hè năm 2013, anh đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và sáng lập ra SERA, một tổ chức phi chính phủ cung cấp viện trợ nhân đạo cho người tị nạn chạy trốn nội chiến Syria.
"Cậu ấy đến Syria có lẽ chỉ vì lý tưởng, vì cậu ấy nghĩ mình có thể giúp đỡ mọi người. Tôi nghĩ cậu ấy chắc đã làm được nhiều việc tốt trước khi bị bắt", Henin nói. "Đó cũng là sự bất công mà chúng ta đã chứng kiến với Alan Henning và những người khác. Tôi nghĩ họ chỉ muốn giúp đỡ người Syria. Họ đến đó với thiện chí".
Henin cũng cho rằng việc cải đạo không giúp ích được gì cho các con tin khi họ vẫn bị các phiến quân sát hại và hầu hết các nạn nhân của IS là người Hồi giáo.
Tài xế taxi, nhân viên cứu trợ người Anh Alan Henning là con tin phương Tây thứ tư và gần nhất bị IS hành quyết. Mục đích của các phiến quân khủng bố qua hành động này là trả đũa và ngăn cản chiến dịch không kích của liên minh phương Tây ở Iraq và Syria.
Anh Ngọc
Theo Dantri
Sinh viên Anh là thành viên "biệt đội tử thần" của IS Nasser Muthana, 20 tuổi, sinh viên y khoa người Anh được cho là một trong những tay súng xuất hiện trong video hành quyết con tin người Mỹ Peter Kassig và các binh sĩ Syria. Cha của Nasser Muthana khẳng định ông tin rằng con trai mình, một sinh viên y khoa người Anh đã xuất hiện trong "biệt đội tử thần" của...