Mỹ, Anh cảnh báo về các hoạt động gián điệp của Trung Quốc
Ngày 6/7, Cục điều tra liên bang Mỹ ( FBI) và Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5) cùng cảnh báo lãnh đạo các doanh nghiệp về việc Trung Quốc tìm cách đách cắp công nghệ của họ nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh.
Phát biểu tại trụ sở của Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5), Giám đốc FBI Christopher Wray và Tổng giám đốc MI5 Ken McCallum kêu gọi giới lãnh đạo doanh nghiệp không nên đánh giá thấp quy mô và sự tinh vi của chiến dịch đánh cắp sở hữu trí tuệ của các công ty công nghệ phương Tây.
Cả hai cùng cáo buộc Trung Quốc sở dụng một mạng lưới các nhân viên tình báo toàn cầu và hệ thống tin tặc do chính phủ nước này hậu thuẫn nhằm tiếp cận các công nghệ mà nước này cho là quan trọng. Giám đốc FBI, ông Christopher Wray Rây cho rằng chính phủ Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ, Anh và các đồng minh của hai nước này ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.
Giám đốc FBI Christopher Wray. (Ảnh: CNN)
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Trung tâm Phản gián và An ninh quốc gia Mỹ ngày 6/7 cũng đã cảnh báo lãnh đạo các tiểu bang và địa phương cũng như giới lãnh đạo doanh nghiệp về các nỗ lực đang gia tăng của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng tới quá trình làm chính sách thông qua các biện pháp bí mật và công khai. Các biện pháp mà cơ quan này đề cập tới bao gồm vận động hành lang cho tới sử dụng các nhóm bình phong hoặc đe dọa thu hồi các cơ hội đầu tư và thương mại.
Trong một tuyên bố cùng ngày, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington, ông Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu) đã chỉ trích việc các chính trị gia của Mỹ làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc và coi Trung Quốc là một mối đe dọa với các cáo buộc sai sự thật.
Ông Lưu Bằng Vũ nhấn mạnh, Trung Quốc là nước bảo vệ an ninh mạng và bản thân cũng là nạn nhân của các cuộc tấn công mạng và nước này không bao giờ tha thứ cho các hành động đó. Ông Lưu Bằng Vũ cũng cáo buộc Mỹ tiến hành giám sát mạng quy mô lớn đồng thời kêu gọi Mỹ có trách nhiệm hơn trên không gian mạng./.
Mỹ viện trợ vaccine nhiều nhất thế giới
Mỹ là nước viện trợ vaccine Covid-19 lớn nhất toàn cầu, cao hơn các nền kinh tế hàng đầu khác như Trung Quốc, Nhật, Anh, theo dữ liệu của UNICEF.
Dữ liệu được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổng hợp cho thấy tính đến 9/9, Mỹ đã tài trợ và phân phối hơn 114 triệu liều vaccine Covid-19 cho khoảng 80 quốc gia đang phát triển trên khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Con số này gấp hơn ba lần mức 34 triệu liều mà Trung Quốc đã quyên góp cho thế giới.
UNICEF là cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ và phát triển trẻ em, đồng thời điều phối cung cấp vaccine Covid-19 cho sáng kiến COVAX nhằm chia sẻ vaccine với các nước thu nhập thấp. Dữ liệu được UNICEF tổng hợp từ các thông tin công khai, có thể không thể hiện toàn bộ mức đóng góp vaccine trên toàn cầu.
Một kỹ thuật viên Dịch vụ Y tế Dự phòng của quân đội Mỹ chuẩn bị liều tiêm vaccine Covid-19 tại Fort Knox, bang Kentucky hôm 9/9. Ảnh: AFP .
Trung Quốc là nhà tài trợ vaccine lớn thứ hai thế giới, trong khi Nhật Bản đứng thứ ba với khoảng 23,3 triệu liều, dữ liệu do UNICEF tổng hợp cho thấy.
Các quốc gia châu Á nằm trong số những nước nhận được nhiều viện trợ vaccine nhất, với Bangladesh, Philippines, Indonesia và Pakistan đều đã nhận được hơn 10 triệu liều.
Hơn 207 triệu liều được tặng qua cơ chế song phương hoặc COVAX, thấp hơn nhiều khuyến nghị của một ủy ban độc lập do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập. Trong báo cáo gần nhất hồi tháng 5, ủy ban khuyến nghị các nước thu nhập cao phân phối lại ít nhất một tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập thấp và trung bình trước ngày 1/9 và một tỷ liều khác vào giữa năm 2022.
Hai nhà dịch tễ học hàng đầu WHO tuần trước lên án nước giàu tích trữ thuốc điều trị và vaccine Covid-19, cho rằng những hành động như vậy khiến đại dịch bị kéo dài.
Một nghiên cứu của công ty phân tích Airfinity cho thấy các nước giàu mua nhiều vaccine hơn mức cần. Airfinity dự đoán Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada và Nhật Bản sẽ thừa hơn 1,2 tỷ liều vào năm 2021 sau khi tiêm cho tất cả người đủ điều kiện và tiêm tăng cường.
WHO đặt mục tiêu giúp mọi quốc gia tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng này, trước khi nâng con số đó lên ít nhất 40% vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022. Nhưng ở khoảng 50 quốc gia trên toàn cầu, chủ yếu là các nước châu Phi, chưa đến 10% dân số đã được tiêm ít nhất một liều.
Dữ liệu cho thấy khu vực châu Phi đã tiêm phòng cho 5,5% dân số, mức thấp nhất trên toàn cầu.
Các chuyên gia, gồm nhà dịch tễ học nổi tiếng Larry Brilliant, nói rằng cần tiêm chủng rộng rãi hơn để hạn chế các biến chủng mới và chấm dứt đại dịch toàn cầu.
Ngoài những lo lắng về y tế, chậm trễ tiêm chủng cho người dân toàn cầu có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại 2,3 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2025, công ty tư vấn Economist Intelligence Unit ước tính. Economist Intelligence Unit cho rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu 2/3 tổn thất đó.
Trung Quốc sơ tán máy bay bị dọa bom Giới chức sân bay Bắc Kinh sơ tán khoảng 30 hành khách trên chuyến bay của Cathay Pacific từ Hong Kong vì mối đe dọa đánh bom. Việc sơ tán diễn ra sau khi chuyến bay số hiệu CX390 hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh trưa 11/9. Hành khách và thành viên tổ bay thoát ra ngoài bằng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Chọn áo sơ mi đầu mùa hè: Màu gì, chất liệu nào đang là xu hướng?
Thời trang
14:25:07 03/05/2025
Mối quan hệ thân thiết của NSND Tạ Minh Tâm và sao nữ 1 lần hát live có 20 triệu view
Sao việt
14:23:54 03/05/2025
Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Tin nổi bật
14:19:35 03/05/2025
Khởi tố nhóm "yêng hùng" mang đao kiếm đại náo trên Quốc lộ 6
Pháp luật
14:17:49 03/05/2025
Nữ ca sĩ vừa tắm vừa live kiếm 80 triệu, bị mắng vẫn chưa biết sai, CĐM lắc đầu
Sao châu á
14:13:02 03/05/2025
Gặp nhóm sinh viên giúp đỡ cựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ ngày 30-4
Netizen
14:07:35 03/05/2025
"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười
Lạ vui
14:04:40 03/05/2025
One UI 8 giúp bổ sung 12 GB RAM ảo
Thế giới số
14:03:30 03/05/2025
Haval H6 2023: Giá hơn 1 tỷ, đầy ắp công nghệ thông minh
Ôtô
13:54:51 03/05/2025
Diễn viên 'Lưỡi dao' sau 30 năm: Người lấy chồng Việt kiều Đức, người làm sếp to
Hậu trường phim
13:53:30 03/05/2025