Mỹ ẩn ý ủng hộ Ukraine gia nhập NATO, hối thúc hỗ trợ quân sự
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay “cánh cửa gia nhập NATO sẽ vẫn mở” đối với các thành viên mới, trong khi hối thúc liên minh hỗ trợ tăng cường quân đội của Ukraine.
Tổng thống Obama phát biểu tại Tallinn, Estonia ngày 3/9.
Phát biểu tại thủ đô Tallinn trong chuyến công du Estonia ngày 3/9, ông Obama không đích danh nhắc tới Ukraine khi nói về việc mở rộng tư cách thành viên NATO đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, dường như ai cũng hiểu thông điệp của nhà lãnh đạo Mỹ, khi ông cáo buộc Nga “tấn công trực diện” vào Ukraine.
“Chúng ta phải tái xác nhận nguyên tắc vốn luôn dẫn đường NATO là: đối với tất cả quốc gia đáp ứng yêu cầu của chúng ta và có thể có những đóng góp đáng kể đối với an ninh của liên minh, cánh cửa thành viên NATO sẽ vẫn mở”, ông Obama nói, sau khi có cuộc gặp với lãnh đạo Estonia, Latvia và Lithuania.
Những bình luận của Tổng thống Mỹ diễn ra sau khi Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cho hay ông muốn đất nước ông tham gia NATO.
“Liên quan tới NATO, tôi xem quyết định đúng đắn nhất là chấp nhận Ukraine là thành viên của NATO”, ông Yatsenyuk nói.
Theo hiệp ước NATO, một cuộc tấn công nhằm vào bất kỳ một quốc gia thành viên đơn lẻ nào cũng sẽ được xem là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên của khối.
Trong một bình luận khác nhiều khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng với Nga, Tổng thống Mỹ cho hay NATO cần giúp Ukraine, cũng như tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, sự hỗ trợ nhiều nhất có thể.
“NATO phải thực hiện các cam kết cụ thể nhằm trợ giúp Ukraine hiện đại hóa và tăng cường các lực lượng an ninh. Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để trợ giúp các đối tác khác của NATO, trong đó có Gruzia và Moldova, đồng thời thúc đẩy phòng thủ của các nước này”, ông Obama nói.
Video đang HOT
Hôm 1/9, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho hay ông hi vọng Ukraine sẽ kết thúc tư cách không phải liên minh sau cuộc bầu cử vào ngày 26/10 tới, mở đường cho việc tự do tham gia NATO.
“Tư cách thành viên NATO đầy đủ cho Ukraine giống hành động điên rồ”
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều tin rằng mong muốn của Ukraine nhằm gia nhập NATO là một ý tưởng hay.
Chuyên gia địa chính trị William Engdahl nói với hãng tin Russia Today rằng có sự khác biệt về lợi ích giữa Tổng thống Petro Poroshenko – người có các lợi ích kinh tế ở đông Ukraine – với Thủ tướng Yatsenyuk – vốn có các mối liên hệ chặt chẽ với Washington và những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Ukraine.
Theo quan điểm của chuyên gia Engdahl, việc Thủ tướng Yatsenyuk nói về tư cách thành viên NATO đầy đủ cho Ukraine “giống một hành động điên rồ”.
Các quan điểm của ông Engdahl tương đồng với nhận định của Thủ tướng Cộng hòa Czech Bohuslav Sobotka.
“Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên của EU, chưa sẵn sàng trở thành thành viên của NATO… Cả hai tổ chức này nên đưa ra những hi vọng thực tế cho Ukraine”, ông Sobotka phát biểu với truyền thông Czech hồi cuối tuần qua.
Đức viện trợ không sát thương cho Ukraine
Trong một diễn biến khác, Đức cho biết sẽ chuyển viện trợ y tế và thiết bị bảo hộ cho quân đội Ukraine, theo một phát ngôn viên chính phủ Đức.
Quan chức trên cho hay, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ “đích thân giám sát” việc vận chuyển 20.000 áo chống đạn, các bệnh viện di động và đồ viện trợ y tế cho Ukraine, hãng tin DPA đưa tin.
Tuy nhiên, Đức đã loại trừ việc hỗ trợ bất kỳ thiết bị quân sự nào cho Ukraine. Thủ tướng Merkel tuyên bố sẽ không có giải pháp quân sự nào cho cuộc khủng hoảng.
An Bình
Theo Dantri/RT, AFP
Obama tới châu Âu bàn tình hình Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 3/9 đã tới Estonia, để tham dự các cuộc hội đàm về Nga và cuộc khủng hoảng tại Ukraine với lãnh đạo các quốc gia vùng Baltic, trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn biến ngày một khó lường.
Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet (trái) đón ông Obama tại sân bay
Ông Obama dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm với Tổng thống các nước Estonia, Latvia và Lít-va tại thủ đô Tallinn của Estonia.
Các phóng viên cho biết 3 quốc gia trên, vốn gia nhập NATO năm 2004, đang cảm thấy lo ngại trước sự can thiệp của Nga vào Ukraine.
Sau cuộc họp này, ông Obama sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, và có khả năng sẽ ủng hộ kế hoạch hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh của tổ chức này, với mục tiêu có thể triển khai trong vòng 48 giờ.
Mới đây NATO đã công bố kế hoạch thành lập lực lượng trên nhằm bảo vệ các quốc gia thành viên Đông Âu chống lại nguy cơ xâm chiếm từ Nga.
Đáp lại, Nga tuyên bố sẽ thay đổi học thuyết quân sự của mình để tương ứng với việc "cơ sở hạ tầng của NATO đang áp sát hơn biên giới Nga"
"Không hề ổn"
Lực lượng phản ứng nhanh và các biện pháp an ninh khác sẽ được thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra trong 2 ngày tại Wales, bắt đầu từ thứ Năm tới.
Nhà Trắng cho biết, ông Obama sẽ nhân chuyến đi tới Estonia, nơi có khoảng 25% là người gốc Nga, để khẳng định rõ ràng rằng "hoàn toàn không ổn khi các nước lớn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng nhỏ hơn".
Các phần tử ly khai thân Nga tại các vùng Donetsk và Luhansk đã giao tranh với lực lượng chính phủ Ukraine từ tháng 4 vừa qua, sau khi tuyên bố tách khỏi Ukraine để trở thành quốc gia độc lập. Đến nay, khoảng 2600 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Trong ngày thứ Ba, Liên Hợp Quốc khẳng định cuộc xung đột đã khiến hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa tại Đông Ukraine.
Nga đến nay vẫn bác bỏ các cáo buộc của Ukraine và phương Tây rằng họ đang điều động binh sỹ và thiết bị quân sự qua biên giới, để hỗ trợ cho các tay súng ly khai.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Iraq mua tiêm kích L-159 Czech chống quân hồi giáo IS Czech sẽ cung cấp 15 máy bay tiêm kích hạng nhẹ đã qua sử dụng L-159 cho Iraq và tặng đạn dược cho người Kurd. Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly cho biết, Bộ Quốc phòng Czech (MoD) đã chấp thuận bán 15 máy bay tiêm kích hạng nhẹ và huấn luyện chiến đấu L-159 ALCA cho Iraq. MoD đã đạt được...