Mỹ – Ấn sẽ liên minh cản đường Trung Quốc ?
‘Trong tiếng Phạn có câu: Chỉ những con dê mới phải hy sinh trong một lễ hiến tế, chứ không phải sư tử’, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói về cuộc cạnh tranh với Trung Quốc trên India Times ngày 23.3.
Truyền thông Ấn Độ đã dùng từ “Bromance” (Kết hợp chữ brothers – anh em, và chữ romance – lãng mạn) để nói về cái ôm nhau giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Nerendra Modi trong lần thứ hai ông Obama đến New Delhi hồi cuối tháng 1 năm nay. Hãng tin CNN cho rằng quan hệ Mỹ – Ấn đã tiến thêm một bước mới, cực kỳ quan trọng và sẽ có tác động chính trị rõ ràng đến “điểm nóng” của thế giới hiện nay: Trung Quốc.
Toan tính của Ấn Độ
Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn xung quanh các tranh chấp biên giới và vấn đề Pakistan. Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng quốc tế, thể hiện qua dự án Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) cũng như Con đường tơ lụa gần đây khiến Ấn Độ có lý do để đối địch.
Đó là ý kiến của tờ India Times trong bài báo đăng ngày 23.3, khẳng định New Delhi đang sẵn sàng dùng chiến lược “Con đường vải cotton” để đối phó với Con đường tơ lụa.
Ấn Độ và Trung Quốc còn tồn tại nhiều mâu thuẫn – Ảnh: AFP
Hôm 20.3, Ấn Độ tham gia hội nghị quốc tế kéo dài 3 ngày mang tên Ấn Độ và Ấn Độ Dương: Đổi mới giao dịch hằng hải và các mối liên kết văn minh, với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ kinh tế và cải thiện chính sách ngoại giao trong các nước thuộc Ấn Độ Dương.
Ấn Độ Dương cũng là khu vực Trung Quốc chú trọng trong Con đường tơ lụa trên biển và trên đất liền. Ấn Độ thông qua đó muốn giành lại sức ảnh hưởng tại đây.
“Sức mạnh của chúng tôi nằm trong niềm tin, không sử dụng bạo lực, nhưng nó cũng có thể chứng tỏ bằng sức mạnh”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar nói trên India Times.
Video đang HOT
“Trong tiếng Phạn có câu: Chỉ những con dê mới phải hy sinh trong một lễ hiến tế, chứ không phải sư tử”, ông Manohar Parrikar nhấn mạnh.
Tương tác cùng Mỹ?
Trong khi Ấn Độ bày tỏ quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc, người Mỹ cũng xem như nhìn thấy đồng minh trong vấn đề này. Washington đã phớt lờ dự án AIIB của Trung Quốc, trong lúc vẫn đang đẩy mạnh Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) như một đối trọng với Bắc Kinh tại châu Á.
Ngày 21.3, tạp chí kinh tế Mỹ Fortune có bài viết lý giải làm thế nào Mỹ và Ấn có thể kết hợp để hình thành sức mạnh kinh tế – quân sự nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo đó, đầu tiên Mỹ – Ấn lúc này đang dần xích về phía nhau hơn trên bình diện kinh tế. Fortune dẫn số liệu cho thấy thương mại song phương đã đạt gần 100 tỉ USD, tăng gấp 5 lần kể từ 2001.
Ông Obama (trái) và ông Modi sẽ có cú “bắt tay” ngăn chặn sức ảnh hưởng của Trung Quốc ? – Ảnh: Reuters
Sự tương tác này dẫn theo mối liên hệ chặt chẽ về quân sự. Mỹ hiện nay đã vượt qua Nga để trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ với 2 tỉ USD mỗi năm. So với mức khoảng 237 triệu USD trong năm 2009, đây là sự gia tăng rất đáng kể.
Tiếp nữa, để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc, nhất thiết Mỹ và Ấn Độ phải thắt chặt quan hệ hơn nữa, theoFortune. Cụ thể bằng cách lôi kéo sự hợp tác của lãnh thổ Đài Loan và các nước châu Á, Mỹ và Ấn Độ có thể tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực này.
Hiện tại Mỹ vẫn chưa thể thuyết phục các đối tác châu Á và ASEAN nói riêng trong các kế hoạch phát triển kinh tế chung, trong khi mối liên hệ giữa Ấn Độ và khu vực này chưa thực sự nổi bật. Đó lại chính là yếu tố then chốt để Mỹ – Ấn có thể bước vào cuộc chơi “hai đánh một” với kinh tế Trung Quốc.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Vì sao EU muốn thành lập liên minh năng lượng?
Việc Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy kế hoạch xây dựng một liên minh năng lượng không những xuất phát từ nhu cầu hợp tác nội khối, mà còn nhằm giải quyết vấn đề về tính cạnh tranh của doanh nghiêp và sự phụ thuộc năng lượng bên ngoài.
EU thúc đẩy việc thành lập liên minh năng lượng của khối (ảnh minh họa) - Ảnh: Reuters
Tại Hội nghị thượng đỉnh châu Âu diễn ra tại Brussels, Bỉ ngày 19.3 vừa qua, các lãnh đạo châu Âu đã thảo luận về những bước đầu tiên nhằm thành lập một liên minh năng lượng của châu Âu. Đây được xem là kế hoạch lớn và quan trọng đối với hầu hết các quốc gia thuộc EU về lĩnh vực năng lượng.
Kế hoạch này không chỉ xuất phát từ nhu cầu hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực năng lượng của các thành viên EU mà còn từ những yếu tố thực tế về nguồn cung, tính cạnh tranh và sự phụ thuộc năng lượng bên ngoài khối.
Các thống kê trên trang web của Ủy ban châu Âu (EC) về tình hình năng lượng của các nước thành viên EU cho thấy EU là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, cụ thể 53% năng lượng của EU là nhập khẩu từ các nước ngoài khối.
Theo tờ Energy Post, 88% lượng dầu thô của EU là nhập khẩu và 1/3 trong số đó là từ Nga. Ngoài ra, có 6 nước thành viên EU phụ thuộc 100% vào khí đốt của Nga, gồm: Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, Bulgaria và Slovakia. Những con số này cho thấy các nước châu Âu phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là Nga.
Ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cũng thừa nhận mỗi năm khối phải chi ra 400 tỉ euro để nhập khẩu năng lượng, tức là mỗi ngày phải bỏ ra hơn 1 tỉ euro. Ông khẳng định: "Liên minh năng lượng là rất cần thiết".
Ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu - Ảnh: Reuters
Sự phụ thuộc năng lượng bên ngoài còn kéo theo vấn đề ổn định và bền vững của nền kinh tế. Như đã phân tích ở trên, nhiều quốc gia EU đang nhập khẩu năng lượng từ Nga, vì vậy mối giao thương này có biến chuyển gì thì không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Nga mà còn tác động đến các nước châu Âu. Năm 2014, một số nước như Bulgaria hay Slovakia đều lên tiếng khẳng định quốc gia mình đã phải chịu ảnh hưởng khi mối quan hệ Nga - EU xấu đi.
Bên cạnh mục tiêu sớm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên ngoài, một yếu tố khác cũng được bàn đến là tính cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu, rộng hơn là nền kinh tế khu vực này.
Tại hội nghị thượng đỉnh hôm 19.3, ông Jean-Claude Juncker khẳng định ông muốn cải cách và tổ chức lại chính sách năng lượng của châu Âu trong liên minh năng lượng mới của khối. Ông đưa ra các số liệu về giá bán điện dùng cho hộ gia đình và dùng cho sản xuất, trong đó giá bán trung bình ở EU cao hơn so với nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, theo bản trình chiếu được đăng tải trên trang web chính thức của EC (ec.europa.eu).
Những điều đó ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ở châu Âu. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay khi mà một doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí năng lượng phục vụ sản xuất càng lớn thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó sẽ tỷ lệ nghịch. Điều này cũng đã được nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra phân tích, theo Voxeu.org.
Để thúc đẩy và hiện thực hóa kế hoạch quan trọng này, EU phải tính toán rất kỹ từ xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường khung pháp lý đến việc giải quyết các vấn đề đối tác năng lượng bên ngoài... Đây được coi là dự án về năng lượng lớn và tham vọng nhất kể từ sau kế hoạch thành lập Cộng đồng than thép châu Âu năm 1950.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
IS lập liên minh khủng bố, mở rộng sang Tây Phi Nhà nước Hồi giáo hôm qua tuyên bố chấp nhận lời thề trung thành mà tổ chức khủng bố vùng Tây Phi Boko Haram đưa ra trước đó. Các tay súng Nhà nước Hồi giáo diễu hành trên đường phố Raqqa, Syria, trung tâm đầu não của tổ chức. Ảnh: Reuters Theo AP, trong một đoạn băng ghi âm do ban truyền thông...