Mỹ – Ấn Độ tiến tới ký thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự
Ấn Độ và Mỹ đã “nhất trí về mặt nguyên tắc” trong việc ký kết thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 12.4 cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (thứ hai từ trái sang) thăm tàu sân bay INS Vikramaditya tại căn cứ hải quân Karwar ở Goa, Ấn Độ ngày 11.4.2016 – Ảnh: AFP
Washington lâu nay kêu gọi New Delhi ký kết Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần (LSA) cho phép quân đội hai nước có thể sử dụng căn cứ không quân, hải quân và bộ binh của nhau để thực hiện tiếp tế, sửa chữa và nghỉ ngơi, theo Reuters. Tuy nhiên sau 12 năm đàm phán, hai bên vẫn chưa thể ký kết LSA.
“Chúng tôi đã nhất trí về mặt nguyên tắc rằng tất cả các vấn đề đã được giải quyết. Hiện chúng tôi cần hoàn tất dự thảo thỏa thuận”, ông Carter nói sau buổi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar ngày 12.4 ở New Delhi.
Video đang HOT
Ông Carter cho biết thêm Mỹ và Ấn Độ cũng sẽ sớm đạt được thỏa thuận về trao đổi thông tin hàng hải thương mại.
New Delhi nhiều năm chần chừ không muốn ký LSA vì lo ngại thỏa thuận này sẽ ràng buộc Ấn Độ vào cam kết hỗ trợ Mỹ nếu có xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã thể hiện mong muốn sẽ đạt được LSA với quân đội Mỹ, giữa lúc Ấn Độ đối mặt với tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Bắc Kinh trong những năm gần đây nỗ lực đẩy mạnh bành trướng quân sự sang Ấn Độ Dương; và còn định xây căn cứ quân sự trên các đảo quốc trong khu vực vốn được xem là sân sau của Ấn Độ, theo Reuters.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tàu sân bay Ấn Độ
Bộ trưởng Ashton Carter hôm qua thăm một trong hai tàu sân bay của Ấn Độ, còn người đồng cấp Ấn Độ đáp trực thăng lên tàu chỉ huy đổ bộ Mỹ.
Bộ trưởng Carter (trái) đi cùng người đồng cấp Ấn Độ Parrikar trên tàu sân bay INS Vikramaditya. Ảnh: Flickr
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter hôm qua thăm căn cứ hải quân Karwar ở bang Karnataka. Ông Carter dành buổi sáng với ông Parrikar trên tàu sân bay INS Vikramaditya do Nga chế tạo, hiện ở căn cứ hải quân.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước đang làm việc về các điều khoản chia sẻ công nghệ, giúp Ấn Độ có thêm tàu sân bay thứ ba, một hàng không mẫu hạm do Ấn Độ và Mỹ cũng phát triển.
Ấn Độ hiện có hai tàu sân bay. Tháng 6 năm ngoái, nước này hạ thủy INS Vikrant, tàu sân bay tự đóng đầu tiên. Năm 2013, nước này mua và cải tạo lại tàu INS Vikramaditya, tàu sân bay của Nga có tên Đô đốc Gorshkov.
Bộ trưởng Ấn Độ hôm qua cũng đáp trực thăng lên tàu USS Blue Ridge, tàu chỉ huy đổ bộ của Hạm đội 7, hiện cập cảng tại bang Goa.
Ấn Độ đang có kế hoạch tăng đội tàu từ 130 lên 166, trong đó có việc thêm tàu sân bay thứ ba. Điều này sẽ giúp Ấn Độ trở thành "chủ thể then chốt đảm bảo an ninh khu vực", ông Carter nói trên tàu Blue Ridge, sau khi tiếp đón ông Parrikar. "Điều này rất tương thích với chính sách của chúng tôi".
Ấn Độ muốn có khả năng phản ứng trước "bất cứ bất ổn chính trị, ngoại giao hay cực đoan nào trên thế giới", Stars and Stripes dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ nói trong một buổi họp mặt báo chí với các phóng viên đi cùng bộ trưởng Quốc phòng. Quan chức này cho hay năm ngoái, khi Trung Quốc quân sự hóa chuỗi đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, Ấn Độ đã phản ứng bằng cách triển khai tàu tới Biển Đông 6 lần.
Ông Carter đang trong chuyến thăm Ấn Độ kéo dài ba ngày. Sau đó, ông sẽ tới Philippines, nơi ông dự kiến thăm các cơ sở Mỹ định triển khai quân, trong đó có một căn cứ ở rìa Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ủng hộ Ấn Độ phát triển hải quân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố ủng hộ chính sách phát triển hải quân của Ấn Độ, nói đó sẽ là điểm quan trọng giúp bảo vệ an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ - Ảnh: AFP Ấn Độ có kế hoạch tăng cường số tàu chiến từ 130 lên 166 tàu,...