Mỹ – Ấn Độ tiến dần tới thỏa thuận hậu cần quân sự
Nguồn tin quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ nhằm hỗ trợ xây dựng tàu sân bay lớn nhất cho Ấn Độ.
Ấn Độ và Mỹ đang tiến dần tới một thỏa thuận chia sẻ thông tin về hậu cần quân sự sau 12 năm đàm phán giữa hai nước. Đây là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang được tăng cường.
Một tàu chiến của Hải quân Ấn Độ. (Ảnh minh họa: wired)
Nguồn tin quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ nhằm hỗ trợ xây dựng tàu sân bay lớn nhất cho Ấn Độ. Đây được xem là một động thái nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân Ấn Độ và cũng là sự hợp tác quân sự lớn nhất giữa hai nước tính đến thời điểm hiện nay.
Thỏa thuận cũng sẽ cho phép quân đội hai nước sử dụng vùng đất, vùng trời và các căn cứ hải quân của nhau để thực hiện các hoạt động cung cấp, sửa chữa hậu cần quân sự và các hoạt động quân sự có liên quan.
Sau nhiều năm chần chừ do lo ngại về việc một thỏa thuận hậu cần giữa Mỹ và Ấn Độ có thể buộc Ấn Độ phải có một cam kết mang tính ràng buộc về việc ủng hộ các chiến dịch quân sự của Mỹ thì đến nay, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã quyết định bật đèn xanh cho thỏa thuận này giữa Mỹ và Ấn Độ.
Còn theo nguồn tin quan chức Ấn Độ, trở ngại chính trong việc ký thỏa thuận đã được loại bỏ sau khi Mỹ đảm bảo với Ấn Độ rằng, Ấn Độ sẽ không buộc phải ủng hộ Mỹ nếu Mỹ tiến hành các chiến dịch quân sự hoặc thực hiện một hành động đơn phương nào mà Ấn Độ không ủng hộ.
Video đang HOT
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, thỏa thuận hậu cần quân sự trên có thể được ký nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới Ấn Độ vào tháng 4 tới./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Ngừng bắn tại Syria: Mỹ nhắc nhở chung chung
Mỹ yêu cầu các bên tôn trọng lệnh ngừng bắn nhưng không nhắc tới các vụ gây rối của đồng minh, liên tục nhắc tới kế hoạch B.
Ngày 28/2, giới chức Mỹ tuyên bố các bên tham gia ngừng bắn ở Syria cần trao cơ hội cho hòa bình, sau khi có báo cáo về các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn trong ngày thứ hai kể từ khi có hiệu lực.
"Việc đình trệ là không thể tránh khỏi. Kể cả trong hoàn cảnh thuận lợi nhất, chúng tôi cũng không kỳ vọng bạo lực sẽ chấm dứt ngay lập tức. Trên thực tế, chúng tôi chắc chắn rằng sẽ tiếp tục có chiến sự, một phần do các nhóm như Nhà nước Hồi giáo (IS) và Mặt trận Al-Nusra", một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói.
Cột khói bốc lên từ một khu dân cư ở thành phố Tel Abyad, Syria trong thời gian thực thi lệnh ngừng bắn, ngày 27/2. Ảnh: Sputnik
Trong khi đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Chúng tôi đang theo dõi chặt các báo cáo vi phạm lệnh ngừng các hành động thù nghịch. Chúng tôi sẽ xem xét các cáo buộc một cách nghiêm túc và hối thúc tất cả các bên tiếp tục thực hiện kiềm chế."
Thỏa thuận ngừng bắn tại Syria đối với các nhóm đối lập nhưng không áp dụng tại các vùng lãnh thổ do các nhóm thánh chiến như IS và Mặt trận Al-Nusra có liên hệ với Al-Qaeda kiểm soát được chính thức thực hiện từ nửa đêm ngày 27/2 (giờ địa phương).
Sau 1 ngày thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, Saudi Arabia cáo buộc chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đồng minh Nga vi phạm lệnh ngừng bắn. Nhóm đối lập chính ở Syria tuyên bố đã ghi nhận 15 vụ vi phạm lệnh ngừng bắn của quân chính phủ và lực lượng liên quân, theo thông tin từ Saudi Arabia.
Dù Mỹ ca ngợi sự kết hợp thành công với Nga trong việc cùng bắt tay ký kết vào lệnh ngừng bắn ở Syria và tỏ ra tôn trọng thỏa thuận này nhưng đồng thời cũng nhắc tới các thông tin cáo buộc Nga và quân đội chính phủ Syria vi phạm các lệnh ngừng bắn và yêu cầu các bên kiềm chế. Thực chất những vụ vi phạm được Nga cáo buộc lại không được Mỹ nhắc tới.
Cụ thể, Bộ Quốc phòng Nga có thông tin cho thấy lệnh ngừng bắn đã bị vi phạm 9 lần trong vòng 24 giờ qua, trong đó có sự vi phạm của Thổ Nhĩ Kỳ, các nhóm nổi dậy ôn hòa và các tổ chức khủng bố.
Đặc biệt là thông tin việc Thành phố Tal Abyad, phía bắc Syria, bị nã pháo từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ đã được một số kênh xác nhận.
"Đêm 27/2 tiếp nhận thông tin về một vụ tấn công nhằm vào Thành phố Tal Abyad từ phía Thổ Nhĩ Kỳ", Sputnik dẫn lời Trung tướng Sergei Kuralenko, lãnh đạo Trung tâm hòa giải các bên tham chiến ở Syria của Nga, cho hay.
Theo ông, cuộc tấn công do một số nhóm vũ trang thực hiện và có sự yểm trợ bằng pháo hạng nặng. Các tay súng này sau đó bị dân quân người Kurd đẩy lùi.
"Thông tin trên được kiểm tra và xác nhận qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có cả đại diện của Lực lượng Dân chủ Syria", Kuralenko nói thêm.
Trong khi đó, Mỹ liên tục nhắc tới phương án B ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn chỉ được ký kết và còn đang chờ đợi thực thi.
Hôm 24/2, nguồn tin từ một sỹ quan thuộc Bộ Chỉ huy tác chiến tại tỉnh Anbar của Iraq cho hay Mỹ đã quyết định xây dựng các căn cứ quân sự mới tại đây.2 căn cứ quân sự mới sẽ được thiết lập tại khu vực Hamarah thuộc phía Đông Bắc thành phố Fallujah và các khu vực giáp với biên giới Iraq-Syria.
Động thái này từ phía Mỹ cho thấy việc nước này đang tăng cường các phương án dự phòng trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn Syria mới được ký kết với Nga hôm 22/2.
Mỹ liên tục nhắc đến phương án B ngay khi thỏa thuận ngừng bắn chưa thực thi. Ảnh: Business Insider
Ngoài ra, nó cũng phần nào thể hiện quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong việc chia cắt lãnh thổ Syria trong tương lai.
Dù phương án B của Mỹ được thực hiện thế nào, việc chia cắt lãnh thổ Syria sẽ là điều mà Mỹ hướng tới dù thỏa thuận ngừng bắn còn chưa được thực thi cũng phần nào thể hiện rõ hơn quan điểm của Mỹ trong việc cố gắng chiếm ưu thế ở quốc gia Trung Đông này.
Đông Phong(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nhật sẽ chuyển giao trang bị, khí tài chiến đấu cho Philippines Sớm nhất vào ngày 29-2-2016, Nhật Bản sẽ ký thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự với Philippines, cho phép nước này chuyển giao cho Manila trang bị, khí tài chiến đấu. Máy bay trinh sát chống ngầm của Nhật Bản Tháng 6 năm 2015, trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippine Benigno Aquino...