Mỹ, Ấn Độ thảo luận tác chiến chống ngầm để “cảnh giác” Trung Quốc
Ấn Độ và Mỹ đang đàm phán cùng hợp tác theo dõi các tàu ngầm ở Ấn Độ Dương.
Động thái này có thể giúp thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động vũ trang dưới đáy biển.
Mỹ và Ấn Độ đều lo ngại Trung Quốc
Cả Mỹ và Ấn Độ đều lo ngại về tham vọng của hải quân Trung Quốc. Trung Quốc đang thể hiện rõ lập trường ngày càng quyết đoán ở biển Đông và thách thức Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.
Ấn Độ đã dần ngả sang phía Mỹ, đồng ý chia sẻ căn cứ quân sự với Mỹ vào tháng trước để có được công nghệ vũ khí, giúp thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.
Lực lượng hải quân hai bên sẽ hội đàm về tác chiến chống ngầm (ASW). Đây là một lĩnh vực công nghệ quân sự nhạy cảm với chiến thuật được tổ chức chặt chẽ, chỉ được các đồng minh chia sẻ với nhau.
“Những cam kết cơ bản này sẽ là nền tảng cho mối quan hệ hải quân lâu dài giữa hai bên. Chúng tôi hy vọng sẽ ngày càng phát triển khả năng tác chiến chống ngầm,” một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Các quan chức hải quân Ấn Độ cho biết đã nhìn thấy tàu ngầm Trung Quốc trung bình 4 lần trong 3 tháng.
Một số tàu ngầm được thấy gần đảo Andamans và Nicobar, gần eo biển Malacca. Có hơn 80% nguồn nhiên liệu của Trung Quốc được vận chuyển qua eo biển này.
Ấn Độ và Mỹ đã tiến hành tập trận hải quân chung, sử dụng phiên bản mới của chiếc máy bay P-8, khiến việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn khi tiến hành hoạt động theo dõi tàu ngầm có độ nhạy cao.
P-8 là vũ khí săn tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ, được trang bị cảm biến có thể theo dõi và xác định các tàu ngầm bằng sóng siêu âm và các phương tiện khác.
Một nguồn tin từ hải quân Ấn Độ cho biết trọng tâm của những lần tập trận chung tiếp theo sẽ là tác chiến chống ngầm diễn ra trong vùng biển phía bắc Philippines vào tháng 6.
Video đang HOT
Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ được cho là đang theo dõi tàu ngầm Trung Quốc ở phía Tây Thái Bình Dương, cũng sẽ tham gia vào cuộc tập trận.
Ấn Độ đang chuẩn bị khởi động tàu ngầm sản xuất nội địa đầu tiên được trang bị tên lửa đầu đạn hạt nhân.
Tàu ngầm của Mỹ cũng đang theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Trung Quốc dự kiến sẽ gửi tàu ngầm tới Ấn Độ Dương với số lượng lớn để rà soát các cuộc tuần tra của Ấn Độ.
Hải quân Ấn Độ kiểm tra tàu tác chiến chống ngầm “Kadmatt” tại hãng GRSE ở Kolkata ngày 26-11-2015 (Ảnh: CHANNEL NEWSASIA)
Collin Koh, một chuyên gia về tàu ngầm ở Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam của Singapore cho biết đã nhìn thấy tàu ngầm và hoạt động giám sát của Mỹ trong khu vực.
“Chúng ta sẽ thấy Ấn Độ Dương dần trở thành một khu vực trọng yếu khi nhiều nước tiếp cận eo biển Malacca và các đảo Nicobar. Do đó mối quan hệ được cải thiện với Mỹ cùng các đối thủ với tàu ngầm lớn trong khu vực là rất quan trọng đối với Ấn Độ “, Koh nói.
Mỹ luôn đứng đầu thế giới trong tác chiến chống ngầm có khả năng sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong lĩnh vực này. Nhưng đồng thời, các chuyên gia cho biết mỗi quốc gia có thể sẽ bành trướng ở Ấn Độ Dương.
David Brewster, một chuyên gia về cạnh tranh chiến lược tại Ấn Độ Dương thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết hợp tác tác chiến chống ngầm cuối cùng có thể bao gồm cả Úc, một đồng minh của Mỹ vừa đặt mua 12 tàu ngầm mới.
“Chúng ta cuối cùng có thể nhìn thấy sự phân chia trách nhiệm ở Ấn Độ Dương giữa ba quốc gia này với tiềm năng chia sẻ cơ sở vật chất.”
Ấn Độ tăng cường củng cố năng lực phòng thủ
Việc New Dehli tăng cường hợp tác với Mỹ, quốc gia đang dẫn đầu trong tác chiến chống ngầm sẽ là nhân tố thúc đẩy khả năng quốc phòng của nước này.
Theo David Brewster, chuyê gia về tranh đua chiến lược tại Ấn Độ Dương, cho biết hợp tác tác chiến chống ngầm sắp tới sẽ bao gồm cả Australia khi nước này vừa đặt hàng thêm 12 chiếc tàu ngầm mới.
P-8 Poseidon, máy bay chống ngầm hiện đại bậc nhất của Mỹ, được trang bị nhiều thiết bị theo dấu tàu ngầm hiện đại.
“Chúng ta chắc chắn sẽ thấy một sự phân chia trách nhiệm tại Ấn Độ Dương giữa ba nước này, với nhiều tiềm năng chia sẻ khí tài.”
Về phía Trung Quốc, nước này hiện đang tìm cách củng cố an ninh tại các tuyến giao thương trọng điểm qua các cảng và cơ sở trong khu vực như Sri Lanka.
Bà Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc đã nhận thấy các nước trong khu vực đang bắt tay hợp tác trong lĩnh vực quân sự.
“Chúng tôi hy vọng mối quan hệ hiện tại giữa các nước ở mức bình thường, và đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực.”- nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
NHI NGÔ – MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
Siêu xe tăng "đáng gờm" của Nga sẵn sàng tác chiến
Một lô xe tăng thực nghiệm Armata T-14 hiện đang được trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi được đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt.
Đây là giai đoạn huấn luyện, thử nghiệm vận hành xe tăng này cho lực lượng tăng thiết giáp. Đó là thông tin vừa được Phó Giám đốc Công ty Chế tạo Máy Uralvagonzavod ông Alexey Zharich tiết lộ với tờ nhật báo Izvestia.
"Các đợt thử nghiệm đối với xe tăng Armata này đang được tiến hành đúng kế hoạch, chưa có vấn đề trục trặc gì xảy ra", ông Zharich nói thêm, đồng thời thêm rằng việc chế tạo và bàn giao hàng loạt có thể được tiến hành bất cứ lúc nào các đơn vị vũ trang muốn.
Trước đó, hôm 9/4, báo chí Nga đưa tin, bất chấp băng tuyết và thời tiết khắc nghiệt, siêu tăng Armata của Nga vẫn hoàn thành các bài thử nghiệm một cách ấn tượng.
Diễn đàn thông tin quốc phòng Nga khi đó đã đăng tải một đoạn video ghi lại cảnh siêu xe tăng Armata thử nghiệm trong điều kiện băng tuyết. Trong clip, chiếc xe tăng này thử nghiệm chạy trên đường, leo đồi, băng rừng trong băng tuyết, và có màn khai hỏa ấn tượng giữa rừng.
Theo Viện Nghiên cứu Khoa học vật liệu thép Nga, để có thể hoạt động tốt trong điều kiện băng giá, siêu tăng Armata được chế tạo bằng loại thép đặc biệt.
Theo nguồn tin này, lớp giáp bảo vệ chính của siêu tăng Armata được chế tạo bằng một loại thép mới có tên mã là 44S-SV-SH độ bền cực cao và có khả năng chống chịu lại được môi trường có nhiệt độ cực thấp ngay cả ở Bắc Cực.
Armata là loại xe tăng tác chiến chủ lực mới mang đặc tính kỹ-chiến thuật ưu việt như hệ thống tự động lên đạn, biên chế kíp lái và đầu đạn tác chiến mới.
Đặc điểm chính của xe tăng mới là tháp pháo được điều khiển từ xa với kíp lái gồm 3 thành viên được bố trí ngồi ở một khoang bọc thép riêng biệt ở phía trước của thân xe tăng, tách khỏi khoang động cơ và khoang đạn. Khoang này được thiết kế để chịu đựng được những đòn hỏa lực trực diện của kẻ thù. Theo nhà sản xuất xe tăng Armata, hệ thống bảo vệ hiện đại giúp tăng độ an toàn cho kíp lái, đồng thời tăng hiệu quả bắn phá và có được sự linh hoạt trong khi chiến đấu.
Những đặc tính công nghệ và kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế của xe tăng Armata khiến nó trở thành thứ vũ khí "độc cô cầu bại" so với vũ khí cùng loại của phương Tây, tờ AP đã nhận định như vậy.
Không chỉ có khả năng tự động lên đạn, xe tăng Armata còn có thể sử dụng đồng thời 32 loại đầu đạn tác chiến khác nhau và có thể tấn công đối phương ngay cả khi xe đang cơ động.
Xe tăng T-14 được trang bị súng đại bác nòng trơn với cỡ nòng 125mm. Loại vũ khí này có thể bắn những loại đạn dược có hỏa lực cao, trong đó có loại đạn xuyên bọc thép, tên lửa dẫn đường, các loại đạn hình thù khác nhau và nhiều loại đạn khác.
Người ta dự đoán, xe tăng Armata còn có thể sử dụng loại súng đại bác cỡ nòng 152. Nếu điều này là đúng thì đây là loại xe tăng được trang bị súng đại bác mạnh nhất từ trước đến nay trong số các loại xe tăng chiến đấu. T-14 còn được trang bị súng cỡ nòng nhỏ 30mm để bắn hạ những mục tiêu trên không bay ở độ cao thấp, trong đó có máy bay và trực thăng. Để bảo vệ mình trước các tên lửa chống tăng, T-14 sẽ có một súng máy hạng nặng được đặt trên tháp pháo với cỡ nòng là 12,5mm.
Xe tăng Armata được kỳ vọng sẽ trở thành xe tăng tiêu chuẩn trong quân đội Nga trong tương lai. Hiện tại, Nga đang xúc tiến một kế hoạch trang bị vũ khí quy mô lớn cho quân đội và kế hoạch này được cho là sẽ hoàn tất vào năm 2020. Được biết, nếu như được thử nghiệm thành công và mọi chuyện diễn biến theo kế hoạch thì đến năm 2020, Lục quân sẽ nhận được 2.300 chiếc loại này.
Đan Khanh(tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ theo dõi sát hành động của Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ sẽ thận trọng với mọi hành động của Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa mới nhất của nước này. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 18/3 đưa tin, Mỹ xác nhận rằng CHDCND Triều Tiên đã phóng hai quả tên lửa đạn đạo. Mỹ đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng không tiếp tục có...