Mỹ – Ấn Độ sắp đạt được thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự
Ấn Độ và Mỹ sắp đạt được thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự sau 12 năm đàm phán, một dấu hiệu cho thấy hai bên siết chặt quan hệ quốc phòng giữa lúc Trung Quốc bành trướng quân sự sang Ấn Độ Dương.
Máy bay AN-32 của Không quân Ấn Độ bay qua các máy bay C-130H của Không quân Mỹ trong một cuộc tập trận chung tại Ấn Độ vào năm 2009 – Ảnh: Reuters
Mỹ đã vượt qua Nga và trở thành quốc gia đứng đầu về xuất khẩu vũ khí cho Ấn Độ. Mỹ cũng tập trận chung vàđang đàm phán nhằm giúp Ấn Độ đóng tàu sân bay lớn nhất của nước này, một động thái giúp tăng cường sức mạnh hải quân Ấn Độ giữa lúc Trung Quốc mở rộng bành trướng quân sự sang Ấn Độ Dương.
Sau nhiều năm chần chừ vì lo ngại thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự sẽ ràng buộc Ấn Độ vào cam kết hỗ trợ Mỹ trong chiến tranh, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã thể hiện mong muốn sẽ đạt được Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần (LSA) với quân đội Mỹ.
Nếu đạt được LSA, quân đội hai nước có thể sử dụng căn cứ không quân, hải quân và bộ binh của nhau để thực hiện việc tiếp tế, sửa chữa và nghỉ ngơi, các quan chức Mỹ và Ấn Độ cho hay, theo Reuters.
Video đang HOT
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris cho biết hai bên đang đàm phán về LSA và một thỏa thuận khác được gọi là CISMOA nhằm đảm bảo an toàn thông tin liên lạc giữa quân đội hai nước. Ông Harris nói Mỹ – Ấn Độ sắp đạt được LSA.
Một quan chức chính phủ Ấn Độ cho hay một số điều khoản trong LSA đã được hai bên nhất trí, sau khi Washington đảm bảo với New Delhi rằng Ấn Độ sẽ không bị ràng buộc bởi thỏa thuận này nếu Mỹ có chiến tranh với một nước hoặc có bất kỳ hành động đơn phương nào mà New Delhi không ủng hộ.
Một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ tiết lộ LSA có thể được ký vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến thăm Ấn Độ vào tháng 4 tới.
Trong khi đó, Trung Quốc trong những năm gần đây nỗ lực đẩy mạnh bành trướng quân sự sang Ấn Độ Dương; Bắc Kinh định xây căn cứ quân sự trên các đảo quốc trong khu vực vốn được xem là sân sau của Ấn Độ, theo Reuters.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ, Ấn Độ sắp đạt thỏa thuận chung về hậu cần quân sự
Ấn Độ và Mỹ đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận chung về hậu cần quân sự sau 12 năm đàm phán, tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn.
Binh sĩ Ấn Độ đứng gác gần căn cứ không quân ở thành phố Pathankot, bang Punjab, tháng 1/2016. Ảnh: Reuters.
Sau nhiều năm lo ngại thỏa thuận hậu cần sẽ ràng buộc Ấn Độ phải hỗ trợ Mỹ trong chiến tranh, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã bày tỏ mong muốn tiếp tục đàm phán về Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần (LSA).
LSA cho phép quân đội Mỹ và Ấn Độ sử dụng đất liền, không phận và căn cứ hải quân của nhau để tiếp nhiên liệu, sửa chữa và nghỉ ngơi, Reutersdẫn lời các quan chức cho biết.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, nói hai phía đang bàn về LSA, thỏa thuận tên CISMOA về đảm bảo thông tin liên lạc khi hai quân đội cùng hoạt động và thỏa thuận liên quan đến trao đổi dữ liệu về địa hình, hàng hải và hàng không.
"Chúng tôi chưa ký với Ấn Độ nhưng tôi nghĩ hai bên đã đến gần mốc này", Harris phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ ngày 24/2.
Một quan chức chính phủ Ấn Độ nói trở ngại chính trong việc ký kết LSA đã được loại bỏ sau khi Washington đảm bảo New Delhi sẽ không bị ràng buộc phải hỗ trợ Mỹ khi xảy ra chiến tranh hoặc có hành động mà Ấn Độ không ủng hộ.
"Nó được giải thích rõ là sẽ tùy theo từng trường hợp, không phải hai bên có thể tự động tiếp cận cơ sở của nhau khi có chiến tranh", quan chức trên, hiểu quá trình đàm phán, cho biết. Quân đội Ấn Độ đang quan ngại về CISMOA do nó có thể cho phép Mỹ tiếp cận mạng lưới thông tin của họ.
Giới chức Mỹ hy vọng sau khi LSA được ký, các thỏa thuận tiếp theo cũng sớm hoàn thành. Nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho biết có những đồn đoán LSA sẽ được ký khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến New Delhi vào tháng 4.
Mỹ và Ấn Độ trước đó tổ chức hội đàm về việc tuần tra hải quân chung, trong đó bao gồm cả khu vực Biển Đông, động thái khiến Trung Quốc tức giận.
Mỹ hiện trở thành nguồn cung vũ khí hàng đầu của Ấn Độ, sau nhiều năm bị Nga vượt qua, và là nước tổ chức tập trận chung với New Delhi nhiều nhất. Mỹ còn đàm phán với Ấn Độ để giúp nước này đóng tàu sân bay lớn nhất, giúp tăng cường sức mạnh hải quân Ấn Độ trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng hoạt động ra Ấn Độ Dương.
Như Tâm
Theo VNE
Maldives 'hứa' với Ấn Độ không cho nước ngoài mở căn cứ Tổng thống Maldives, ông Abdulla Yameen đã viết thư bảo đảm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rằng Maldives sẽ không cho phép bất kỳ nước nào lập căn cứ quân sự tại đảo quốc này. Maldives đã thông qua luật cho phép người nước ngoài đầu tư mua đất - Ảnh: Reuters Hồi cuối tháng 7, chính phủ Maldives đã thông...