Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản hợp lực đối phó Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ đã nhất trí hợp tác với nhau nhằm xử lý các hoạt động trên biển ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đã có cuộc gặp tại New York vào hôm qua bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Đây là cuộc gặp ba bên lần đầu tiên giữa ba nước Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ.
Ông Kishida bày tỏ quan ngại trước các hoạt động đơn phương ngày càng gia tăng của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.
Ông lưu ý rằng, một dự án cải tạo đất lớn và việc xây dựng một cơ sở cũng như sử dụng cơ sở này cho các mục đích quân sự đã đẩy căng thẳng tại khu vực lên cao.
Lãnh đạo ba nước nhất trí rằng, các tranh chấp nên được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu này, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng, họ sẽ hợp tác chặt chẽ để xử lý các hoạt động của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao ba nước cũng nhất trí khởi động một hội nghị ba bên của các chuyên gia nhằm tăng cường khả năng cứu hộ, cứu nạn trong các thảm họa lớn. Một cuộc họp khác về trợ giúp phát triển cơ sở hạ tầng ở Nam Á và Đông Nam Á cũng sẽ được tổ chức.
Video đang HOT
Theo NHK
Tổng thống Putin được quốc hội trao quyền điều binh tới Syria
Quốc hội Nga hôm nay (30.9) vừa chính thức phê chuẩn cho Tổng thống Vladimir Putin triển khai các hoạt động quân sự ở Syria để "chống khủng bố" theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo hãng tin RT, sự phê chuẩn của quốc hội là cần thiết để Tổng thống Putin có thể điều động quân đội tới Syria, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài theo Hiến pháp Nga.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu quốc hội chấp thuận việc đưa quân tới Syria để giúp đỡ chính quyền Tổng thống Assad chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (IS). Yêu cầu trên được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Nga cân nhắc những mối đe dọa đến từ một lượng lớn công dân nước này đang chiến đấu tại Syria (và Iraq) dưới trướng IS có thể quay trở về quê hương để phá hoại an ninh quốc gia.
Quốc hội Nga đã trao quyền cho Tổng thống Putin đưa quân tới Syria tham chiến.
Dự kiến, Điện Kremlin sẽ công bố thông tin này đến các đối tác và đồng minh của Nga trong ngày 30.9.
Trong khi đó, quan chức phủ tổng thống Nga, ông Sergey Ivanov cho hay, Moscow sẽ không triển khai bộ binh mà chỉ sử dụng máy bay chiến đấu không kích các mục tiêu IS và các nhóm khủng bố khác trong trường hợp chính phủ Tổng thống Assad đề nghị giúp đỡ.
"Mục tiêu quân sự của hoạt động này là nhằm hỗ trợ trên không cho các lực lượng chính phủ Syria chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)", ông Ivanov tuyên bố.
Ông Ivanov cũng nhấn mạnh rằng, Nga được chính quyền hợp pháp của Syria đề nghị tham chiến để giúp đỡ họ, phù hợp với luật pháp quốc tế" chứ không giống như liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc không kích mà không được "chào đón".
Ông còn tiết lộ chiến dịch không kích của Nga tại Syria "có thời hạn" nhưng không cho biết sẽ diễn ra trong thời gian bao lâu. Ông nói mình không có thẩm quyền để tiết lộ chi tiết hoạt động cũng như số lượng máy bay chiến đấu tham gia chiến dịch không kích IS.
Các chiến binh IS diễu hành trên phố.
Trong cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) ngày 28.9 mới đây, Tổng thống Putin đã kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế, trong đó thành viên bao gồm cả các quốc gia Hồi giáo để chống lại các chiến binh IS.
Ông Putin nhấn mạnh, cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng trên không thể thiếu vai trò của chính quyền Tổng thống Syria Assad. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh phương Tây khăng khăng cho rằng, cuộc chiến chống IS chỉ giành được thắng lợi khi ông Assad từ chức, sau đó chuyển giao quyền lực cho một chính phủ mới.
Trước đó, Mỹ và phương Tây cũng lên án Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria bằng cách gửi thêm vũ khí cho chính quyền Tổng thống Assad. Moscow đã bác bỏ các cáo buộc và nhấn mạnh rằng, Nga xưa nay vẫn hỗ trợ cho chính quyền Assad và Tổng thống Syria xứng đáng nhận được sự hỗ trợ quốc tế khi đang đấu tranh chống lại các tổ chức khủng bố.
Trong một diễn biến liên quan, một nghiên cứu của Quốc hội Mỹ công bố hôm qua (29.9) cho thấy, Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn chiến binh nước ngoài gia nhập IS bất chấp chiến dịch không khích trong suốt 1 năm qua.
Theo kết quả của một nghiên cứu 6 tháng do Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Mỹ thực hiện, nước này đang làm quá ít để ngăn chặn dòng chảy của các chiến binh nước ngoài đổ về đầu quân cho IS. Gần 30.000 người nước ngoài, trong đó có hơn 250 người Mỹ, đã gia nhập tổ chức khủng bố này cũng như các nhóm chiến binh khác ở Syria và Iraq, tăng gấp đôi số lượng so với 1 năm trước đây.
Hàng chục chiến binh đã bằng cách này hay cách khác trở về Mỹ, báo cáo cho biết. Ngoài ra, 5.000 trong số 30.000 chiến binh mang hộ chiếu phương Tây sẽ cho phép họ nhập cảnh vào Mỹ mà không cần thị thực, dấy lên các quan ngại về an ninh bên trong nước này.
Theo_24h
Lý do Mỹ điều 30.000 quân đối phó tình hình Biển Đông Với sự leo thang ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đang có kế hoạch bổ sung 15% thủy quân lục chiến tới các khu vực như Hawaii. Việc điều động di dời 30.000 binh lính thủy quân lục chiến đến đóng quân tại Hawaii được các chuyên gia xem như nỗ lực của Mỹ nhằm tăng tốc độ phản...