Mỹ – Ấn Độ: Nâng cấp quan hệ đối tác quốc phòng
Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có chuyến thăm tới Ấn Độ nhằm đảm bảo thúc đẩy quan hệ với đất nước Nam Á. Đây là dịp để hai nền dân chủ lớn nhất thế giới nhấn mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược.
Từ trái sang phải: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis; Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo; Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nimala Sitharaman tại cuộc đối thoại 2 2 giữa hai nước. Ảnh: EPA
Tiếp tục giữ mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ là một trong những chính sách đối ngoại mà chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn tiếp cận từ khi ông Donald Trump nhậm chức. Trong nhiều năm qua, dưới sự năm quyền của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, quan hệ của Mỹ và Ấn Độ đã ngày càng được củng cố. Hai nước chia sẻ nhiều vấn đề thuộc mối quan tâm chung, từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, an ninh hàng hải cho đến những vấn đề chống khủng bố và các nhóm nổi dậy.
Nhưng gần đây, quan hệ Mỹ – Ấn Độ đã xảy ra một số bất đồng khi Ấn Độ phụ thuộc nhập khẩu vũ khí từ Nga, và việc Ấn Độ tăng cường quan hệ kinh tế với Iran. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra nhiều cách tiếp cận để làm sâu sắc thêm mối quan hệ hai nước. Đầu năm nay, Lầu Năm Góc đã đã đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương – động thái được cho là “bật đèn xanh” đối với Ấn Độ.
Tháng 7 năm nay, khi nhắc đến vấn đề xuất khẩu các thiết bị công nghệ như phần cứng, phần mềm điện tử và thiết bị thông tin liên lạc trong các văn bản luật, Mỹ đồng ý xếp Ấn Độ ngang hàng với các thành viên tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các nước đồng minh thân cận khác.
Về phía Ấn Độ, nước này ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn của Mỹ đối với Pakistan khi Mỹ quyết định đóng bắt quỹ tài trợ trí giá 300 triệu đô-la Mỹ cho Islamabad. Theo ông Arvind Gupta, người từng là cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ, tất cả những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Ấn Độ đều đi theo hướng tích cực. Mỹ đã bắt đầu cho thấy những mối tương đồng trong vấn đề an ninh giữa hai nước.
Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, hai nước vẫn còn những bất đồng. Ấn Độ là một trong những nước mà Mỹ muốn nhắm đến trong cuộc chiến thương mại. Sau khi Mỹ áp thuế lên sản phẩm thép và nhôm của Ấn Độ, nước này đã đáp trả bằng cách áp thuế cao đối với sản phẩm xe mô-tô của Mỹ. Bên cạnh đó, Ấn Độ có kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không S-400 của Nga.
Video đang HOT
Việc mua bán S-400 có thể vi phạm các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đang áp dụng đối với Nga. Một vấn đề khác gây bất đồng giữa hai nước đó là việc Ấn Độ nhập khẩu dầu mỏ của Iran. Tháng 11 tới, Mỹ sẽ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, vì vậy Mỹ đang thúc đẩy các nước như Ấn Độ giảm số lượng nhập khẩu dầu mỏ.
Ngày 6-9 (giờ địa phương), tại cuộc đối thoại 2 2 cấp Ngoại trưởng, hai bên đã ký thỏa thuận đảm bảo liên lạc quân sự. Theo đó, thỏa thuận cho phép Ấn Độ tiếp nhận các thiết bị liên lạc quân sự từ Mỹ và cho phép trao đổi các thông tin đã được mã hóa trên nền tảng sử dụng chung giữa lực lượng vũ trang Ấn Độ và Mỹ.
Phát biểu tại buổi ký kết, ông Mike Pompeo cho biết quan hệ Mỹ và Ấn Độ đã bước vào một “kỷ nguyên mới” và thỏa thuận quân sự trên là biểu tượng cho mối quan hệ đối tác ngày càng chặt chẽ giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nimala Sitharaman cũng cho rằng hợp tác quốc phòng giữa hai nước đang đi theo chiều hướng tích cực và là động lực chính cho mối quan hệ song phương.
Thỏa thuận trên có tên gọi Hiệp ước An ninh và Tương thích Liên lạc (COMCASA), là một trong những hiệp định nền tảng mà Mỹ sử dụng trong khuôn khổ hợp tác quân sự với các nước. Washington đã ký các thỏa thuận tương tự với khoảng 30 nước, Reuters đưa tin.
Trong năm qua, chính quyền tổng thống Donald Trump đã nhiều lần trì hoãn đối thoại cấp cao với Ấn Độ. Điều này khiến Ấn Độ quan ngại về mối quan hệ đối tác giữa hai nước. Chuyến thăm lần này của ông Mike Pompeo và Jim Mattis thể hiện mong muốn của Mỹ có thể tiếp tục hợp tác bỏ qua mọi bất đồng, đồng thời tái đảm bảo và nâng cấp quan hệ đối tác quốc phòng với Ấn Độ.
Hà Thu
Theo bienphong
Đòn giáng mạnh mới khiến quan hệ Mỹ-Pakistan lao dốc
Quân đội Mỹ cho biết đã ra quyết định cuối cùng về việc hủy 300 triệu USD viện trợ cho Pakistan vì sự thất bại của Islamabad trong việc hành động quyết liệt hơn với các phần tử khủng bố. Động thái này là đòn giáng mới làm suy yếu mối quan hệ Mỹ - Pakistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis. Ảnh: Reuters.
Hồi đầu năm nay, Mỹ đã ngừng lại một phần khoản viện trợ Pakistan trong quỹ hỗ trợ liên minh (CSF) sau cáo buộc đã hỗ trợ Pakistan mà nhận lại "không có gì ngoài dối trá và lừa đảo".
Chính quyền ông Donald Trump cáo buộc Islamabad đang cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho những phần tử nổi dậy đang tiến hành cuộc chiến tranh 17 năm ở Afghanistan. Phía Pakistan đã bác bỏ các cáo buộc này.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cũng cho biết, Pakistan có thể giành lại sự ủng hộ từ phía Mỹ nếu có sự thay đổi trong hành động.
Theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis là người có quyền quyết định tiếp tục chi 300 triệu USD trong quỹ CSF cho Pakistan nếu thấy nước này có động thái cụ thể để chống lại các phần tử nổi dậy. Tuy nhiên, ông Mattis đã quyết định sẽ không chi khoản tiền này cho Islamabad, theo một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters.
"Do thiếu những hành động mang tính quyết định của Pakistan nhằm ủng hộ chiến lược Nam Á, 300 triệu USD sẽ được lên kế hoạch lại" - phát ngôn viên Lầu Năm Góc Kone Faulkner nói.
Theo phát ngôn viên Faulkner, Lầu Năm Góc sẽ chi 300 triệu USD cho các ưu tiên khẩn cấp khác nếu được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Ngoài ra, 500 triệu USD khác trong quỹ của CSF đã bị quốc hội nước này từ chối cấp cho Pakistan khiến tổng số tiền bị ngưng lại lên tới 800 triệu USD.
Thông báo được công bố trước chuyến thăm Islamabad của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và tướng Joseph Dunford - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.
Theo Reuters, quyết định của Lầu Năm Góc cho thấy Mỹ vẫn đang tìm cách gia tăng sức ép lên hệ thống an ninh của Pakistan. Động thái này cũng nhấn mạnh rằng, Islamabad vẫn chưa đáp ứng được những thay đổi mà phía Washington trông đợi.
Sameer Lalwani, đồng giám đốc của chương trình Nam Á tại trung tâm Stimson ở Washington cho rằng đây là một sự điều chỉnh nhằm gia tăng thêm sức ép đối với Pakistan.
Hồi tháng 8, chính quyền Donald Trump đã bắt đầu cắt giảm số lượng sĩ quan Pakistan tham gia các chương trình huấn luyện và đào tạo vốn là dấu hiệu nổi bật của quan hệ quân sự song phương trong hơn một thập kỷ qua.
Một quan chức Pakistan giấu tên cho biết, hiện chưa có thông báo chính thức về quyết định về viện trợ của Mỹ nhưng dự kiến sẽ có quyết định vào cuối tháng 9.
Pakistan đã nhận được hơn 33 tỷ USD viện trợ của Mỹ từ năm 2002, bao gồm hơn 14 tỷ USD trong CSF - chương trình của Bộ Quốc phòng Mỹ để bồi hoàn cho đồng minh chi phí trong các hoạt động chống lực lượng nổi dậy.
H.LIÊN
Theo Laodong
Mỹ tuyên bố nối lại tập trận quân sự giữa căng thẳng với Triều Tiên Mỹ sẽ chấm dứt việc ngưng các cuộc tập trận quân sự trên bán đảo Triều Tiên, Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ ba (28.8). Quân nhân Mỹ - Hàn Quốc trong một cuộc tập trận quân sự chung. Ảnh: AFP. "Chúng tôi đã thực hiện các bước để ngưng một số cuộc diễn tập quân sự lớn nhất như biện pháp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm

Động đất tại Myanmar: Số nạn nhân thiệt mạng lên tới 694 người

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt đối đầu chính trị, ngăn chặn nội chiến tại Nam Sudan

Động đất tại Thái Lan: Chạy đua để cứu hơn 100 người bị mắc kẹt trong tòa nhà bị sập

Động đất tại Myanmar: Bangkok đánh giá thiệt hại

Động đất tại Myanmar: Nhiều quốc gia, tổ chức hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn sau thảm họa

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Moon Jae In bị triệu tập vì cáo buộc nhận hối lộ

EU rót 1,3 tỷ euro thúc đẩy chủ quyền công nghệ và AI

Động đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhân

Châu Phi ghi nhận trên 1.700 ca tử vong do đậu mùa khỉ từ năm 2024

Ukraine bất ngờ với thỏa thuận khoáng sản mới, từ chối xem viện trợ quân sự Mỹ như khoản vay

Google vá lỗ hổng bảo mật của Chrome
Có thể bạn quan tâm

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM
Tin nổi bật
15:08:10 29/03/2025
Pháo tung tin nhắn tình cảm thuở mặn nồng, uất ức lên tiếng: "Thật sự quá tồi rồi!"
Sao việt
15:07:28 29/03/2025
Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch
Pháp luật
15:05:47 29/03/2025
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
14:14:30 29/03/2025
Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'
Hậu trường phim
13:43:44 29/03/2025
Phát hiện Sulli cố tự tử sau ồn ào đóng cảnh nóng với Kim Soo Hyun
Sao châu á
13:33:38 29/03/2025
Căng thẳng tại Trung Đông: WHO cảnh báo người dân Gaza đang sống trong 'cơn ác mộng'

Những con giáp chẳng thiết tha gì yêu đương, cứ hễ nhắc đến chuyện cưới xin là "lặn" mất tăm hơi
Trắc nghiệm
13:01:43 29/03/2025