Mỹ-Ấn Độ ký thoả thuận quân sự chia sẻ dữ liệu vệ tinh nhạy cảm
Mỹ và Ấn Độ hôm 27/10 ký kết một thỏa thuận quân sự về chia sẻ dữ liệu bản đồ và vệ tinh nhạy cảm.
Thỏa thuận này được công bố sau cuộc Đối thoại 2 2 cấp bộ trưởng giữa quan chức 2 nước diễn ra tại New Delhi.
Thỏa thuận trên sẽ cung cấp cho Ấn Độ quyền truy cập vào một loạt dữ liệu địa hình, hàng hải và hàng không được coi là quan trọng để nhắm mục tiêu tên lửa và máy bay không người lái có vũ trang.
Nó cũng sẽ cho phép Mỹ cung cấp các thiết bị hỗ trợ định vị và điện tử hàng không tiên tiến trên các máy bay do Mỹ cung cấp cho Ấn Độ, theo một nguồn tin quốc phòng Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)
Từ năm 2017, các công ty Mỹ bán hơn 21 tỷ USD vũ khí cho Ấn Độ. Bản thân Washington cũng thúc giục New Delhi ký các thỏa thuận cho phép chia sẻ thông tin nhạy cảm và liên lạc được mã hóa để nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị quân sự cao cấp.
Thỏa thuận trên được 2 nước ký kết vào thời điểm quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang leo thang sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới hồi tháng 6.
Video đang HOT
“Trong tình hình hiện tại về xung đột biên giới với Trung Quốc, thông tin tình báo về không gian địa lý và hình ảnh thời gian thực sẽ rất quan trọng đối với chúng tôi”, một quan chức Ấn Độ nói với Wall Street Journal.
Trong khi đó, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng xấu đi đáng kể trong những tháng gần đây liên quan tới 1 loạt vấn đề từBiển Đông, COVID-19, Hong Kong.
Trước cuộc đối thoại hôm 27/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh Mỹ và Ấn Độ phải hợp tác để đối đầu với mối đe dọa tới từ Trung Quốc với an ninh và tự do.
“Chắc chắn còn nhiều việc phải làm. Hôm nay, chúng ta có nhiều vấn đề để thảo luận: Sự hợp tác đối phó với đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán, đối đầu với các mối đe dọa từ Trung Quốc đối với an ninh và tự do nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong toàn khu vực”, ông Pompeo cho hay mạnh.
Vì sao Ấn Độ thẳng thừng từ chối để Mỹ giúp đối phó Trung Quốc?
Khi căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ vẫn chưa được giải quyết triệt để, Washington đã "hâm nóng" quan hệ với New Delhi, mở rộng tình đoàn kết và bày tỏ ý định giúp Ấn Độ đối phó Trung Quốc.
(Từ trái sang phải) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Theo Eurasia, việc Trung Quốc đối đầu với một số nước bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Úc, đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về chiến lược bành trướng của Trung Quốc.
Trong cuộc họp "Bộ tứ kim cương" gần đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhắc đến sự bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông, biển Hoa Đông, khu vực dãy Himalaya...
Ông Pompeo còn cho biết các nước trong nhóm Quad (Bộ tứ kim cương gồm: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc) đang phát triển các chính sách để thể hiện khả năng chống lại các mối đe dọa mà Trung Quốc có thể gây ra cho mỗi quốc gia của Quad.
Ấn Độ và Mỹ đã là đồng minh với nhau từ lâu. Điều này được thể hiện rõ trong phát biểu của ông Pompeo.
"Chúng ta đều biết, Trung Quốc đã bắt đầu tập hợp lực lượng lớn để đối phó với Ấn Độ ở biên giới phía tây. New Delhi hoàn toàn cần Washington là đồng minh và đối tác để đối phó với Bắc Kinh", Ngoại trưởng Mỹ nói. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Pompeo lưu ý rằng, Trung Quốc có 60.000 binh sĩ để đối phó với Ấn Độ ở biên giới phía bắc.
Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cũng thừa nhận mối quan hệ phát triển mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Mỹ, gọi đây là "quan hệ đối tác quan trọng của Mỹ trong thế kỷ 21".
Việc các quan chức cấp cao của Mỹ, như Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper - dự kiến tới Ấn Độ dự đối thoại Mỹ - Ấn 2 2, diễn ra vào các ngày 26-27/10 - càng thể hiện sự gắn kết giữa đôi bên.
Dù vậy, Ấn Độ vẫn do dự trong việc chấp nhận sự giúp đỡ của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc. Cả Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần từ chối mọi sự can thiệp của nước ngoài, thậm chí là cả lời đề nghị làm trung gian hòa giải của ông Trump.
Trước đó, ông Trump từng đề nghị làm trung gian hòa giải cho New Delhi và Bắc Kinh sau vụ đụng độ đẫm máu giữa quân đội 2 nước ở khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC), thuộc đông Ladakh hồi tháng 6.
Khi đó, ông Trump cho biết tình hình vô cùng căng thẳng: "Chúng tôi đang nói chuyện với cả Ấn Độ và Trung Quốc. Họ đang rất căng thẳng ở biên giới".
Lần đề nghị làm trung gian hòa giải thứ 2 của ông Trump được đưa ra khi căng thẳng biên giới Trung - Ấn leo thang hồi tháng 8. Ấn Độ khi đó cáo buộc quân đội Trung Quốc thực hiện các hành động khiêu khích tại khu vực hồ Pangong Tso.
Ấn Độ nhiều lần từ chối yêu cầu giúp đỡ của Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc. Ảnh: Indian Express
BBC dẫn nhận định của Nitasha Kaul, phó giáo sư về Chính trị và Quan hệ quốc tế, tại Đại học Westminster (Anh), cho rằng, nguyên nhân Ấn Độ do dự tiếp nhận sự giúp đỡ của Mỹ là do chính sách đối ngoại của Washington đang đi theo hướng trái ngược và ông Trump đang giảm các cam kết của Mỹ trên toàn cầu.
"Do đó, các tuyên bố miệng của bộ máy chính quyền Tổng thống Trump không có nhiều ý nghĩa", Nitasha nói. Vị phó giáo sư tại Đại học Westminster nói thêm rằng, Mỹ đã không còn chứng tỏ mình là một đối tác chiến lược đáng tin cậy ở nhiều nơi trên thế giới dưới thời Tổng thống Trump.
Ashok Swain, giáo sư tại Khoa nghiên cứu hòa bình và xung đột, Đại học Uppsala (Thụy Điển), chia sẻ trên BBC rằng, Ấn Độ không nên quá tin tưởng vào Mỹ.
"Ấn Độ chắc chắn cần xây dựng mối quan hệ tốt với Mỹ, nhưng không nên đối đầu với Trung Quốc. New Delhi có thể rút ra bài học từ trường hợp của Pakistan trong quá khứ. Washington không phải một đồng minh đáng tin cậy với bất kỳ nước nào và điều này càng rõ rệt hơn dưới thời Tổng thống Trump", giáo sư Ashok nhận định.
Dù Ấn Độ và Trung Quốc đã thể hiện ý định duy trì hòa bình ở khu vực biên giới, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra chiến tranh.
Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Ấn Độ, tướng Bipin Rawat, trước đó đã nói rằng nếu các cuộc đàm phán giữa 2 bên vẫn bế tắc, Ấn độ sẵn sàng cho một giải pháp quân sự.
Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng 'công kích vô cớ' Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng các cuộc "công kích vô cớ", cáo buộc Ngoại trưởng Pompeo tạo ra "đối đầu chính trị" khi gặp nhóm Bộ Tứ ở Nhật. "Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nhiều lần thêu dệt những lời nói dối về Trung Quốc và cố ý tạo ra tình trạng đối đầu chính trị. Chúng tôi một lần nữa kêu...