Mỹ, Ấn Độ cùng nhắm đến điều gì trong chuyến thăm của ông Obama?
Chuyến thăm Ân Đô vào ngày 25.1 của Tông thông My Barack Obama được đánh giá là một nỗ lực mới nhằm biến nền kinh tế lớn thứ 3 châu A thành một đối tác chiến lược lâu dài với Washington. Sau đây là những chủ đề chính nhiều khả năng sẽ được hai bên bàn bạc, theo nhận định của Reuters:
Tông thông My Barack Obama (trái) nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt từ Thu tương Ân Đô Narendra Modi khi ông đến New Dehli ngày 25.1 – Anh: Reuters
Tầm quan trọng chiến lược
Chính diện tích, vị trí địa lý, khả năng trở thành một đối trọng với Trung Quôc và nền kinh tế tăng trưởng tốt của Ân Đô khiến quốc gia Nam Á này trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng đối với chiến lược thương mại lẫn quân sự của Mỹ, Reuters bình luận.
Sự cương quyết của Thu tương Ân Đô Narenda Modi trong khu vực đã đưa New Dehli về phía Washington, nhưng cả hai vẫn chưa đồng lòng về vấn đề Pakistan. Ngoài ra, Ân Đô lo ngại trước việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.
New Dehli muốn có một sự hợp tác chống khủng bố mạnh mẽ hơn và được Washington cho phép mua các thiết bị công nghệ cao dùng cho mục đích cả về dân sự lẫn quân sự.
Quốc phòng
Mỹ đã qua mặt Nga để trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ân Đô, chính phủ Modi thông báo hồi tháng 8.2014. Ân Đô cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ dự đoán một cách tự tin rằng sẽ có thêm các thương vụ mua bán vũ khí được ký kết trong chuyến thăm Ân Đô kéo dài 3 ngày của ông Obama, nhiều khả năng là thỏa thuận bán công nghệ san xuât máy bay không người lái Raven và các hệ thống trang bị cho máy bay vận tải C-130 của Lockheed Martin.
“Chướng ngại vật” cho việc hai nước thắt chặt quan hệ chính là các quy định hạn chế tập đoàn nước ngoài nắm giữ cổ phần chủ chốt trong các công ty quốc phòng của Ân Đô và các hạn chế của Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ.
Hạt nhân dân sự
Mỹ và Ân Đô đang tìm cách gỡ bỏ bất đồng giữa hai bên cho thương vụ trị giá hàng tỉ USD trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nhưng hiện không rõ sẽ có thỏa thuận nào được ký kết hay không trong thời gian ông Obama ở Ân Đô.
Washington và New Dehli đã ký một hiệp ước mang tính bước ngoặt về hạt nhân dân sự hồi năm 2008. Tuy nhiên, cả hai đã không đạt được thêm tiến triển gì khi Ân Đô miễn cưỡng với quy định cho phép phía cung cấp không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu xảy ra tai nạn hạt nhân.
Tông thông My Barack Obama (trái) thảo luận cùng Thu tương Ân Đô Narendra Modi – Ảnh: AFP
Biến đổi khí hậu
Mỹ và Ân Đô được cho là sẽ công bố các nỗ lực hợp tác cùng đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Ân Đô, quốc gia thải khí carbon nhiều thứ 3 thế giới, hiện đang chần chừ trong việc nối bước Mỹ và Trung Quôc đưa ra thời hạn bắt đầu giảm khí thải, viện cớ cần tăng trưởng kinh tế để xóa nghèo.
Reuters dự đoán thay vì đưa ra thời hạn, New Dehli nhiều khả năng sẽ công bố kế hoạch tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, lĩnh vực nước này đang cần vốn đầu tư và công nghệ của Mỹ và kế hoạch cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.
Hợp tác kinh tế
Hồi năm 2014, Thu tương Ân Đô Modi và Tông thông Mỹ Obama đề ra mục tiêu đạt mức kim ngạch thương mại song phương thường niên 500 tỉ USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp Mỹ đã cực kỳ bực tức khi bị hạn chế gia nhập vào thị trường Ân Đô và vì phải đối phó với nạn ăn cắp bản quyền sáng tạo.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Ấn Độ báo động khủng bố ngay trước chuyến thăm của Obama
Cục Tình báo Ấn Độ (IB) đêm qua báo động cho cảnh sát New Delhi về nguy cơ tấn công khủng bố, ít giờ sau khi Tổng thống Barack Obama rời Mỹ để bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ dài ba ngày.
New Delhi đang biến thành một pháo đài bởi những bố trí an ninh chưa từng có trước chuyến thăm của Tổng thống Obama. Ảnh: BBC
Theo Zee News, trong cảnh báo trên, IB cho hay các phần tử khủng bố đã thâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ thông qua biên giới bang Jammu và Kashmir. Chúng hiện đã có mặt tại thủ đô New Delhi, nơi ông Obama dự kiến có mặt hôm nay để tham dự lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ.
Theo IB, những kẻ khủng bố có khả năng sẽ tấn công bằng cách dùng dù lượn. Chúng có thể tiến hành những vụ đánh bom tương tự vụ khủng bố ở Mumbai năm 2008, làm 164 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương.
Cảnh sát New Delhi cũng được yêu cầu kiểm tra những người mua hóa chất có thể sử dụng để làm chất nổ.
New Delhi đang áp dụng những bố trí an ninh chưa từng có để đảm bảo an toàn cho chuyến thăm của ông Obama. 15.000 camera giám sát được lắp đặt cùng với đội hình an ninh 7 lớp đang biến thủ đô Ấn Độ thành một pháo đài.
An ninh cũng được tăng cường tại những khách sạn hạng sang nơi tổng thống Mỹ và đoàn tùy tùng sẽ lưu lại.
Nhiều con đường được phong tỏa và công tác bảo vệ được thắt chặt tại các sân bay, cảng, ga tàu trên khắp cả nước. Cảnh sát thậm chí đi từng nhà để xác minh người dân.
Hơn 1.000 tay súng bắn tỉa và 44.000 cảnh sát cùng lực lượng bán quân sự sẽ bảo vệ cho thủ đô.
Nhà Trắng hôm qua tuyên bố vào phút chót rằng ông Obama sẽ hủy chuyến thăm ngôi đền biểu tượng Taj Mahal, nơi nhiều ngày qua hàng chục công nhân làm việc không ngừng nghỉ và hàng nghìn nhân viên an ninh được triển khai.
Thay vào đó, ông Obama sẽ bay sang Arab Saudi vào ngày 27/1 để chia buồn với tân vương Salman sau khi quốc vương Abdullah qua đời.
Anh Ngọc
Theo VNE
IS dọa đánh bom khi Obama thăm Ấn Độ Một tài khoản Twitter của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) kêu gọi một vụ tấn công bằng bom xe khi Tổng thống Mỹ Obama thăm Ấn Độ vào cuối tuần này. Binh sĩ canh gác tại buổi tổng duyệt cho lễ diễu hành của Ngày Cộng hòa ở New Delhi hôm 20/1. Ảnh: AP India Today dẫn bài viết trên tài...