Mỹ âm thầm tăng gấp đôi lực lượng ở cửa ngõ Iran
Mỹ đã âm thầm củng cố lực lượng ở Vịnh Péc-xích, nhằm ngăn chặn nguy cơ Iran cho đóng cửa tuyến đường trung chuyển dầu lửa chiến lược của thế giới ở Eo biển Hormuz.
Sau khi lệnh cấm vận dầu lửa của Mỹ và châu Âu bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/7, các nhà lập pháp Iran được biết đã yêu cầu đóng cử Eo biển Hormuz, nối Vịnh Péc-xích với Biển Ả rập và ước tính trung chuyển 1/5 lượng dầu của thế giới.
Quân đội Mỹ có căn cứ trên khắp khu vực vịnh Péc-xích và duy trì khoảng 40.000 binh sỹ tại đây, với mục đích bảo vệ các đồng minh của nước này trước “khả năng đe dọa quân sự của Iran”.
Cho đến nay, Mỹ đã phái thêm chiến đấu cơ, củng cố sự hiện diện của lực lượng hải quân. Tàu USS Ponce vừa đến vùng biển ngoài khơi Bahrain, với trực thăng trang bị trên boong.
Ponce, tàu lưỡng cư cũ được chuyển thành Tiền trạm nổi tạm thời, một kiểu tàu mới có sự hiện diện của cả nhóm dân sự và hải quân, có thể duy trì trong Vịnh Péc-xích và làm căn cứ nổi cho các tàu phá mìn cùng trực thăng trong Vịnh Péc-xích. Tàu cũng có thể được dùng làm căn cứ di động cho các lực lượng đặc biệt nếu cần.
Thêm 4 tàu phá mìn nữa cũng đến Vịnh Péc-xích 2 tuần trước, nâng tổng số tàu này trong khu vực lên gấp đôi, một quan chức hải quân Mỹ cho biết. Quan chức này cho biết các tàu có nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường biển.
Video đang HOT
Một cuộc tập trận rà phá mình lớn ở Vịnh Péc-xích dự kiến được diễn ra vào tháng 9 tới, với sự tham dự của 19 nước.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ duy trì sự hiện diện của 2 tàu sân bay ở Trung Đông và trong suốt năm nay, hai tàu này luân phiên “ngự” ở Vịnh Péc-xích. Hai tàu sân bay này được triển khai theo đợt ở Vịnh Péc-xích, mỗi đợt kéo dài 2-3 tuần rồi sau đó chuyển qua Eo biển Hormuz. Thường trong vòng vài ngày, tàu sân bay kia sẽ chuyển tới Vịnh Péc-xích để thay thế.
Vừa mới tuần trước tàu sân bay USS Abraham Lincoln đã di chuyển ra khỏi Eo biển Hormuz, sau khi ở trong Vịnh Péc-xích 2 tuần rưỡi. Khi không ở trong Vịnh Péc-xích, tàu sân bay này hoạt động ở bên ngoài Biển Ả rập, đưa máy bay tới Afghanistan.
Không quân Mỹ hồi tháng 4 thừa nhận họ đã phái phi đội chiến đấu cơ F-22 tới “Tây Nam Á”, nhưng không nói cụ thể rằng chúng hoạt động ở bên ngoài Al Dhafra, thuộc Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Một quan chức quân sự xác nhận chiến đấu cơ F-15E cũng được triển khai thêm tới khu vực, song không tiết lộ tới nước nào.
Quân đội Mỹ có khoảng 12.000 binh sỹ ở Kuwait. Một lữ đoàn chiến đấu rút khỏi Iraq hồi tháng 12 năm ngoái ở lại Kuwait cho tới tháng 6. Vài tuần trước lữ đoàn đó, thuộc Sư đoàn kỵ binh số 1, đã được thay thế bằng lữ đoàn khác từ Sư đoàn bộ binh số 3. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng có các lữ đoàn chiến đấu bảo vệ quốc gia khác cũng như một lữ đoàn không chiến ở Kuwait.
Trong khi đó, Lực lượng vệ binh cách mạng Iran hôm qua đã phóng một loạt tên lửa vào “các căn cứ kẻ thù giả” trong cuộc tập trận lớn nhằm chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ bên ngoài. Các căn cứ kẻ thù giả nằm ở khu vực sa mạc, địa hình mà lực lượng Mỹ cũng có quân đồn trú như ở Kuwait và Bahrain.
Theo Dân Trí
Mỹ tăng gấp đôi tàu chiến ở cửa ngõ Iran
Hải quân Mỹ vừa tăng gấp đôi số lượng tàu chiến ở vùng biển ngoài khơi Iran và sắp điều thêm các máy bay chiến đấu, sau khi có tin các nhà lập pháp Iran đòi phong tỏa eo biển Hormuz.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln là chiến hạm lớn được Mỹ điều động tới Trung Đông. USS Abraham Lincoln hiện hoạt động gần bờ biển Bahrain, với sự hộ tống của các tàu khu trục và tuần dương hạm. Ảnh: Navy.mil
Sau một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran hôm 1/7, các nhà lập pháp Tehran hôm qua yêu cầu chính phủ nước này chấm dứt mọi hoạt động vận chuyển hàng hải ở eo biển Hormuz.
Thực tế, eo biển Hormuz có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, nối Vịnh Ba Tư (Persian) với vùng biển Arab. Ước tính ít nhất 1/5 lượng dầu mỏ của thế giới được vận chuyển qua tuyến đường này hằng ngày.
Quân đội Mỹ có khoảng 40.000 binh sĩ và sở hữu căn cứ ở hầu hết các khu vực quanh Vịnh Ba Tư. Sự hiện diện này nhằm trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực, trước lo ngại về khả năng tấn công quân sự của Iran.
Tầm quan trọng của eo biển Hormuz. Đồ họa: AFP
Cho đến nay, Mỹ đã nhiều lần gửi vũ khí, khí tài quân sự và tăng cường sự hiện diện hải quân tại vùng Vịnh. Nước này lại vừa điều thêm 4 chiếc tàu quét thủy lôi hai tuần trước, giúp tăng gấp đôi số lượng tàu chiến tại khu vực này. Các máy bay chiến đấu F-15E sẽ sớm được gửi tới một trong số các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực. Giới chức nước này cho biết việc điều binh nhằm mục đích "phòng thủ và đảm bảo an ninh tại tuyến đường hàng hải quốc tế".
Tháng 9 tới, Mỹ và 18 nước đồng minh cũng sẽ tổ chức một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên Vịnh Ba Tư.
Đáp lại, Vệ binh Cách mạng Iran hôm qua tuyên bố sẽ dàn trận tên lửa ở các "căn cứ giả định" như một phần trong kế hoạch tập trận quy mô lớn, nhằm bảo vệ đất nước trước bất cứ cuộc tấn công nào từ bên ngoài.
Các căn cứ giả định này được đặt ở khu vực sa mạc, gần tổng hành dinh của quân đội Mỹ tại Kuwait, nơi đang tập trung khoảng 12.000 binh sĩ.
Theo VNExpress
Iran soạn thảo dự luật phong tỏa eo biển Hormuz Ủy ban Đối ngoại và An ninh quốc gia Iran đã soạn thảo dự luật ngăn không cho các tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz, trong nỗ lực nhằm phản đối lệnh trừng phạt mới của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào ngành dầu mỏ nước này. Toàn cảnh một ụ dầu được nhìn từ một con tàu...