MXH rộ lên giả thuyết đau xé lòng từ fan Châu Tinh Trì: Cô gái Như Mộng đã chết ngay đêm mưa đầu phim “Tân Vua Hài Kịch”
Cư dân mạng đã truyền tay nhau một giả thuyết được cộng đồng fan của Châu Tinh Trì nghĩ ra sau khi đã “soi kỹ” phim điện ảnh “Tân Vua Hài Kịch” phiên bản 2019.
Mới đây, cộng đồng mạng rầm rộ truyền tay nhau bài đăng về giả thuyết lý giải cái kết còn bi thảm hơn cho nhân vật chính Như Mộng (Ngạc Tĩnh Văn) trong phim Tết Tân Vua Hài Kịch của đạo diễn Châu Tinh Trì.
Giả thuyết này được fan nghĩ ra sau khi đã ngâm cứu kĩ phiên bản 2019 của phim Tân Vua Hài Kịch, với những dẫn chứng rõ ràng và cụ thể trong từng cảnh phim đã được đạo diễn Châu Tinh Trì cài cắm vào.
Chia sẻ cụ thể như sau, xin lưu ý bài đăng tiết lộ nội dung phim:
“TÂN VUA HÀI KỊCH” KẾT THÚC ẨN: VÔ CÙNG SỢ HÃI KHI NGHĨ NHƯ MỘNG ĐÃ CHẾT TRONG ĐÊM MƯA BÀNG BẠC ĐÓ!
Tác giả: Tào Đức Trí | Trans: Tuỳn Pucca (Mộ)
Bài viết chỉ là THUYẾT ÂM MƯU Như Mộng đã chết. Có thể nghĩ là một plot twist (cốt truyện xoắn, tình tiết bất ngờ trong suốt bộ phim mà người xem không thể hoặc khó đoán trước). Mọi người đọc xong sẽ nhìn thấy sự tài tình khó đoán trong phim của Châu Tinh Trì.
NHÂN SINH, CHỈ HAI TỪ, NHƯ MỘNG.
Sau đêm mưa, tất cả mọi thứ “như mộng” kia đều là niệm tưởng vẫn chưa hoàn thành. Thật ra trong phim có rất nhiều ám chỉ về “cái chết” của Như Mộng, và 23 tình tiết rõ rệt nhất là:
1. Phim mở đầu không lâu là cảnh chiếc xe chở các diễn viên quần chúng đi đóng phim, trong những người này chỉ có Như Mộng diễn vai “tử thi”. Ngồi trên xe, Như Mộng đeo tai nghe vừa ăn cơm vừa nghe nhạc, giai điệu nổi lên là “ Hồ Thiên Nga” nổi tiếng được viết bởi Tchaikovsky. “Hồ Thiên Nga” vốn có nhiều kết thúc khác nhau, nhưng theo sáng tác ban đầu, giai điệu này được viết với tính chất bi thảm, hay nói chính xác hơn là bi kịch. (Bản nhạc này đặc biệt quan trọng, phần sau sẽ còn đề cập tới)
2. Ngày sinh nhật của cha Như Mộng, ông nói trên bàn cơm: “Tao hy vọng mày sẽ trở thành một luật sư trong tương lai chứ không phải là một tử thi.” (Cảnh này Như Mộng được hoá trang thành tử thi)
3. Tình tiết Như Mộng đóng giả nữ quỷ áo đỏ hù ma Mã Khả khiến tất cả khán giả đều cười thật to, nhân viên trường quay nói với Mã Khả: “Cô ấy đã tự tử.” Cá nhân tôi cho rằng, điều này cũng là một kiểu ám chỉ Như Mộng đúng là sẽ tự tử ở phần tiếp theo.
4. Như Mộng là diễn viên quần chúng đang quay cảnh lưng trần trong phòng tắm, cô bị chửi vì da dẻ nhăn nheo chảy xệ. Cảnh này là một sự tôn vinh và gợi nhớ đến “Psycho” (1), mà trong phim này, người trong phòng tắm đã bị hại chết.
5. Như Mộng phát hiện ra bộ mặt thật của Charlie, cô vừa nói muốn gặp tên cặn bã này thì liền có thể “bắt gian ngay tại trận”, cô bị hắn tát mạnh vào mặt, cái tát đó tựa như một viên đạn then chốt mất mạng Như Mộng; Trong đêm mưa bàng bạc, cô nhắm mắt lại, một lần nữa giai điệu “Hồ Thiên Nga” trong tai nghe lại vang lên, điều này ám chỉ rằng bi kịch đã xảy ra.
6. Nhớ lại câu chuyện khi đóng giả nữ quỷ hù ma, Như Mộng đã mặc trang phục màu đỏ, Mã Khả cũng đặc biệt nhấn mạnh cô gái trong gương mặc quần áo “màu đỏ”. Ngay trong đêm mưa, Như Mộng gọi điện thoại cho Charlie hỏi hắn mặc quần áo màu gì, Charlie nói hắn vẫn luôn mặc quần đen áo sơ mi trắng, thế nhưng chúng ta đều nhìn thấy hắn mặc cái quần màu đỏ. Thoáng giật mình khi nghĩ đến đoạn gần cuối phim, Như Mộng đang tham gia casting tại trường quay, cô đã diễn một tên lừa đảo (là Charlie), cô nghĩ tới hắn, sau đó góc quay chuyển cảnh đến chân của Như Mộng mặc một chiếc quần màu đỏ…
7. Vẫn là trong đêm mưa này, lúc Như Mộng ngã xuống có một người bước từ trên xe xuống và nói “Đừng ngủ nữa, cô đang đóng phim sao?” Trên thực tế, hình ảnh người lái xe này không có thật, sẽ không ai nói những lời như vậy. Ngay sau đó Như Mộng nói “Tôi tỉnh rồi!” và bước đi theo hướng ngược lại với lúc đầu, có phải điều này cũng đang ám chỉ hướng ngược lại của sự sống không?
8. Sau đêm mưa, Như Mộng đang làm phục vụ tại một nhà hàng thì thấy Mã Khả xuất hiện trên TV, cô nói mình cũng từng là một diễn viên, sau đó có người hỏi “Cô có gặp qua Lý Tiểu Long không?” Như Mộng nói “Long gì tôi đều gặp cả.” Rồi trong lễ trao giải cuối phim, Tiểu Mễ muốn qua nịnh bợ Như Mộng thì có người đứng chặn lại không thể đi qua, người đó chính là “Lý Tiểu Long” – kiểu tóc, trang phục, kể cả động tác đều giống như đúc.
9. Mã Khả nhờ video “Dọa Té Xỉu” mà trở mình, Mã Khả nói rất biết ơn Như Mộng, nhưng anh ta không biết tên của cô. Vậy mà một giây kế tiếp đổi sang phân cảnh mới, ngay cả tên của đối phương là gì Mã Khả cũng không biết, sao lại có thể tìm đến nhà Như Mộng nhanh đến vậy?
10. Mã Khả nói cho Như Mộng nghe tin cô được tham gia cuộc thi tuyển diễn viên tài năng của đạo diễn Châu Tinh Trì, nhưng vì sao bên sản xuất không trực tiếp liên hệ mà lại là Mã Khả thông báo cho cô hay? Nó không hợp lý về mặt logic, nhưng “giấc mơ” không cần logic!
11. Mã Khả lấy điện thoại di động ra định đưa tin tức cho Như Mộng xem, nhưng không có sóng nên không thể mở ra, vậy mà mẹ của Như Mộng lại có thể đặt vé máy bay cho Như Mộng ngay lập tức. (Các thanh niên cứng đừng lấy lý do là dùng wifi nha, thủ pháp làm phim đều có những ngụ ý nhất định nào đó)
12. Nếu Như Mộng thật sự đã “lên đời” thành công, cánh cửa được đẩy ra có cần tràn ngập ánh sáng giống như “trong mơ” hay không?
13. Sau đêm mưa bàng bạc ấy, tiết tấu thể hiện trong phim cực kỳ nhanh, thậm chí sự chuyển đổi cũng rất nhanh, điều này có phải lại giống như đang diễn ra trong mơ không? (Chúng ta thường có những giấc mơ không liên tục và quan cảnh xung quanh thay đổi rất nhanh)
Video đang HOT
14. Tên của nữ chính và tên của người được Mã Khả trao giải ở cuối phim: “Nhân sinh, chỉ có hai từ, Như Mộng.” (Đời người giống như một giấc mơ, không có thật)
15. Trong buổi lễ trao giải sau cùng, Như Mộng đạt được giải thưởng nữ chính xuất sắc nhất, trong video tổng hợp các cảnh quay diễn xuất chỉ có cảnh khi cô còn là diễn viên quần chúng, còn tác phẩm giúp cô đạt giải thưởng lại không nhắc tới – chính là vì thời gian “một năm sau” vốn không tồn tại.
16. Như Mộng đạt được giải thưởng nữ chính xuất sắc nhất lại xuất hiện âm nhạc của bi kịch – bản nhạc “Hồ Thiên Nga”…
17. 20 năm trước, trong “Vua Hài Kịch” có một câu thoại kinh điển: “Diễn viên phụ chết bầm” (2), trong suốt bộ phim “Tân Vua Hài Kịch” toàn là “diễn viên phụ”, nhưng chỉ thiếu mất chữ “chết bầm”.
18. Đối với cốt truyện ẩn này, nó càng thể hiện rõ trong câu thoại: “Đừng quá tàn nhẫn, dù sau đây cũng là phim chiếu Tết mà.” (Không nên nói quá rõ ràng)
19. Sau khi Như Mộng được chọn làm diễn viên đóng thế trong công chúa Bạnh Tuyết, trong phòng hóa trang có một tờ poster, ống kính còn đặc tả chi tiết nội dung trên poster: “Điều kỳ diệu xảy ra ở đây”, bức tranh lại là vở ba-lê “Hồ Thiên Nga”! Hơn nữa còn có tấm gương bên cạnh, phải chăng đang ngụ ý tất cả mọi thứ cũng chỉ là “hoa trong gương, trăng trong nước” – cảnh tượng huyền ảo không có thật? (Điều kỳ diệu xảy ra ở đây, nhưng khi phản chiếu qua tấm gương sẽ trở thành “Điều tồi tệ”)
20. Cảnh cuối cùng lúc tuyển diễn viên, trợ lý nói Như Mộng “lên đời” rồi, tất cả mọi người đều nhìn Như Mộng, nhưng chỉ có một người bị cô che khuất và di chuyển cùng lúc với cô, người này dường như cũng đang múa ba-lê… Hai cánh tay người đó giơ lên như biến thành đôi cánh của Như Mộng, mọi người đều không nhúc nhích nhìn cô bước đến cánh cửa “lên đời”, người đó vẫn tiếp tục múa ở phía sau… Một lần nữa như ngụ ý dùng “Hồ Thiên Nga” tiễn đưa Như Mộng.
21. Khi Mã Khả ở nhà Như Mộng, trên bàn ăn, cha mẹ Như Mộng và Mã Khả đều có chén, chỉ Như Mộng không có.
22. Đầu phim có một ông bác bị xe đụng, Như Mộng tưởng là đang quay phim; Trong đêm mưa Như Mộng “ngã xuống”, có một người bước từ trên xe xuống cũng hỏi cô có phải đang đóng phim không. Tôi nghĩ kết thúc thật sự đã diễn ra ngay đoạn này, dường như mở đầu và kết thúc đều khớp với nhau, Như Mộng đã bị đụng xe.
23. Một số phân cảnh trong phim có hiệu ứng nhoè mờ không rõ ràng, ngoại trừ hình ảnh nhân vật. (Ví dụ cảnh Như Mộng nói chuyện với người yêu về việc thử vai Bạch Tuyết, phim được quay bằng ống kính anamorphic tạo cảm giác mờ mờ ảo ảo như mơ)
—
Ghi chú
(1) Psycho: Psycho là một bộ phim kinh dị tâm lý sản xuất năm 1960 của đạo diễn nổi tiếng Alfred Hitchcock. Phim dựa trên kịch bản của Joseph Stefano được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Robert Bloch. Psycho luôn được xem là một trong những bộ phim hay nhất của Alfred Hitchcock.
(2) Câu thoại của Trương Bá Chi, “È10;”, trong bản USLT là “Thằng rờ mọt chết bầm này!”
(Nguồn: Châu Tinh Trì VNFC)
Nếu những giả thuyết từ góc nhìn được chia sẻ như trên, quả thực Châu Tinh Trì đã không hề làm một tác phẩm cho có lệ. Mà ở đây, với những dễ dãi bề nổi được xây dựng một cách có chủ ý, cốt để tăng mức độ sâu cay và cảm thụ vị đắng giữa những miếng hài. Ông dùng cổ tích để bọc lấy nỗi khốn khổ tận cùng của một kẻ mộng mơ mang tên Như Mộng. Như vậy, càng thấm thía nỗi đau của Như Mộng, của Tinh gia khi đến nhưng cái kết bước ngoặc này, không phải tất cả khán giả đại chúng đều có thể cảm nhận, trước những thứ tưởng chừng dễ dãi vốn được đặt để đầy tình ý và tinh tế vô ngần đến độ làm xa khoảng cách của Tinh gia với khán giả, như cái cách cuộc đời đã dập tắt giấc mộng diễn viên của Như Mộng trong Tân Vua Hài.
Ở tận cùng tác phẩm, Như Mộng vốn chỉ chạm đến ước mơ trong cơn mộng mị, cũng không thể đủ sâu cay nào sánh nỗi với nỗi buồn thăm thẳm của Châu Tinh Trì khi tác phẩm này được phần lớn công chúng tiếp nhận thấu vẹn cho đến bài chia sẻ giải mã bên trên.
Dù một số dẫn chứng còn thiếu chính xác hoặc vẫn có thể lí giải theo hướng ngược lại ví dụ như việc Mã Khả (Vương Bảo Cường) phải đích thân thông báo việc trúng tuyển thì Như Mộng mới biết mình tin mình được chọn đi thử vai cho đạo diễn Châu Tinh Trì, hay việc đặt vé máy bay cho Như Mộng v.v… nhưng giả thuyết này vẫn đặt ra được một vấn đề ngược lại cho toàn bộ nội dung, làm cho phim có chiều sâu hơn và từ đó cũng thể hiện tài năng xuất chúng của Châu Tinh Trì ở vị trí đạo diễn phim điện ảnh.
Tân Vua Hài Kịch là một tác phẩm vừa giải trí, vừa sâu cay đáng suy ngẫm. Hài vì những tình tiết gây cười trong phim nhưng cũng chính những tình tiết đó lại nói lên một thực tế buồn đến cháy lòng trong ngành công nghiệp khắc nghiệt.
Tân Vua Hài Kịch hiện đang được chiếu tại các rạp toàn quốc.
Theo trí thức trẻ
'Nhân sinh, chỉ hai từ, Như Mộng': Phải chăng cô ấy đã chết trong đêm mưa, thành công chỉ là một giấc mơ?
"Nhân sinh, chỉ hai từ, như mộng..." Đó là câu hỏi khiến mọi người bị ám ảnh sau khi xem phim "Tân Vua hài kịch" của Châu Tinh Trì.
Trong mùa Tết Nguyên đán 2019, bộ phim điện ảnh Tân Vua hài kịch (Tân Hỷ kịch chi vương) do Châu Tinh Trì ra rạp, nhận được nhiều người lời khen chê từ khán giả Trung Quốc cũng như Việt Nam. Chuyện phim kể về nữ diễn viên quần chúng Như Mộng, tài năng nhưng kém xinh đẹp khiến cho con đường sự nghiệp của cô trở nên vô cùng chông chênh, khó khăn. Như Mộng thường xuyên bị chèn ép ở phim trường, chịu nhiều cay đắng nhục nhã trước lời nói của nhiều người trong nghề... Thậm chí, con đường tình duyên của cô cũng lận đận, gặp phải loại đàn ông không tốt.
Sau này nhờ sự động viên của một người diễn viên khiến cô thức tỉnh, đồng thời năng lực diễn xuất cũng được người trọng dụng và tỏa sáng. Kết quả, Như Mộng nhận được giải Ảnh hậu trong một lễ trao giải trong niềm hạnh phúc và tự hào của gia đình và bản thân cô.
Thế nhưng...
NHÂN SINH, CHỈ HAI TỪ, NHƯ MỘNG.
Trong phim Tân vua hài kịch, sau khi bẽ bàng phát hiện bạn trai phản bội, sống với cô chỉ vì lợi dụng số tiền ít ỏi mà Như Mộng phải vất vả lao động để có được, cộng thêm vào đó là những khó khăn, ức chế, tủi hờn trong nghề diễn viên..., Như Mộng đã chạy xe trong vô thức giữa trời mưa tầm tã... Cô suýt bị tai nạn, may mắn thức tỉnh nhờ vào một chiếc ô tô phanh gấp và trở về nhà trong sự tỉnh ngộ của mình về mọi thứ...
Sau đêm mưa, tất cả mọi thứ "như mộng" kia đều là niệm tưởng vẫn chưa hoàn thành. Thật ra trong phim có rất nhiều ám chỉ về "cái chết" của Như Mộng, và 23 tình tiết rõ rệt nhất là:
1. Phim mở đầu không lâu là cảnh chiếc xe chở các diễn viên quần chúng đi đóng phim, trong những người này chỉ có Như Mộng diễn vai "tử thi". Ngồi trên xe, Như Mộng đeo tai nghe vừa ăn cơm vừa nghe nhạc, giai điệu nổi lên là "Hồ Thiên Nga" nổi tiếng được viết bởi Tchaikovsky. "Hồ Thiên Nga" vốn có nhiều kết thúc khác nhau, nhưng theo sáng tác ban đầu, giai điệu này được viết với tính chất bi thảm, hay nói chính xác hơn là bi kịch. (Bản nhạc này đặc biệt quan trọng, phần sau sẽ còn đề cập tới)
2. Ngày sinh nhật của cha Như Mộng, ông nói trên bàn cơm: "Tao hy vọng mày sẽ trở thành một luật sư trong tương lai chứ không phải là một tử thi." (Cảnh này Như Mộng được hoá trang thành tử thi)
3. Tình tiết Như Mộng đóng giả nữ quỷ áo đỏ hù ma Mã Khả khiến tất cả khán giả đều cười thật to, nhân viên trường quay nói với Mã Khả: "Cô ấy đã tự tử." Cá nhân tôi cho rằng, điều này cũng là một kiểu ám chỉ Như Mộng đúng là sẽ tự tử ở phần tiếp theo.
4. Như Mộng là diễn viên quần chúng đang quay cảnh lưng trần trong phòng tắm, cô bị chửi vì da dẻ nhăn nheo chảy xệ. Cảnh này là một sự tôn vinh và gợi nhớ đến "Psycho" (1), mà trong phim này, người trong phòng tắm đã bị lấy mạng.
5. Như Mộng phát hiện ra bộ mặt thật của Charlie, cô vừa nói muốn gặp tên cặn bã này thì liền có thể "bắt gian ngay tại trận", cô bị hắn tát mạnh vào mặt, cái tát đó tựa như một viên đạn then chốt lấy mạng Như Mộng; Trong đêm mưa bàng bạc, cô nhắm mắt lại, một lần nữa giai điệu "Hồ Thiên Nga" trong tai nghe lại vang lên, điều này ám chỉ rằng bi kịch đã xảy ra.
6. Nhớ lại câu chuyện khi đóng giả nữ quỷ hù ma, Như Mộng đã mặc trang phục màu đỏ, Mã Khả cũng đặc biệt nhấn mạnh cô gái trong gương mặc quần áo "màu đỏ". Ngay trong đêm mưa, Như Mộng gọi điện thoại cho Charlie hỏi hắn mặc quần áo màu gì, Charlie nói hắn vẫn luôn mặc quần đen áo sơ mi trắng, thế nhưng chúng ta đều nhìn thấy hắn mặc cái quần màu đỏ. Thoáng giật mình khi nghĩ đến đoạn gần cuối phim, Như Mộng đang tham gia casting tại trường quay, cô đã diễn một tên lừa đảo (là Charlie), cô nghĩ tới hắn, sau đó góc quay chuyển cảnh đến chân của Như Mộng mặc một chiếc quần màu đỏ...
7. Vẫn là trong đêm mưa này, lúc Như Mộng ngã xuống có một người bước từ trên xe xuống và nói "Đừng ngủ nữa, cô đang đóng phim sao?" Trên thực tế, hình ảnh người lái xe này không có thật, sẽ không ai nói những lời như vậy. Ngay sau đó Như Mộng nói "Tôi tỉnh rồi!" và bước đi theo hướng ngược lại với lúc đầu, có phải điều này cũng đang ám chỉ hướng ngược lại của sự sống không?
8. Sau đêm mưa, Như Mộng đang làm phục vụ tại một nhà hàng thì thấy Mã Khả xuất hiện trên TV, cô nói mình cũng từng là một diễn viên, sau đó có người hỏi "Cô có gặp qua Lý Tiểu Long không?" Như Mộng nói "Long gì tôi đều gặp cả." Rồi trong lễ trao giải cuối phim, Tiểu Mễ muốn qua nịnh bợ Như Mộng thì có người đứng chặn lại không thể đi qua, người đó chính là "Lý Tiểu Long" - kiểu tóc, trang phục, kể cả động tác đều giống như đúc.
9. Mã Khả nhờ video "Dọa Té Đái" mà trở mình, Mã Khả nói rất biết ơn Như Mộng, nhưng anh ta không biết tên của cô. Vậy mà một giây kế tiếp đổi sang phân cảnh mới, ngay cả tên của đối phương là gì Mã Khả cũng không biết, sao lại có thể tìm đến nhà Như Mộng nhanh đến vậy?
10. Mã Khả nói cho Như Mộng nghe tin cô được tham gia cuộc thi tuyển diễn viên tài năng của đạo diễn Châu Tinh Trì, nhưng vì sao bên sản xuất không trực tiếp liên hệ mà lại là Mã Khả thông báo cho cô hay? Nó không hợp lý về mặt logic, nhưng "giấc mơ" không cần logic!
11. Mã Khả lấy điện thoại di động ra định đưa tin tức cho Như Mộng xem, nhưng không có sóng nên không thể mở ra, vậy mà mẹ của Như Mộng lại có thể đặt vé máy bay cho Như Mộng ngay lập tức.
12. Nếu Như Mộng thật sự đã "lên đời" thành công, cánh cửa được đẩy ra có cần tràn ngập ánh sáng giống như "trong mơ" hay không?
13. Sau đêm mưa bàng bạc ấy, tiết tấu thể hiện trong phim cực kỳ nhanh, thậm chí sự chuyển đổi cũng rất nhanh, điều này có phải lại giống như đang diễn ra trong mơ không? (Chúng ta thường có những giấc mơ không liên tục và quan cảnh xung quanh thay đổi rất nhanh)
14. Tên của nữ chính và tên của người được Mã Khả trao giải ở cuối phim: "Nhân sinh, chỉ có hai từ, Như Mộng." (Đời người giống như một giấc mơ, không có thật)
15. Trong buổi lễ trao giải sau cùng, Như Mộng đạt được giải thưởng nữ chính xuất sắc nhất, trong video tổng hợp các cảnh quay diễn xuất chỉ có cảnh khi cô còn là diễn viên quần chúng, còn tác phẩm giúp cô đạt giải thưởng lại không nhắc tới - chính là vì thời gian "một năm sau" vốn không tồn tại.
16. Như Mộng đạt được giải thưởng nữ chính xuất sắc nhất lại xuất hiện âm nhạc của bi kịch - bản nhạc "Hồ Thiên Nga"...
17. 20 năm trước, trong "Vua Hài Kịch" có một câu thoại kinh điển: "Diễn viên phụ chết bầm" (2), trong suốt bộ phim "Tân Vua Hài Kịch" toàn là "diễn viên phụ", nhưng chỉ thiếu mất chữ "chết bầm".
18. Đối với cốt truyện ẩn này, nó càng thể hiện rõ trong câu thoại: "Đừng quá tàn nhẫn, dù sau đây cũng là phim chiếu Tết mà." (Không nên nói quá rõ ràng)
19. Sau khi Như Mộng được chọn làm diễn viên đóng thế trong công chúa Bạnh Tuyết, trong phòng hóa trang có một tờ poster, ống kính còn đặc tả chi tiết nội dung trên poster: "Điều kỳ diệu xảy ra ở đây", bức tranh lại là vở ba-lê "Hồ Thiên Nga"! Hơn nữa còn có tấm gương bên cạnh, phải chăng đang ngụ ý tất cả mọi thứ cũng chỉ là "hoa trong gương, trăng trong nước" - cảnh tượng huyền ảo không có thật? (Điều kỳ diệu xảy ra ở đây, nhưng khi phản chiếu qua tấm gương sẽ trở thành "Điều tồi tệ")
20. Cảnh cuối cùng lúc tuyển diễn viên, trợ lý nói Như Mộng "lên đời" rồi, tất cả mọi người đều nhìn Như Mộng, nhưng chỉ có một người bị cô che khuất và di chuyển cùng lúc với cô, người này dường như cũng đang múa ba-lê... Hai cánh tay người đó giơ lên như biến thành đôi cánh của Như Mộng, mọi người đều không nhúc nhích nhìn cô bước đến cánh cửa "lên đời", người đó vẫn tiếp tục múa ở phía sau... Một lần nữa như ngụ ý dùng "Hồ Thiên Nga" tiễn đưa Như Mộng.
21. Khi Mã Khả ở nhà Như Mộng, trên bàn ăn, cha mẹ Như Mộng và Mã Khả đều có chén, chỉ Như Mộng không có.
22. Đầu phim có một ông bác bị xe đụng, Như Mộng tưởng là đang quay phim; Trong đêm mưa Như Mộng "ngã xuống", có một người bước từ trên xe xuống cũng hỏi cô có phải đang đóng phim không. Tôi nghĩ kết thúc thật sự đã diễn ra ngay đoạn này, dường như mở đầu và kết thúc đều khớp với nhau, Như Mộng đã bị đụng xe.
23. Một số phân cảnh trong phim có hiệu ứng nhoè mờ không rõ ràng, ngoại trừ hình ảnh nhân vật. (Ví dụ cảnh Như Mộng nói chuyện với người yêu về việc thử vai Bạch Tuyết, phim được quay bằng ống kính anamorphic tạo cảm giác mờ mờ ảo ảo như mơ)
Tất cả những điều trên không thể gọi là mổ xẻ quá đáng, nếu trùng hợp một hai cái có lẽ không sao, nhưng nhiều như vậy tôi không thể không... Tinh gia vẫn ôn hòa và dùng cổ tích phủ lấy toàn bộ bi kịch xung quanh. Mọi thứ không thể được thực hiện trong hiện thực đều có thể đạt được trong giấc mơ.
Vì lẽ đó, diễn viên quần chúng Như Mộng có thể "nhìn thấy" cha mẹ nói những lời chua ngoa nhưng mềm lòng, có thể "nhìn thấy" bạn trai cũ sống không tốt, "nhìn thấy" bạn thân thực dụng chứng kiến thành công của mình, "nhìn thấy" vị đạo diễn đã xúc phạm mình trao giải thưởng cho mình, "nhìn thấy" bản thân sau khi vũ trụ bị hủy diệt.
Chú thích trong bài:
(1) Psycho: Psycho là một bộ phim kinh dị tâm lý sản xuất năm 1960 của đạo diễn nổi tiếng Alfred Hitchcock. Phim dựa trên kịch bản của Joseph Stefano được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Robert Bloch. Psycho luôn được xem là một trong những bộ phim hay nhất của Alfred Hitchcock.
(2) Câu thoại của Trương Bá Chi, "È10;", trong bản USLT là "Thằng rờ mọt chết bầm này!
Theo saostar
Phim Trung Tết 2019: Thương hiệu Châu Tinh Trì, Thành Long đã hết thời, bị đàn em Ngô Kinh qua mặt Ở mùa phim Tết năm nay, điện ảnh Hoa Ngữ gây bất ngờ khi những tên tuổi như Thành Long, Châu Tinh Trì lại không phải là những cái tên bảo chứng cho doanh thu phòng vé, hoàn toàn lép vế trước đàn em Ngô Kinh, Thẩm Đằng. Tết Nguyên Đán vẫn luôn là khoảng thời gian vàng để các nhà làm phim...