Mưu trí đối mặt với tội phạm gieo rắc cái chết trắng
Khi quyết định phá một vụ án, điều đầu tiên Thiếu tá Kiên nghĩ đến là sự an toàn của những người đồng chí, đồng đội đang ngày đêm sát cánh bên anh trong cuộc chiến cam go và đầy rẫy những hiểm nguy, phía sau họ là những người vợ, người mẹ…đang ngày đêm mong ngóng!.
Trong bóng tối nhập nhoạng, thấp thoáng một bóng người trẻ tuổi… Gã ngó nghiêng quan sát, rồi bước nhanh vào căn nhà nằm cuối con phố thuộc địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội), cánh cửa vội khép lại. Một tia hy vọng nhen nhóm dâng lên trong lòng Thiếu tá Phạm Trung Kiên, Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC 47) Công an tỉnh Phú Thọ và những đồng đội của anh. Vậy là nhận định của anh là hoàn toàn chính xác, đối tượng Nguyễn Thọ Việt Khánh Cường (trú tại tổ 7, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) còn có biệt danh là Cường Công, một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy đang lẩn trốn ở Hà Nội…
1.Cường Công là mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh. Các bị can bị bắt giữ trước đó đều khai rằng anh ta là đầu mối cung cấp hàng trắng…Việc bắt giữ đối tượng này vì thế là chìa khóa quyết định sự thành công của vụ án.
Ngay trong đêm, một kế hoạch đánh án tỷ mỷ, chi tiết đã được Thiếu tá Phạm Trung Kiên cùng đồng đội của anh kỳ công dựng lên nhằm bắt giữ kẻ gieo rắc cái chết trắng. Cùng vào thời điểm đó, một tổ công tác thuộc Phòng PC 47 do Thiếu tá Kiên trực tiếp chỉ đạo đã bí mật nắm bắt di biến động của Cường.
Đúng như phán đoán của Thiếu tá Kiên và đồng đội căn nhà này Cường dùng để chứa đồ đạc đồng thời cũng là điểm đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Cường ở lại căn nhà chừng nửa tiếng rồi vội vã bỏ đến một nhà nghỉ ở gần bến xe Hà Đông (Hà Nội). Những thông tin do trinh sát báo về, đòi hỏi vị chỉ huy trận đánh phải có những quyết đoán kịp thời và đúng đắn. Cường nhiễm HIV giai đoạn cuối rất manh động, anh ta xác định trốn được ngày nào thì sống được ngày ấy.
Thiếu tá Phạm Trung Kiên, Phó trưởng Phòng PC 47, Công an tỉnh Phú Thọ.
Khi quyết định phá một vụ án, điều đầu tiên Thiếu tá Kiên nghĩ đến là sự an toàn của những người đồng chí, đồng đội đang ngày đêm sát cánh bên anh trong cuộc chiến cam go và đầy rẫy những hiểm nguy, phía sau họ là những người vợ, người mẹ…đang ngày đêm mong ngóng!.
Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, sự quyết đoán của người chỉ huy có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của vụ án. Theo kế hoạch đã được xây dựng, anh chỉ đạo cán bộ trong tổ công tác bí mật bao vây toàn bộ nhà nghỉ nơi Cường đang ẩn náu. Trong giây phút căng thẳng ấy, Thiếu tá Kiên là người đi đầu, trực tiếp bắt giữ Cường, trước sự ngỡ ngàng đến kinh hãi của kẻ phạm tội.
Thiếu tá Kiên kể lại: Suốt chặng đường từ Hà Nội về TP Việt Trì, Cường lặng im không nói gì. Biết vợ Cường vừa sinh con nhỏ, anh đã dùng tình phụ tử để tác động vào tâm lý của đối tượng này. Khi nhắc đến vợ con, Cường có sự chuyển biến rõ rệt về tâm lý. Đối tượng nói rằng anh ta biết sẽ không thoát khỏi Công an nhưng trốn được ngày nào hay ngày ấy, Cường sẽ khai báo thành khẩn nếu được gặp vợ con…
Trong đêm hôm đó, sau khi được gặp mẹ và vợ, Cường khai báo ra các nguồn ma túy lớn, giúp Thiếu tá Kiên và đồng đội mở rộng đường dây, bắt tổng cộng 57 đối tượng, Trong số đó, đáng chú ý là trường hợp của Nguyệt, bị bắt cùng tang vật là 2kg ma túy tổng hợp và đầu mối cung cấp ma túy tổng hợp từ Trung Quốc đưa về các tỉnh tiêu thụ là Hoàng Việt Cường, ở Vân Đồn (Quảng Ninh).
Video đang HOT
Như để minh chứng, Thiếu tá Kiên kể cho chúng tôi một vụ án kinh điển, anh và đồng đội đã dày công khám phá. Vụ án bắt nguồn từ việc Phòng PC 47 Công an tỉnh Phú Thọ bắt giữ Hà Kim Đoài, phạm nhân cải tạo tại trại giam Tân Lập (Bộ Công an). Anh chia sẻ: Yêu cầu đặt ra lúc đó là phải đảm bảo tuyệt đối bí mật công tác xác minh, nắm bắt phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng… 2. Đó là một trong nhiều vụ án Thiếu tá Phạm Trung Kiên cùng đồng đội khám phá thành công trong những năm qua. Phần việc anh được giao trọng trách là mảng trinh sát, phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Cả tổ chỉ có 7 cán bộ, trong điều kiện trang thiết bị còn nhiều hạn chế nên công việc của anh và đồng đội vất vả hơn nhiều phần.
Việc này khó khăn chẳng khác gì “mò kim đáy bể” bởi đối tượng cải tạo tại trại giam đều là những kẻ cộm cán, có mức án từ 15 năm đến chung thân và tử hình, chúng lì lợm có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để che đậy hành vi phạm tội. Là phạm nhân cộm cán trong trại, ban đầu Hà Kim Đoài ngoan cố, quanh co chối tội, giấu giếm không nhận tội danh mua bán ma túy từ ngoài vào trong trại… Khi ấy, Thiếu tá Kiên đã chỉ đạo điều tra viên tập hợp đủ căn cứ thu thập được trong quá trình trinh sát xác minh, vừa đấu tranh vừa giáo dục cảm hóa thuyết phục… Đoài sau đó đã nhận tội và thành khẩn khai thêm nhiều phạm nhân khác cùng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
Vào thời điểm đó, anh cùng các trinh sát trong đơn vị cũng đang điều tra mở rộng với vụ án khác, có tính chất nghiêm trọng, song Thiếu tá Kiên vẫn nỗ lực đấu tranh bóc gỡ toàn bộ các ổ nhóm hoạt động phạm tội về ma túy đang diễn ra xung quanh và trong khu vực Trại giam Tân Lập. Anh đã chỉ đạo trinh sát và trực tiếp phân công cán bộ chia thành nhiều tổ theo dõi hoạt động phạm tội ma túy của các ổ nhóm.
Không ít lần, người chỉ huy ấy thâm nhập địa bàn, nắm bắt hoạt động của các đối tượng có biểu hiện móc nối với phạm nhân để nắm bắt quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, xác minh nguồn kinh tế, phương thức lấy hàng (heroin) cũng như cách thức đưa nhận tiền…Thành công của vụ án đã tạo nên dư âm rất tốt, trong dư luận quần chúng, gia đình các phạm nhân cũng như chính quyền địa phương.
Thiếu tá Phạm Trung Kiên (trái) chia sẻ với các đồng nghiệp kinh nghiệm đánh án.
3. Siêu lợi nhuận của việc mua bán cái chết trắng khiến tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt…điều này đồng nghĩa với công việc của Thiếu tá Kiên và đồng đội càng gian nan hơn. Một vụ án được xác lập, người chỉ huy ấy cũng thao thức cùng anh em…từ công tác trinh sát, điều tra đến quá trình mở rộng vụ án, những tình huống phát sinh, tạo điều kiện để vụ án thành công. Những vụ án do anh và đồng đội xác lập hầu hết đều làm đến tận cùng…
Còn nhớ thời điểm Phòng PC 47 lập án đấu tranh, triệt phá tụ điểm mua bán trái phép chất ma túy tại phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khoảng 15h30′ ngày 31/10/2013, Phòng PC 47 phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Chí Sanh (SN 1966, HKTT tại xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với mục đích để bán.
Vụ án bắt nguồn từ việc Thiếu tá Kiên và đồng đội có thông tin về đối tượng làm nghề xe ôm, mua bán trái phép chất ma túy nhưng sau khi mở rộng đường dây đã truy tố 23 bị can. Hầu hết các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án này đều là anh chị em họ hàng trong gia đình. Sau khi Phòng PC47 bắt giữ và đấu tranh thành công với chuyên án này, nhiều khu dân cư, quần chúng nhân dân đã gửi thư bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Phòng PC47 Công an tỉnh Phú Thọ.
Có một kỷ niệm mà mỗi khi nhớ lại, Thiếu tá Kiên lại thấy sống mũi cay cay. Thời điểm đó, anh đang là đội trưởng đội án 2, Phòng PC 47 Công an tỉnh Phú Thọ. Trong khi đang chỉ đạo một mũi trinh sát bắt giữ 2 vợ chồng đối tượng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy ở Cổ Tiết, Tam Nông (Phú Thọ), Thiếu tá Kiên nhận được tin dữ, mẹ anh được đưa vào Bệnh viện 198 cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu…
Vào thời điểm trước đó, mẹ anh mắc bệnh tim mạch, huyết áp và thường xuyên đau ốm. Hôm đó, bà đột ngột ngất xỉu, khi mọi người đưa vào bệnh viện cấp cứu thì phát hiện, ngoài căn bệnh trên bà còn bị một khối u ác tính ở giai đoạn cuối, không thể chữa trị.
Vượt qua đau thương, mất mát Thiếu tá Kiên cùng đồng đội hoàn tất việc bắt giữ các đối tượng rồi một mình một xe, anh vội vã trở về Hà Nội. Trên suốt dọc đường đi, nước mắt anh cứ ứa ra…
Chia sẻ với chúng tôi, Thiếu tá Kiên bộc bạch: Bắt được đối tượng đã khó, đấu tranh để chúng khai nhận hành vi phạm tội càng không dễ dàng. Hầu hết đối tượng ma túy đều là những kẻ có tiền án, lì lợm, sừng sỏ khó thuyết phục. Cùng với những chứng cứ, tài liệu, anh đã khéo léo tác động vào tâm lý, vừa áp dụng biện pháp nghiệp vụ vừa thuyết phục, buộc những kẻ gieo rắc cái chết trắng khai nhận hành vi phạm tội của chúng cùng đồng bọn.
Người chỉ huy ấy không ngại khó, ngại khổ cùng anh em ngày đêm lặn lội vất vả. Sự sát sao và sự tận tâm của người chỉ huy đã tạo tinh thần, khí thế và sự nhiệt huyết trong công việc của anh em đơn vị. Cũng vì thế, anh đã nắm bắt được nhiều thời cơ và có những quyết định chính xác, mấu chốt đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh với tội phạm ma túy.
Với những thành tích đã đạt được, từ năm 2013 đến nay, Thiếu tá Phạm Trung Kiên luôn được tập thể Phòng PC47 Công an tỉnh Phú Thọ bình bầu danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; 2 lần được Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong đấu tranh trấn áp tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… Song với người chỉ huy ấy, niềm vui lớn lao nhất là được thấy những xóm làng yên bình, không bị tàn phá bởi ma túy.
Theo Canh sat Toan câu
16 phạm nhân chung thân ngang nhiên bán ma túy trong tù
16 phạm nhân mang án chung thân cấu kết với 35 đối tượng là phạm nhân, người ngoài xã hội tuồn ma túy vào trại giam và buôn bán ngay trong trại (chủ yếu phạm nhân trong trại này đều có án về ma túy).
Đây là một vụ án buôn bán ma túy gây rúng động dư luận vừa được Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với trại giam Tân Lập (bộ Công an) bóc gỡ thành công. Quá trình xác minh, phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC 47, Công an tỉnh Phú Thọ) đã khởi tố 51 bị can... Từ số báo này, Người Đưa Tin sẽ khởi đăng loạt bài độc quyền về chiến công phá án ma túy của lực lượng Công an trại giam Tân Lập, phối hợp cùng với lực lượng Công an Phú Thọ.
Vụ án được mở nút từ thông tin tố giác tội phạm của quần chúng và sự phối hợp chặt chẽ của cán bộ chiến sỹ Công an trại giam Tân Lập. Quá trình điều tra, 51 bị can khai báo đã móc nối, câu kết với nhau mua bán, vận chuyển ma túy đưa vào trại giam từ giữa năm 2011 đến nay. Số lượng ma túy đưa vào trại là 28 cây, 38 chỉ heroin với tổng số tiền thu lời bất hợp pháp khoảng 500 triệu đồng. Vật chứng bị lực lượng công an thu giữ gồm hơn 105g heroin; 0,433g ma túy tổng hợp, 64 triệu đồng tiền mặt...
Phá án từ... chiếc xô nhựa
Nằm ở hai xã Mỹ Lung (huyện Yên Lập) và Vô Tranh (huyện Hạ Hòa) của tỉnh Phú Thọ, trại giam Tân Lập có khoảng 2/3 số phạm nhân đang cải tạo là con nghiện ma túy, việc cách ly với xã hội và sử dụng chất ma túy chỉ là tạm thời, không phải là hình thức cai nghiện nên nhu cầu sử dụng ma túy vẫn rất cao. Chính vì thế, các đối tượng luôn tìm các cơ hội để móc nối với người ngoài xã hội để mua bán trái phép chất ma túy...
Xác định trại giam Tân Lập là địa bàn trọng điểm, nhiều năm qua, phòng PC47 Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với đơn vị làm tốt công tác quản lý người nghiện, rà soát các đối tượng nằm trong diện quản lý nghiệp vụ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, PC47 phát hiện một số phạm nhân ở trại có nhiều dấu hiệu nghi vấn và đã báo cáo những dấu hiệu bất thường này cho ban Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ lập chuyên án đấu tranh.
Phòng PC 47 Công an tỉnh Phú Thọ tiến hành khám xét và bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Chính.
Khoảng 11h ngày 28/1/2013, tại phân trại số 3, trại giam Tân Lập, cán bộ trại giam kiểm tra phạm nhân đi lao động về khu giam phát hiện phạm nhân Hà Kim Đoài (SN 1962, quê xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Đoài có án phạt chung thân, đang lao động cải tạo tại đội 19, phân trại số 3, mang theo một xô nhựa có biểu hiện nghi vấn vào khu giam giữ nên đã yêu cầu dừng lại kiểm tra. Đoài không chấp hành yêu cầu, đối tượng bước vào khu giam và lấy trong xô nhựa một túi nilon màu trắng rồi ném về phía vườn hoa. Cán bộ trại giam đã khống chế Đoài và thu giữ gói nilon, bên trong có 0,781g heroin. Từ đây, với sự đấu tranh kiên trì và tỉ mỉ của các cán bộ phòng PC47, một đường dây mua bán trái phép chất ma túy đã được hé lộ.
Sau khi được động viên, Đoài khai nhận: Trước ngày 28/1/2013, phạm nhân Nguyễn Văn Long (SN 1981, quê ở Lạng Giang - Bắc Giang) phạm tội giết người, án phạt chung thân (vào thời điểm đó đang cải tạo tại đội 7, phân trại số 3, trại giam Tân Lập) đưa cho phạm nhân Bùi Hồng Khanh (SN 1962, quê ở phường Mỏ Chè, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bốn cục heroin đúc trong vỏ bao thuốc lá Thăng Long. Khanh sau đó đã đưa số ma túy trên cho Đoài và nhờ Đoài cất giấu hộ. Đoài đã đem bốn cục heroin (tổng số 2 chỉ 04 phân) cất giấu ở nóc trần nhà kho của xưởng khâu bóng. Khoảng ba ngày sau, Long bảo Đoài đưa cho Long hai cục heroin để Long bán, còn lại hai cục heroin Đoài đã cắt lấy bớt mỗi cục một ít rồi gói lại như cũ, sau đó Đoài đưa tiếp hai cục heroin còn lại để Long bán. Ngày 28/1/2013, Đoài đem số heroin này vào khu giam giữ thì bị cán bộ trực trại phát hiện thu giữ như đã nêu trên.
Căn cứ vào lời khai của Hà Kim Đoài, cơ quan CSĐT đã trích xuất Nguyễn Văn Long, Bùi Hồng Khanh từ trại giam Tân Lập về trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ để điều tra. Nguồn gốc bốn cục hêroin này là của phạm nhân Phạm Trọng Đại (SN 1978, quê ở Niệm Nghĩa, Lê Chân, Hải Phòng) đang cải tạo tại phân trại số 3. Từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2013, Long mua của Đại 30 lần được 3 chỉ 5 phân và nhiều gói nhỏ heroin. Cơ quan điều tra có đủ căn cứ chứng minh tổng số Long mua của Nguyễn Bá Tiến, Lê Trọng Đại, Phạm Trọng Đại, Nguyễn Đức Chính là 16 chỉ 21 phân và nhiều gói nhỏ heroin. Căn cứ vào lời khai của Nguyễn Văn Long, CQĐT đã tiến hành ghi lời khai của các phạm nhân Nguyễn Thanh Bình, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Văn Sáu và Trần Duy Hưng. Các phạm nhân này đều khai nhận đã mua ma túy của Long phù hợp với lời khai của Long. Dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, phòng PC47 đã tập trung toàn bộ nhân lực điều tra và xác định năm ổ nhóm hoạt động về ma túy.
Lật tẩy những thủ đoạn tinh vi
Nhóm đối tượng vận chuyển thuê ma túy từ ngoài trại giam đem vào trại cho các đối tượng ở bên trong gồm có Nguyễn Văn Thuận (SN 1964, ở Thạch Khoán, Thanh Sơn, Phú Thọ), đối tượng có án phạt 7 năm, 6 tháng về tội mua bán trái phép chất ma túy; Nguyễn Tiến Dũng (SN 1968, ở Tân Phương, Thanh Thủy, Phú Thọ) và Vương Văn Thao (SN 1964, ở Quảng Hà, Quảng Ninh).
Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, Thượng tá Phạm Đình Thi (Phó trưởng phòng PC47 - Công an tỉnh Phú Thọ) cho biết: Việc vận chuyển ma túy của các đối tượng được tiến hành bằng hai cách: Người nhà phạm nhân (đối với phạm nhân có người nhà cũng hoạt động mua bán ma túy thì hoặc đồng bọn gửi ma túy giấu vào quà trực tiếp gửi cho phạm nhân tại cổng trại). Nhiều trường hợp, ma túy được gửi qua đường bưu phẩm chuyển vào cho phạm nhân bằng thủ đoạn cất giấu vô cùng tinh vi mà mắt thường không thể phân biệt được như giấu trong nhiều củ lạc khô để trong túi lạc, trong túi kẹo, trong gói mỳ tôm, hộp sữa...
Đa số việc vận chuyển ma túy từ ngoài vào trại giam được thực hiện bằng thủ đoạn giấu ma túy vào địa điểm cố định ở bên ngoài trại (trước đó, đối tượng đã điện thoại bàn bạc với phạm nhân). Sau đó, các phạm nhân ra ngoài trại lao động lấy ma túy để đem vào trại.
Một số phạm nhân cải tạo ở trại giam Tân Lập đã ra trại, do thông thạo địa hình đã liên lạc với phạm nhân để hẹn địa điểm ném ma túy vào khu vực lao động, cất giấu ma tuý và đồ vật cấm như điện thoại di động để hôm sau các phạm nhân ra lao động lấy đem vào trại.
Anh Đạt - Nhật Minh
(Còn nữa)
Theo_Người Đưa Tin
Thông tin mới vụ Phó trưởng CA huyện bị hàng trăm người vây giữ Liên quan tới vụ việc Phó trưởng Công an huyện Tam Nông (Công an tỉnh Phú Thọ) bị cả trăm người dân vây giữ tại trụ sở UBND xã Tề Lễ, trưa ngày 7/5, anh Nguyễn Công Thức (35 tuổi, ngụ tại khu 5, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đã được tại ngoại về nhà. Hiện vụ án được...