Mưu sự tại nhân

Theo dõi VGT trên

Dư luận trong và ngoài khu vực đang quan tâm tới chuyến thăm chính thức Hàn Quốc (3 và 4/7) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Bởi đây là lần đầu tiên, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc phá lệ thăm Seoul trước Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, ông Tập Cận Bình và bà Park Geun-hye hội đàm tới lần thứ 5 trong vòng 1 năm, nhưng chưa gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc, trong khi Seoul là đối tác đứng hàng thứ 5 của Bắc Kinh. Trong khi đó, CHDCND Triều Tiên đã bắ.n thử 7 quả tên lửa trong các ngày 2/7, 29/6, 26/6 và ông Kim Jong-un đã trực tiếp chỉ huy các vụ thử nghiệm tên lửa này. Được biết, ngày 1/7, giới chức quân sự hàng đầu của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tới Hawaii (Mỹ) để bàn biện pháp tăng cường hợp tác quân sự đối phó với các năng lực hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Mưu sự tại nhân - Hình 1

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Park Geun-hye

Ngụy biện để thay đổi thực tế

Sáng 2/7 (theo giờ Việt Nam), trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington DC, Phó cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes tuyên bố, Washington không muốn các nước giải quyết tranh chấp bằng biện pháp cưỡng ép và sẽ nêu vấn đề này tại cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế MỹTrung sắp tới tại Bắc Kinh. Ông Ben Rhodes khẳng định, vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và an ninh hàng hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông đang trở thành tâm điểm không chỉ trong đối thoại MỹTrung, mà còn đối với toàn bộ khu vực.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jack Lew sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới Bắc Kinh trong ngày 9 và 10/7 để tham gia Đối thoại chiến lược và kinh tế song phương lần thứ 6 với Phó thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì. Ngoại trưởng John Kerry từng tuyên bố, nếu MỹTrung cùng quan tâm đến mọi vấn đề của thế giới thì sẽ mang lại hiệu quả tương hỗ rất lớn và điều này giống như một thông điệp: Đã đến lúc MỹTrung cùng phân chia thế giới.

Ngày 29/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus ở Bắc Kinh và nhấn mạnh, TrungMỹ nên duy trì các nguyên tắc trong mô hình quan hệ kiểu mới giữa các nước lớn, trong đó nêu bật nguyên tắc không xung đột và không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi. Đại sứ Max Baucus cho rằng, MỹTrung là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới và Washington sẽ tiếp tục hợp tác với Bắc Kinh nhằm xây dựng mô hình quan hệ mới giữa những nước lớn.

Trên tờ The Philippine Star ngày 30-6, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley đã bác bỏ những suy đoán của Bắc Kinh cho rằng, Washington âm mưu kích động gây rối với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với láng giềng. Đồng thời nhấn mạnh, Mỹ và các nước láng giềng muốn nhìn thấy sự minh bạch hơn về khả năng hải quân của Trung Quốc để họ tin rằng, bảo vệ các tuyến đường biển thực sự là mục đích của việc mở rộng hải quân của Trung Quốc.

Cũng trong ngày 30/6, Tạp chí The National Interest đăng bài của chuyên gia Harry J.Kazianis tại Viện Nghiên cứu chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham (Anh) cảnh báo, Trung Quốc đang thực hiện âm mưu điều chỉnh chiến lược ở Biển Đông nhằm củng cố vị thế của mình bằng cách hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 tại khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát hành bản đồ mới… để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của họ ở Biển Đông. Những động thái này đ.e dọ.a trực tiếp đến các quốc gia hưởng lợi trong khu vực, do đó ASEAN phải phản đối hành động của Trung Quốc bằng mọi cách có thể.

Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ) cho rằng, Trung Quốc đang âm mưu hợp lý hóa “đường lưỡi bò” thông qua các động thái gây hấn như cố tình thay đổi hiện trạng tại Biển Đông (hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa giàn khoan Nam Hải 9 hoạt động tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc; đồng thời cải tạo ít nhất 5 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phát hành bản đồ khổ dọc mới về “đường lưỡi bò 10 đoạn”); hăm dọa và tạo thêm nhiều “sự đã rồi”. Theo Hãng Bloomberg, giàn khoan Nam Hải 9 bắt đầu đi vào hoạt động ngày 24/6 và sẽ kết thúc ngày 20/8.

Video đang HOT

Mưu sự tại nhân - Hình 2

Giáo sư Carl Thayer (trái) dự hội nghị về Biển Đông

Toan tính mới

Ngày 2/7, tờ South China Morning Post cho biết, quân đội Trung Quốc được giao thêm nhiều quyền hạn để đối phó với “ngư dân và gián điệp nước ngoài” lai vãng gần khu vực được coi là vùng biển của nước này. Việc này diễn ra sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành luật Bảo vệ Cơ sở Quân sự và có hiệu lực từ ngày 1/8. Cũng trong ngày 2/7, giới truyền thông Trung Quốc đã đồng loạt đăng bài chỉ trích động thái bỏ lệnh cấm quân đội tham chiến ở nước ngoài của Nhật Bản. Trước đó (1/7), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản đối chính sách quốc phòng mới của Nhật Bản sau khi Tokyo quyết định mở rộng vai trò quân sự của lực lượng phòng vệ và tăng khả năng hỗ trợ đồng minh. Trong khi đó Mỹ, Australia, Philippines và nhiều nước khác lại ủng hộ.

Phó cố vấn An ninh quốc gia Ben Rhodes cho biết, Tổng thống Barack Obama ủng hộ quyết định của Chính phủ Nhật Bản và coi đây là biểu hiện của sự chín muồi trong quan hệ MỹNhật. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã hoan nghênh quyết định của Tokyo và cho rằng, điều này sẽ làm liên minh MỹNhật trở nên hiệu quả hơn. Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng, Nhật Bản có quyền trang bị cho mình theo cách mà họ cho là cần thiết và Washington khuyến khích Tokyo thực hiện điều đó một cách minh bạch.

Ngày 1/7, nội các Nhật Bản chính thức thông qua “cách hiểu mới” về Hiến pháp hòa bình, tạo điều kiện cho Tokyo thực thi quyền phòng vệ tập thể. Đây là thay đổi mang tính lịch sử và quan trọng nhất đối với chính sách an ninh kể từ sau Thế chiến II của Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, “cách hiểu mới” về điều 9 của Hiến pháp là sẽ cho phép Lực lượng phòng vệ tham chiến khi một quốc gia có quan hệ thân cận với Nhật Bản bị một kẻ thù chung tấ.n côn.g, kể cả khi Tokyo không phải là mục tiêu bị tấ.n côn.g. Để thông qua “cách hiểu mới”, liên minh cầm quyền phải đạt được thỏa thuận cơ bản về những điều kiện mới cho phép Tokyo sử dụng vũ lực phòng vệ trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe đặt mục tiêu tạo ra sự thay đổi lớn về chính sách sau Thế chiến II. Đảng Công minh Mới (NKP) từng không muốn thông qua vấn đề nhạy cảm này. Ông Shinzo Abe coi sự kiện này sánh với cải cách Minh Trị năm 1868 đán.h dấu sự khởi đầu của nước Nhật hiện đại. Được biết, Tokyo đã vạch ra 8 kịch bản có thể thực thi quyền phòng vệ tập thể.

Giới truyền thông cho biết, các cố vấn của Thủ tướng Shinzo Abe từng trình dự thảo đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm Tokyo hỗ trợ các đồng minh trong trường hợp họ bị tấ.n côn.g. Đề xuất này được coi là cơ sở để ông Shinzo Abe thúc đẩy sự thay đổi lịch sử đối với chính sách quốc phòng lâu nay vẫn dựa trên nguyên tắc: có quyền tự vệ bằng lực lượng tối thiểu cần thiết, nhưng không được tham chiến ở nước ngoài.

Tờ The Wall Street (Mỹ) cảnh báo, Thủ tướng Shizo Abe đang bị người dân trong nước phản đối mạnh mẽ về những nỗ lực nhằm tăng cường năng lực quốc phòng của Tokyo bằng cách sửa đổi Hiến pháp hòa bình. Theo kết quả khảo sát dư luận của Hãng Kyodo (tiến hành qua điện thoại) cho thấy: Có tới 55,4% số người được hỏi phản đối dỡ bỏ lệnh cấm tự áp đặt liên quan đến việc thực thi quyền phòng vệ tập thể. Trước đó, hàng nghìn người Nhật Bản đã xuống đường phản đối kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe muốn giảm nhẹ điều khoản chủ hòa trong Hiến pháp và trao cho quân đội vai trò tích cực hơn.

Hết ảo tưởng

Theo giới truyền thông, để tăng cường năng lực giám sát biển trước những nguy cơ từ bên ngoài, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản được trang bị hệ thống cảnh báo mới (có thể tự động hiển thị vị trí trên một bản đồ trực tuyến). Trước đó, Tokyo đã thành lập một đơn vị đặc nhiệm đổ bộ gồm 3.000 quân, theo mô hình thủy quân lục chiến Mỹ để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Nhật Bản là quốc gia sở hữu nhiều đảo xa với kích cỡ khác nhau. Các đảo này tạo cho Nhật Bản vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Điều đó khiến vấn đề bảo vệ các đảo trong những năm tới trở nên bức thiết.

Tạp chí SAPIO của Nhật Bản số ra tháng 7 cho rằng, mặc dù Mỹ đang giúp Nhật Bản ngăn chặn Trung Quốc trong tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng dường như Washington muốn tránh đối đầu quân sự trên biển với Bắc Kinh. SAPIO nhận định, trước năm 2025, Bắc Kinh sẽ hoàn tất việc chế tạo và triển khai 6 tàu sân bay hạt nhân cùng khoảng 20 tàu ngầm hạt nhân và Washington buộc phải “vui vẻ chia sẻ quyền thống trị Châu ÁThái Bình Dương” với quốc gia đông dân nhất thế giới. Mặc dù từng coi Bắc Kinh là “kẻ cạnh tranh chiến lược”, nhưng Mỹ vẫn phải coi Trung Quốc là “người cùng chung lợi ích”. Giới chuyên môn cho rằng, sự gia tăng đáng kinh ngạc trong ngân sách và lực lượng quân sự của Trung Quốc trong những năm qua đã cảnh báo Mỹ và các đồng minh về ý định của Bắc Kinh trong việc muốn đẩy lùi lực lượng Mỹ ra khỏi Châu ÁThái Bình Dương.

Phát biểu tại buổi thuyết trình do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Anh) tổ chức ở Singapore (30/6), Ngoại trưởng Singapore Shanmugam cho rằng, xung đột là khó tránh khỏi khi các quốc gia có những lợi ích khác nhau. Đồng thời nhận định, có rất nhiều mập mờ về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) sẽ không bao giờ đạt được nếu các bên tranh chấp còn cáo buộc lẫn nhau về vi phạm DOC. Giới chuyên môn cho rằng, cuộc gặp lần thứ 11 của Nhóm làm việc chung giữa Trung Quốc và ASEAN thực thi DOC diễn ra tại Bali, Indonesia (24 và 25/6) là cơ hội tốt để các bên giải tỏa căng thẳng trên Biển Đông, nhưng đã kết thúc mà không đạt được tiến triển nào.

Cảnh báo của Bộ trưởng Truyền thông Australia Malcolm Turnbull tại diễn đàn do Đại học Quốc gia Australia tổ chức (từ 29/6 đến 1/7) đã thu hút sự quan tâm của dư luận khi cho rằng, hành động phô diễn sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông (hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và tấ.n côn.g tàu Việt Nam) gây cảm giác bất an cho khu vực và điều này sẽ khiến Bắc Kinh phải trả giá. Ông Malcolm Turnbull còn nhấn mạnh, chính sách hiện nay của Bắc Kinh đang khiến các nước láng giềng trở nên gần Mỹ hơn bao giờ hết. Và nếu căng thẳng ở Biển Đông dẫn đến một cuộc xung đột với sự tham gia của Washington, Bắc Kinh không thể tránh khỏi ảnh hưởng. Cũng tại diễn đàn kể trên, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cảnh báo, tranh chấp chủ quyền, trong đó có tranh chấp ở Biển Đông, là một trong những vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát chung của giới lãnh đạo khu vực và thế giới.

Mưu sự tại nhân - Hình 3

Bản đồ mới của Trung Quốc tại xưởng in ở Hồ Nam

Trong khi đó, ông Dan Blumenthal, chuyên gia Mỹ về an ninh châu Á cho rằng, những gì Trung Quốc đang làm chẳng khác gì hành vi của Mỹ trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khi tìm kiếm bá quyền ở biển Caribe và châu Mỹ. Còn ông Abe Denmark, chuyên gia Mỹ về an ninh châu Á lại nhận định, những diễn biến trong chính phủ và xã hội Trung Quốc có liên quan tới những hành vi hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông và một số nơi khác.

Bàn về thái độ của Trung Quốc đối với việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay, tờ Bangkok Post số ra ngày 30/6 cho rằng, Trung Quốc cần thương lượng sau khi liên tiếp chủ động gây căng thẳng và xung đột và Bắc Kinh đang đ.e dọ.a hòa bình ở Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Daniel Russel từng cho rằng, những nỗ lực mang tính cưỡn.g bứ.c của Trung Quốc nhằm thực thi các tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp không những làm gia tăng căng thẳng, mà còn hủy hoại vị thế của nước này trên trường quốc tế.

Ngày 2/7, tờ Philippine Star dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, quân đội nước này sẽ nhận được máy bay chiến đấu mới để bảo vệ lãnh thổ. Manila không có máy bay chiến đấu bảo vệ lãnh thổ kể từ khi một phi đội máy bay phản lực F-5 ngừng hoạt động vào năm 2005.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin Votaire cho biết, không quân nước này đã tiếp nhận 4 máy bay trực thăng UH1H đầu tiên từ liên danh Mỹ-Canada, trước dịp kỷ niệm 67 năm ngày thành lập lực lượng này. Động thái này diễn ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cáo buộc Philippines làm gia tăng căng thẳng trong khu vực sau khi Tổng thống Benigno Aquino tuyên bố ủng hộ chính sách quân sự quyết đoán hơn của Nhật Bản.

Theo PetroTimes

Trung Quốc sẽ tiếp tục không thỏa hiệp khi đàm phán COC với ASEAN

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục khăng khăng giữ các tuyên bố chủ quyền biển đảo phi lý của mình trong hội nghị thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với các nước thành viên ASEAN, tờ South China Morning Post đưa tin ngày 25.6.

Trung Quốc sẽ tiếp tục không thỏa hiệp khi đàm phán COC với ASEAN - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng giữa Tổng thống Myanmar Thein Sein (trái) và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong trong một hội nghị giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ở Trung Quốc hồi năm 2012 - Ảnh: Reuters

Mặc dù vẫn sẽ thảo luận về việc thiết lập COC trong hội nghị kéo dài 2 ngày tại Indonesia, Trung Quốc cũng sẽ cho ASEAN thấy rằng nước này sẽ không thay đổi các tuyên bố chủ quyền tại biển Đông, các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo.

Bắt đầu diễn ra từ hôm 24.6, hội nghị kỳ này là lần gặp gỡ lần thứ 11 để bàn về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông giữa Trung Quốc và khối ASEAN.

"Trung Quốc sẽ cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình và đây sẽ là ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình", ông Trương Minh Lượng, chuyên gia nghiên cứu tại Trường Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, nhận định.

Hội nghị tại Indonesia diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang ngang ngược dùng tàu chiến và tàu tuần duyên để bảo vệ cho hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou-981), được hạ đặt phi pháp trong vùng biển Việt Nam.

Bà Trương Khiết, chuyên gia an ninh khu vực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, thì lớn lối bình luận rằng: "Thông qua việc biểu dương sức mạnh. Trung Quốc muốn các nước có tranh chấp chủ quyền với mình tại biển Đông sẽ phải nghiêm túc chú ý đến vị thế của Trung Quốc".

Trong khi đó, ông Oh Ei Sun, một nhà phân tích cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajartnam (Singapore), dự đoán rằng Việt Nam và Philippines có thể sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên khác trong ASEAN nhằm cùng nhau tìm cách hạn chế tàu thuyền Trung Quốc di chuyển trong các vùng biển tranh chấp.

"Trung Quốc một mặt sẽ chủ động theo đuổi COC, nhưng mặt khác thì sẽ không thỏa hiệp. COC chỉ là một phần trong các vấn đề của Trung Quốc tại biển Đông", chuyên gia này cảnh báo.

Giới quan sát nhận định Trung Quốc không bao giờ muốn nhìn thấy sự hình thành của COC bởi Bắc Kinh luôn lợi dụng tính ít ràng buộc của Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC) hiện tại để gia tăng các hành vi gây hấn.

Tiến sĩ Christopher Roberts (Đại học New South Wales, Úc) nói với Thanh Niên Online: "Vì muốn vô hiệu hóa tính ràng buộc của COC nên trước khi chấp thuận cho ra đời bộ quy tắc ứng xử này, Trung Quốc sẽ gia tăng hiện diện và kiểm soát trên phần lớn biển Đông nhằm tạo ra nhiều "sự đã rồi" càng nhiều càng tốt. Đáng quan ngại hơn, tôi biết Bắc Kinh cũng chẳng giấu giếm gì về ý định này".

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g
10:18:17 02/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt lịch sử trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống
17:43:34 02/10/2024

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Quy tắc bảo mật mới đối với người sử dụng Gmail

20:37:15 02/10/2024
Người dùng ứng dụng Mail trên iOS và macOS sẽ cần sử dụng tùy chọn đăng nhập tài khoản Google để kích hoạt OAuth, vốn sẽ yêu cầu họ xóa và thêm lại tài khoản.

Xung đột Israel - Hezbollah làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế của Liban

20:31:55 02/10/2024
Liban đã trải qua nhiều cú sốc kinh tế nghiêm trọng trong 5 năm qua. Sự sụp đổ tài chính năm 2019 đã khiến đồng tiề.n của nước này mất giá 98% và đẩy 80% dân số vào cảnh nghèo đói.

Israel mở cửa trở lại không phận sau vụ tấ.n côn.g của Iran

20:28:08 02/10/2024
Trong khi đó, các hãng hàng không hàng đầu châu Âu như Lufthansa, KLM và Swiss ngày 1/10 thông báo họ sẽ gia hạn lệnh đình chỉ các chuyến bay đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực.

Tòa án Brazil dỡ lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của mạng xã hội X

20:25:01 02/10/2024
Phán quyết này mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh đóng cửa mạng xã hội X của tỷ phú Mỹ Elon Musk tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh. Trước đó, X đã bị đình chỉ hoạt động tại Brazil kể từ ngày 31/8 sau khi từ chối thực hiện các yêu cầu của Tòa án...

Hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ 'đấu khẩu' về vấn đề di cư và phá thai

20:17:34 02/10/2024
Về vấn đề phá thai, ông Vance cáo buộc đảng Dân chủ có lập trường ủng hộ phá thai cực đoan. Trong khi đó, ông Walz đáp trả rằng ông ủng hộ phụ nữ.

Căng thẳng Hezbollah- Israel: Trên 100.000 người di cư từ Liban sang Syria

20:14:49 02/10/2024
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cảnh báo số người di tản sẽ còn tăng khi quân đội Israel tiếp tục đưa ra lệnh sơ tán tại nhiều địa phương của Liban, trong đó có 30 ngôi làng ở miền Nam nước này.

Lực lượng Nga tăng tốc, tiến vào trung tâm 'pháo đài' Vuhledar

20:12:41 02/10/2024
Dẫn lời những người lính đang chiến đấu tại Vuhledar, đài truyền hình Suspilne của Ukraine đưa tin những người lính này vẫn chưa nhận được lệnh rút quân.

Đài Loan (Trung Quốc) đóng cửa thị trường tài chính, hủy các chuyến bay do bão Krathon

20:10:54 02/10/2024
Trước khi tiến đến Đài Loan, bão Krathon đã quét qua một số đảo ở cực Bắc Philippines, gây mất điện diện rộng và nhiều thiệt hại về nhà cửa.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi ngăn chặn xung đột toàn diện ở Trung Đông

20:08:05 02/10/2024
Trong khi đó, tại Mỹ, thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị quân đội nước này cần hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa nhằm vào Israel - đồng minh chủ chốt của Mỹ.

Mỹ: Thiệt hại do bão Helene gây ra 'vượt ngoài sức tưởng tượng'

20:03:50 02/10/2024
Theo tờ USA Today, bão Helene đã gây ra những thiệt hại chưa từng có tại dãy Appalachia, đặc biệt là các vùng núi phía Tây bang North Carolina, phía Đông bang Tennessee, South Carolina và Georgia.

Tổng Giám đốc UNDP: Việt Nam là đối tác chủ chốt của Liên hợp quốc

19:59:34 02/10/2024
Việt Nam là một đối tác chủ chốt của LHQ nói riêng và UNDP nói chung, với những đóng góp to lớn về phát triển con người và tăng trưởng bền vững đã đạt được trong những năm gần đây.

Động đất mạnh ở Philippines và Tonga

19:43:17 02/10/2024
Trong khi đó, một trận động đất khác có độ lớn 6,6 cũng đã làm rung chuyển khu vực cách thị trấn Neiafu của Tonga 156 km về phía Đông Đông Nam.

Có thể bạn quan tâm

Quyền Linh xúc động khi người mẹ nói lý do cho con gái đến show hẹn hò

Tv show

20:33:47 02/10/2024
Trong chương trình, người mẹ cũng chia sẻ về lý do để con gái còn trẻ đến show hẹn hò khiến MC Quyền Linh xúc động.

Cả nhóm chạy xe sang đi du lịch, chỉ riêng 1 cô gái bị "bỏ rơi" đi xe ôm vì lý do không ngờ

Netizen

20:30:21 02/10/2024
Mới đây, một clip ghi lại cảnh cô gái bị cả đám bạn bỏ rơi khi đi du lịch, phải đi xe ôm trong khi cả nhóm đi bằng xe sang đã thu hút hơn 1,9 triệu lượt xem cùng hàng chục nghìn lượt tương tác.

Phim 'Độc đạo' tập 15: 'Trùm cuối' là Hưng 'khẹc'?

Phim việt

20:08:31 02/10/2024
Phim Độc đạo tập 15: Bà Mộc bị đám của Quân già khống chế; Long yêu cầu Hồng hợp tác điều tra vụ Dương cơ bắp mất tích; Hưng khẹc tuyên bố sẽ lấy lại những gì mà Quân đã cướp.

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

Tin nổi bật

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

Ô tô bị cuốn trôi khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt, tài xế mất tích

Pháp luật

20:00:20 02/10/2024
Xe tải bị cuốn trôi còn tài xế mất tích khi chạy qua đậ.p tràn ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) lúc nước lũ từ thượng nguồn đổ về mạnh và chảy xiết.

Lối thoát cho sự nghiệp của Dele Alli

Sao thể thao

19:42:59 02/10/2024
Theo truyền thông Anh, Genoa đang liên hệ với Alli để tìm hiểu về khả năng ký hợp đồng với cầu thủ theo dạng chuyển nhượng tự do. Cá nhân cựu sao Tottenham cũng hứng với việc trở lại thi đấu.

Kẻ phá hủy nỗ lực của HIEUTHUHAI

Sao việt

19:41:48 02/10/2024
Với những gì đã làm, Negav chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Nhưng những cố gắng của HIEUTHUHAI và các thành viên GERDNANG thì Negav sẽ đền bù bằng cách nào?

Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới

18:32:59 02/10/2024
Theo chính phủ Thụy Sĩ, ngay sau khi cả hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ được công bố và thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công khai.