Mưu sinh vùng càng mùa nước nổi
Quảng Trị là vùng đất chịu sự tàn phá của bom đạn chiến tranh. Nhiều người thường ví von, gió Lào và cát trắng là 2 món “đặc sản” để nói về sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khiến cuộc sống mưu sinh của người dân nơi đây hết sức nhọc nhằn, cơ cực.
Nhưng bù lại, thiên nhiên cũng đã ban tặng Quảng Trị nhiều sản vật tự nhiên. Ngày nay, những sản vật đó đã và đang góp phần giúp người dân vươn lên ổn định cuộc sống.
Huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) hiện có 7 càng (xóm nhỏ): càng Cây Gia, càng Hưng Nhơn, càng Hưng Thơ, càng Mỹ Chánh, càng Hội Điền… Đây là những xóm nhỏ nằm biệt lập so với thôn (làng) giữa cánh đồng. Vào mùa nước nổi, nước lũ từ sông Ô Lâu dâng cao, nhấn chìm ruộng vườn, biến vùng càng thành những “ốc đảo” nằm trơ trọi giữa vùng biển nước mênh mông. Ngày trước, muốn vào càng phải đi bằng ghe, nay đã có các trục đường bê tông thuận tiện vào tận các càng.
Mùa nước nổi bắt đầu từ khoảng đầu tháng 8 đến tháng 12 (dương lịch) khi nước lũ đổ về, mực nước từ các con sông dâng lên, là lúc người dân nơi đây khép lại chuyện đồng áng.
Người dân vùng càng từ lâu đã sống hòa thuận với con nước. Khi lũ về, nước dâng cao. Là vùng đất trũng, nên trên những cánh đồng, nước lũ dâng lên không rút ngay mà cứ âm ỉ từ ngày này qua ngày khác, mang theo phù sa trù phú, màu mỡ bồi đắp cùng lượng lớn cá, tôm mà người dân nơi đây gọi là “lộc trời” ban tặng.
Mỗi khi mùa nước đến, người dân vùng càng lại rộn ràng chuẩn bị ngư cụ công cho việc đánh bắt thủy sản.
Trên cánh đồng nước mênh mông, phương tiện là ghe thuyền, cùng ngư cụ lưới, câu, lờ, được người dân sử dụng để đánh bắt cá, tép, lươn, ếch, cua, ốc…
Video đang HOT
Vào mùa nước nổi, từ người nông dân vùng càng bỗng chốc trở thành những ngư dân thứ thiệt. Toàn vùng hiện có đến vài trăm hộ đánh bắt thủy sản.
Bà Lê Thị Thúy (52 tuổi, trú càng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng) cho biết: “Gia đình tôi đã gần 30 năm làm nghề thả lưới mỗi khi tới mùa mưa lũ, nước dâng. Nghề này giúp chúng tôi kiếm thêm nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống, mỗi ngày có thể thu nhập từ 200 đến 300 ngàn đồng từ việc đánh bắt cá, tôm”.
Niềm vui của người dân khi đánh bắt cá tôm, món quà mà thiên nhiên ban tặng
Cá được đánh bắt đa dạng, phong phú: cá lúi, cá gáy, cá rô phi, cá dét, cá lóc, chạch…
Gần đó, ông Trần Bình (57 tuổi) chia sẻ: “Nghề chính của người dân nơi đây là làm ruộng, trồng lúa, thả lưới đánh bắt cá là nghề phụ, vì tới mùa mưa lũ, nước dâng ngập hết cánh đồng nên không có đất canh tác. Mỗi ngày, bắt đầu từ 4 giờ sáng, 2 vợ chồng tôi thức dậy đi thả lưới đến khoảng 4 giờ chiều thì về. Cá, tôm, ốc đánh bắt được được bán ở phiên chợ sáng và chợ chiều ngay tại địa phương, thu nhập cũng được vài trăm. Đầu mùa nước lên thì đánh bắt được nhiều hơn, có khi được tiền triệu, đời sống kinh tế gia đình cũng ổn định hơn”.
Bữa cơm trưa vội vàng giữa mênh mông sóng nước để kịp thu lưới cho phiên chợ chiều
Ngoài những sản vật trên, trong nhiều năm trở lại đây, chuột đồng cũng được người dân đánh bắt, được chế biến thành nhiều món khác nhau và dần đã trở thành món ăn đặc sản mùa nước nổi nơi đây.
NGUYỄN HOÀNG
Theo sggp.org.vn
Du thuyền chong chóng khám phá lòng hồ Quỳnh Nhai
Nằm trên vùng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai nằm về phía Bắc của tỉnh Sơn La hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên, trong đó đặc biệt là du lịch sinh thái vùng lòng hồ.
Với diện tích lòng hồ trên 10.500ha và chiều dài khoảng 72km, lòng hồ thủy điện Quỳnh Nhai với hàng chục đảo lớn nhỏ cùng hệ thống các dãy núi đá vôi dọc hai bên lòng hồ tạo nên cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Từ bến Pá Uôn, du khách lên du thuyền chong chóng 2 tầng theo tuyến Pá Uôn - vịnh Uy Phong khám phá và chiêm ngưỡng cảnh quan vùng lòng hồ thủy điện "sơn thủy hữu tình".
Thưởng ngoạn cảnh quan vùng lòng hồ trên du thuyền chong chóng.
Nơi đây, cây cầu Pá Uôn cao sừng sững vắt ngang hai bờ sông choáng ngợp tầm mắt. Cầu có chiều dài 900m, rộng 9m với hai làn xe, sở hữu 11 trụ, trong đó trụ chính cao nhất lên tới 98,6m, trở thành cây cầu được xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2015. Trước đây, để đến được trung tâm huyện Quỳnh Nhai và các bản làng người Thái nằm dọc dòng sông Đà, người ta chỉ có thể đi đò, đi phà...
Cầu Pá Uôn cách thành phố Sơn La khoảng 70km, được xây dựng nằm trên quốc lộ 279 bắc qua sông Đà thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, nay trở thành huyết mạch giao thông vùng Tây Bắc. Không chỉ thế, cây cầu còn là điểm nhấn cảnh quan, là điểm đến trong hành trình các tour, và còn là "khán đài" của những lễ hội truyền thống để nhân dân và du khách khắp nơi quy tụ đón những ngày hội lớn.
Ẩm thực độc đáo dân tộc Thái với các món ăn từ cá sông Đà tại nhà hàng nổi vịnh Uy Phong
Thuyền di chuyển khoảng 1,5 giờ đồng hồ để đến với vịnh Uy Phong (thuộc địa phận bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai) - khu du lịch nổi trên mặt hồ được Hợp tác xã (HTX) Quỳnh Nhai Travel đầu tư xây dựng với các hạng mục như: nhà hàng, sân bóng chuyền hơi dưới nước, khu đua thuyền, khu nuôi cá lồng...
HTX Quỳnh Nhai Travel là đơn vị khởi nghiệp tiên phong tham gia đầu tư phát triển du lịch trên lòng hồ thủy điện Sơn La, được thành lập vào tháng 2/2017. Ban đầu, Quỳnh Nhai Travel chỉ đơn thuần là đưa khách đi tham quan lòng hồ bằng thuyền, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của huyện Quỳnh Nhai, đến nay Quỳnh Nhai Travel đã đầu tư, mở rộng quy mô với 2 tàu chở khách có sức chứa 40 và 60 người, hình thành các tour tham quan, trải nghiệm, phục vụ ẩm thực tại lòng hồ, trong đó có điểm nhấn vịnh Uy Phong.
Tại vịnh Uy Phong, du khách có dịp trải nghiệm các hoạt động giải trí thú vị như: chèo thuyền, đu quay, bể bơi ngoài trời, bóng chuyền hơi dưới nước, các hoạt động hoạt náo dưới nước, câu cá, trải nghiệm cá massage chân tại khu nhà lồng nuôi cá bên nhà hàng nổi... Bởi thế, khi đến với vịnh Uy Phong, du khách nên chuẩn bị đồ bơi, dụng cụ để trải nghiệm các hoạt động vui chơi dưới nước. Cũng tại đây, du khách có dịp thưởng thức ẩm thực dân tộc Thái được chế biến từ cá sông Đà tươi ngon.
Thư giãn với bóng chuyền hơi dưới nước tại vịnh Uy Phong
Cách vịnh Uy Phong khoảng 30 phút di chuyển bằng thuyền, du khách đến với đảo Trái Tim thuộc Khu du lịch sinh thái Quỳnh Nhai - một điểm du lịch sinh thái khác trên lòng hồ, cũng mới đi vào hoạt động từ năm 2018. Đảo Trái Tim nằm cách cầu Pá Uôn hơn 10km về phía thượng nguồn, diện tích khoảng 1,3ha. Trước đây, khu vực này là một dãy núi đá nằm cạnh bản Hát Lếch, thuộc xã Chiềng Ơn, một bản của đồng bào dân tộc La Ha.
Năm 2010, khi thủy điện Sơn La ngăn đập, tích nước, đỉnh núi trở thành hòn đảo nằm giữa hồ nước mênh mông, nhìn từ trên cao, hòn đảo có hình dáng như trái tim. Đến với đảo Trái Tim, du khách cũng có thể trải nghiệm các hoạt động chèo thuyền, thưởng thức các món ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái được chế biến từ cá sông Đà và trải nghiệm hoạt động cho cá ăn, xem múa dân gian dân tộc Thái, chụp ảnh check-in bên đường hoa, trên boong tàu được thiết kế vươn ra lòng hồ...
Du khách trải nghiệm chèo thuyền tại đảo Trái Tim
Cũng trên vùng lòng hồ, du khách có dịp tham quan cột mốc đánh dấu trung tâm huyện Quỳnh Nhai cũ nằm trên lòng hồ mênh mang. Cột mốc được xây dựng trên đỉnh đồi truyền hình trước đây, nay chỉ còn nhô một phần lên mặt nước trên lòng hồ thủy điện. Từ năm 2006 - 2010, để thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về việc khởi công xây dựng dự án công trình nhà máy thủy điện Sơn La với công suất lớn nhất Đông Nam Á nên Quỳnh Nhai đã phải di dời 9 xã sang nơi ở mới. Bởi thế, Quỳnh Nhai cũ xưa kia giờ đang ngủ yên dưới hàng trăm mét nước trên dòng chảy của thủy điện Sơn La.
Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc Thái, Dao, Mông, Mường, Kháng, La Ha... trong đó chiếm tỉ lệ cao là người Thái, cùng với cảnh sắc của núi non hùng vĩ, đô thị mới Phiêng Lanh, cầu Pá Uôn nối đôi bờ mênh mông sóng nước, cùng các điểm du lịch tâm linh gắn liền với các truyền thuyết văn hóa và các lễ hội truyền thống, du lịch Quỳnh Nhai đang tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.
Tạp chí Du lịch
Theo dulich.petrotimes.vn
Quán cà phê mát rượi, lơ lửng trên cây ở Cần Thơ thu hút giới trẻ Bạn không cần đến Thái Lan xa xôi vì Cần Thơ cũng có một quán cà phê lơ lửng, độc đáo trên cây. Nơi này là tọa độ check-in lý tưởng để du khách thả hồn ngắm sông nước mênh mông. Quán cà phê nằm trong khu ẩm thực công viên Sông Hậu từ lâu được xem là một trong những địa điểm...