Mưu sinh trong đêm pháo hoa
Đối với nhiều người, lễ hội pháo hoa không phải là dịp vui chi mà là c hội vàể kiếm sống. Họ có thể là những người báng rong chuyên nghiệp, cũng có thể là các bạn sinh viên tranh thủ làm thêm…
Chuẩn bị hàng roể tối đi bán
Mới đầu giờ chiều, chị Hạnh ở Hội An (Quảng Nam) đã chở hai bao bắp nấu đến gần cầu sông Hàn kiếm chỗ để bán. Chị bảo phải đi sớm chứ đến tối thì khôược vào vì bị ngăn đường.
Chị cho biết: “Mấy năm trước dịp pháo hoa cũng bán kiếm lời được chút đỉnh nên năm nay cũng tiếp tục mua bắp về nấu rồi chở ra bán kiếm ít lời về nuôi con ăn học”. Chị Hạnh cũng bảo bắp nấu là n mà nhiều người thích khi xem pháo hoa nêng bán chạy như tôm tưi.
Còn chị Loan là người báng rong chuyên nghiệp ở Đà Nẵng. Với chiếc xe đẩyủ thứ trên xe, mỗi ngày chị thường bán ở các con đường không bị cấm. Trong hai đêm pháo hoa, chị cũng phải đẩy xe qua cầu Sông Hàn từ rất sớm, nếu không sẽ khôược vào.
Chị tâm sự: “Ngày thường tôi bán chỉ kiếm lời được vài chục ngàn, còn có pháo hoa thì kiếm được vài trăm mỗi đêm nên không ngại vất vả. Vừa bán vừa xem pháo hoa cũng vui”.
Còn một nhóm 3 bạn sinh viên đến từ trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) cũng tham gia vào những người báng rong. Đối với các sinh viên này, báng rong vừa là để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống vừa là sự trải nghiệm thực tế kinh doanh.
Bạn Ngọc trong nhóm cho biết: “Bọn em hùn tiền đi mua các loại nước ngọt, bánh trái rồi thuê thùng bỏ đá vào và chở ra đây bán. Mỗi đêm cũng kiếm được một ít nhưng chủ yếu là vui và trải nghiệm thực tế thôi, lời lỗ không quan trọâu”.
Có đến cả ngàn người báng rong trong hai đêm pháo hoa ở bờ đông Sông Hàn, quanh khu vực các khán đài… Đối với họ, lễ hội pháo hoa là c hội vàể mưu sinh, vừa bán vừa xem pháo hoa – tiện cả đôi đường.
Đủ thứ để phục vụ
Video đang HOT
Sinh viên vừa làm thêm, vừa trải nghiệm thực tế
Ốc hút đắt hàng
Hồ hởi với c hội vàng mưu sinh
Một quầy hàa dạng
Nghề vẽ hình xăm cũng ăn nên làm ra
Theo Dân Trí
Đà Nẵng: Nhiều điểm giữ xe "chặt chém" khách tại lễ hội pháo hoa
Trong hai đêm diễn ra lễ hội trình diễn pháo hoa, hàng chục điểm giữ xe máy tự phát thi nhau chặt chém khiến nhiều người xem phải bấm bụng trả.
Dọc tuyến đường Ngô Quyền, Phạm Văn Đồng (đoạn từ cầu sông Hàn hướng ra biển, quận Sơn Trà) rất nhiều nhà dân và các quán nhậu, quán cà phê biến thành các điểm trông giữ xe tự phát.
Rất ít điểm giữ xe niêm yết giá để người dân biết
Có nơi niêm yết giá, nhưng hầu hết là không niêm yết giá và rất ít điểm giữ xe ở khu vực này lấy đúng giá quy định của TP Đà Nẵng đưa ra là 5.000 đồng/xe máy.
Trong đêm khai mạc (29/4), điểm giữ xe ở quán cà phê CR7 (đường Phạm Văn Đồng) "chặt chém" không thương tiếc du khách đi xem pháo hoa. Tại đây, hàng chục lượt khách vào gửi xe đều bị hét giá 50.000 đồng/xe máy.
Bức xúc, một số hành khách gọi điện cho đường dây nóng của quản lý thị trường và ngay lập tức, lực lượng này đã có mặt tại chỗ và xử phạt điểm giữ xe này.
Cũng như bãi xe nói trên, hàng chục bãi giữ xe khác cũng đua nhau chào mời khách vào gửi với giá từ 10.000 - 30.000 đồng/chiếc. Tại điểm giữ xe tự phát số 448 Ngô Quyền, sau khi tấp xe vào và móc ví trả 20 ngàn đồng, một khách nam than: "giá dã man thế", người cầm tiền bảo "một năm mới có một lần mà".
Theo quan sát của chúng tôi, khi lực lượng chức năng có mặt thì nhiều nơi giữ xe máy tự phát lấy đúng giá 5.000 đồng, nhưng khi lực lượng này vừa đi khỏi họ tiếp tục lấy giá "trên trời".
Một chuyện khác cũng khiến cho nhiều người đi xem pháo hoa kém vui đó là dịch vụ cho thuê ghế ngồi và chiếu. Dọc bờ đông sông Hàn, hai bên cánh gà của khán đài chính là những khoản trống rất lý tưởng để người dân và du khách không có vé có thể chiêm ngưỡng pháo hoa tự do, tuy nhiên, tại nơi này rất nhiều người dân đã xí phần bằng hàng chục ghế nhựa hoặc chiếu để đến tối "bán" chỗ ngồi lại cho khách có nhu cầu với giá từ 20 - 40 ngàn/chỗ.
Chiếu và ghế được người dân xí phần trước, sau đó bán lại cho khách
Bức xúc nhất của du khách xem pháo hoa là chuyện đi vệ sinh. Ban tổ chức chỉ đặt các nhà vệ sinh công cộng tại các khán đài A, B và C. Lượng khách trên các khán đài chỉ chiếm khoảng 1/5 so với khách dọc bờ sông, nhưng các nhà vệ sinh này còn kẹt cứng, nhất là nhà vệ sinh nữ.
Nhà vệ sinh luôn kẹt cứng người
Còn dọc vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, một lượng người khổng lồ đi xem pháo hoa nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy một nhà vệ sinh công cộng nào được lắp đặt.
Chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh công cộng từ trước nay ngay dưới chân cầu Sông Hàn để giải quyết một lượng người như thế nên nơi này luôn kẹt cứng, nhất là thời gian giải lao giữa các đội trình diễn.
Nhìn chung, tình hình an ninh trật tự trong cuộc thi trình diễn pháo hoa năm nay tốt hơn các năm trước, một số đối tượng trà trộn móc túi đã bị lực lượng an ninh phát hiện xử lý tại chỗ, công tác phân luồng giao thông cũng được thực hiện tốt nên giao thông không ách tắc kéo dài.
Nhờ phân luồng tốt nên trong hai đêm diễn ra lễ hội pháo hoa, cầu Sông Hàn trở thành cầu đi bộ để người dân thoải mái xem pháo hoa
Ngoài ra, các nhà mạng tăng cường trạm phát sóng di động tại nơi diễn ra cuộc thi pháo hoa nên hầu như điện thoại di động không có chuyện "ò í e" như các năm trước.
Theo Dân Trí
Không xem lễ hội pháo hoa mà chăm chăm đi cướp Viết Anh và Trung Đức vào Đà Nẵng từ mấy ngày qua để chờ xem pháo hoa. Tuy nhiên, phát hiện nhiều du khách đến Đà Nẵng xem pháo hoa có mang theo nhiều tài sản như máy ảnh, ĐTDĐ liền rủ nhau đi cướp. Viết Anh và Trung Đức. Hai thanh niên quê ở Hà Tĩnh rủ nhau vào TP Đà Nẵng...