Mưu sinh hè phố giữa mùa dịch corona
Chuyện mưu sinh trên hè phố Sài Gòn ở mùa dịch virus corona từ Trung Quốc lây lan sang, dường như vẫn không mấy xáo trộn.
Vì chén cơm manh áo, những người lớn tuổi sức khỏe vốn đã kém dần sức đề kháng, vẫn phải bươn chải ra đường phố như lúc không có dịch bệnh.
Ông Trần Bỉnh hành nghề bán bong bóng dạo, tâm sự:
“Có nghe nhưng mà mình đi mình để ý mình đâu dám làm gì bậy bạ, đâu dám ăn uống bậy bạ đâu mà sợ. Mình lớn tuổi mình già rồi biết làm gì ăn bây giờ. Giờ con cái nó đâu có ấy… Giờ đi bán để nuôi thân. Mình già rồi. Hai vợ chồng già ở với nhau vậy. Bây giờ đi quanh quẩn ở ngoài đường, với lại xuống cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, xa lắm là xuống dưới Cần Giuộc, Cần Đước”.
Cung đường với những địa danh mà ông Bỉnh kể, đó là vùng giáp ranh giữa Sài Gòn với tỉnh Long An. Cuộc mưu sinh này đang phải chất chồng thêm cơ cực, vì trong mùa dịch người dân hạn chế ra đường phố để vui chơi, ăn uống. Ông Bỉnh kể rằng đi bán mùa dịch thì phải đeo khẩu trang, điều đó không mấy dễ chịu.
“Đeo nhiều lúc khó chịu lắm, không chịu nổi nên mình đeo lúc là tháo ra à. Tránh bằng cách là thứ nhứt là mình đi đường mà bụi bặm là mình bịt mặt, bịt mũi lại. Thứ hai nữa là mình cần uống cái nước chín. Đừng có uống nước sống. Mà bớt uống nước đá lại là nó không có ho”.
Đó là cách hiểu đơn giản trong chuyện phòng ngừa dịch bệnh của người già như ông Bỉnh. Mưu sinh về đêm thật ra cũng ít ai để ý chuyện khẩu trang ngừa dịch bệnh corona lây lan qua đường hô hấp. Có những người như ông Hai phải sống bằng nghề ăn mày, xin tiền từ tâm của khách ở hàng quán, mùa dịch càng gặp khó.
ảnh minh họa
“Đi xin. Hai giờ đi tới tối chín, mười giờ mới về. Sợ. Sợ cũng phải đi kiếm sống chứ, chứ ai mà nuôi đâu”.
Bà Hạnh buôn bán hàng rong nói rằng cũng sợ dịch bệnh lắm, nhưng bà sợ chết đói hơn.
“Sợ lắm chứ, nhưng mà có một cái giờ mình nghèo quá rồi biết làm sao bây giờ, cũng phải đi bán thôi. Đi bán vòng vòng trong mấy quán nhậu. Mà nói ngay bán cũng ế, biết sao hông, người ta cũng sợ bệnh đó. Cũng ráng đi. Kệ bán được nhiêu hay nhiêu”.
Sương gió hè phố từ mấy mươi năm rồi nên ông Bỉnh nói không sợ mấy.
“Mình thứ nhứt là con người mình quen đấy thành thử ra mình không sợ. Chỉ sợ là đi vào cái chốn lạ đó, thứ nhứt là cái xì ke đó nó đi ngang qua nó chọc một cái là mình biết đâu, đấy mình sợ kiểu đó…”.
Ông Bỉnh không sợ dịch bệnh nhưng khách hàng của ông thì sợ, nên ông bán ế.
“Chậm hẳn lại. Vì sao, vì ba mẹ nó không cho ra ngoài đường, thứ nhứt. Thứ hai nữa là các em nó đòi, ba mẹ nó lại sợ là nó lây cái bệnh đó. Bóng thì sao lây bệnh được. Thứ ba nữa là ba mẹ nó kỹ càng không cho con ra đường để cho nó hít ba cái bụi bặm ở đường sá xe chạy đó…”.
Ánh đèn đêm nhiều nơi đã tắt, nhưng nhiều người lớn tuổi hành nghề chạy xe ôm vẫn chực chờ ở hè phố, để mong kiếm thêm khách cho chuyến xe cuối trong ngày. Hàng rong vẫn ngóng khách ăn đêm. Khác với trước, giờ đây do lo ngại lây lan dịch corona, nên nhịp sống Sài Gòn về khuya càng thêm vắng vẻ.
Theo voa
Câu chuyện loại len Cashmere đắt đỏ nhất thế giới và những bí mật chưa được biết đến (Phần I)
Nằm giữa dãy núi Himalaya và Karakorum là cao nguyên có dân cư sinh sống cao nhất trên thế giới và là môi trường sống của giống dê cực kỳ khỏe mạnh và quý hiếm - dê Changra, hay dê Pashmina.
Độ cao, nhiệt độ lạnh đến mức đóng băng và gió khắc nghiệt ở vùng núi này là điều rất cần thiết để kích thích sự phát triển của lớp lông siêu mềm của dê. Các sợi lông rộng chỉ 8-10 micromet, mịn hơn khoảng 10 lần so với tóc người và ấm hơn 8 lần so với len cừu. Loại lông sang trọng này được cả thế giới biết đến với tên gọi là Pashmina - loại len cashmere mềm và đắt nhất thế giới.
Người du mục Changpa chăn nuôi giống dê có giá trị này trong điều kiện khắc nghiệt. Trong nhiều thế kỷ qua, người du mục với cơ thể khỏe khoắn đã lang thang khắp 'nóc nhà của thế giới', dẫn đàn bò Tây Tạng, cừu và dê di cư dọc theo các con đường di cư truyền thống ở sa mạc trên cao này cứ sau vài tháng để tìm kiếm đồng cỏ tươi. Hiện nay, lối sống cổ xưa đó rất có thể mai một vì nhiều lý do: biến đổi khí hậu, số lượng lông Pashmina giả nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều, do nhu cầu giáo dục tốt hơn và khao khát về cuộc sống dễ dàng và thoải mái hơn của người dân.
Những người du mục và các nhà khoa học đều khẳng định rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với việc sản xuất lông Pashmina trong khu vực.
Cao nguyên Changthang thường không có tuyết rơi nhiều, và nếu có, tuyết rơi bắt đầu vào tháng một hoặc tháng hai. Tuy nhiên, trong vài năm qua, tuyết rơi ngày càng nhiều, bắt đầu từ đầu tháng 12, thậm chí là tháng 11. Do đó, người du mục phải tăng cường thức ăn bổ sung tránh để dê chết đói. Hơn nữa, mùa đông trở nên ấm hơn làm giảm chất lượng và số lượng len Pashmina của con dê.
Chỉ trong khoảng thời gian tương đối ngắn, hàng chục gia đình du mục từ cao nguyên Changthang đã di cư, thành lập khu dân cư của họ có tên là 'Kharnak Ling' ở ngoại ô thành phố Leh, cách đó 180 km.
Trưởng làng Kharnak nói: " Đây là khoảng thời gian đáng lo ngại mà chúng tôi phải trải qua. Nếu thời tiết cứ như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi dê Pashmina trên cao nguyên Changthang. Trước có hơn 90 gia đình sống ở Kharnak nhưng bây giờ chỉ còn 16 gia đình. Nếu số lượng gia đình du mục Changpa ở Kharnak giảm xuống dưới 10 thì mọi thứ sẽ trở nên vô cùng khó khăn để chúng tôi tiếp tục cuộc sống chăn thả gia súc. Thế hệ trẻ thà làm việc trong thành phố chứ không chịu tiếp tục cuộc sống mưu sinh nặng nhọc, lam lũ này.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Người Việt hải ngoại hạn chế đi chợ Tàu để phòng corona Trung tâm Eden vốn lúc nào cũng nhộn nhịp, đặc biệt là trong dịp cuối tuần ở ngoại ô thủ đô Washington. Nhưng đối lập với cảnh đông đúc, tất bật ở các cửa tiệm của người Việt thì khu siêu thị của người Hoa ở đây lại khá vắng vẻ trong những ngày cuối tuần vừa qua. Có thể dễ dàng nhận...