Mưu đồ thống trị của Trung Quốc
Giới chuyên gia quốc tế nhận định vụ Trung Quốc đặt giàn khoan phi pháp ở vùng biển Việt Nam nằm trong chiến lược cưỡng chiếm biển Đông và thách thức Mỹ.
Tàu Trung Quốc cản trở tàu cảnh sát biển Việt Nam gần khu vực giàn khoan Hải Dương-981
– Ảnh:AFP
Tính đến nay, giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) và lực lượng hộ tống của Trung Quốc đã ngoan cố ở trong vùng biển Việt Nam hơn 26 ngày và giới truyền thông quốc tế cùng chuyên gia vẫn tiếp tục chỉ trích hành động ngang ngược này. Cụ thể, khi trả lời các câu hỏi của bạn xem đài liên quan đến tình hình biển Đông hiện nay, Trưởng văn phòng tại Bắc Kinh của Đài CNN Jaime A.FlorCruz nhấn mạnh: “Trung Quốc lần này hành động một cách hung hăng nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền gần trọn vùng biển giàu dầu mỏ”.
Bên cạnh đó, chuyên gia Andrew Scobell thuộc Viện Nghiên cứu chính sách toàn cầu RAND Corporation (Mỹ) mới đây cảnh báo hành động đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở vùng biển Việt Nam là một phần chiến lược gây “xung đột mức độ chậm” của Trung Quốc, theo tuần báo Defense News. Ông Scobell chỉ ra, kể từ thập niên 1970, Trung Quốc đã dần đẩy mạnh động thái nhằm tăng cường kiểm soát biển Đông, với tham vọng khai thác nguồn thủy sản, dầu khí và khống chế các tuyến đường biển.
Video đang HOT
Chuyên gia Martin Murphy tại Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược (Mỹ) thì cho rằng sự xuất hiện giàn khoan Hải Dương-981 “trong vùng biển Việt Nam” là “có thể đoán trước”. Theo ông, Bắc Kinh từ lâu đã xem các giàn khoan dầu là “lãnh thổ quốc gia di động” và có ý định dùng chúng để chiếm quyền kiểm soát các vùng biển. Còn Giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc nhận định hành động đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam có thể nằm trong chiến lược của Trung Quốc nhằm hợp lý hóa cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Bắc Kinh ngang nhiên lập ra năm 2012 để tự cho mình quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ông Thayer dự đoán bước kế tiếp của Trung Quốc là sẽ lập Vùng nhận diện phòng không ở biển Đông.
Liên minh chống Trung Quốc
Trong khi đó, Giáo sư Hugh White tại Đại học Quốc gia Úc lý giải rằng những động thái của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông trong thời gian qua là nhằm thách thức vị thế của Mỹ ở châu Á để tăng ảnh hưởng của họ trong khu vực. Trong bài phân tích đăng trên trang The Interpreter của Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy (Úc) hồi tuần rồi, ông White nhận định giới lãnh đạo Trung Quốc biết vị thế của Mỹ ở châu Á được xây dựng trên mạng lưới đồng minh và các quan hệ đối tác với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, nên họ tin rằng làm suy yếu những mối quan hệ này là cách dễ nhất để khiến sức mạnh của Mỹ trong khu vực suy giảm. Theo đó, bằng cách dùng vũ lực gây sức ép với những người bạn của Mỹ, Trung Quốc thách thức Mỹ phải chọn giữa việc bỏ bạn và đánh Trung Quốc. “Bắc Kinh đang đánh cược rằng đối mặt với lựa chọn này, Mỹ sẽ bỏ mặc đồng minh và bạn của họ. Điều này sẽ làm suy yếu quan hệ đồng minh và đối tác của Mỹ, khiến sức mạnh Mỹ ở châu Á bị suy giảm còn vị thế của Trung Quốc được nâng lên”, ông White phân tích.
Tương tự, Giáo sư Alan Dupont tại ĐH News South Wales (Úc) cũng nhận định hành động của Trung Quốc đang thách thức vị thế của Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông cho rằng hành động này chỉ mang lại cho Washington cơ hội làm sống lại liên minh ở Đông Á và ứng phó Bắc Kinh hiệu quả hơn, theo tờ The Philippine Star. Báo này còn loan tin Mỹ đang lập một cấu trúc an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương với các đồng minh như Philippines, Nhật và Úc. Ngoài ra, Singapore, Thái Lan và Malaysia cũng là các nước có thể gia nhập liên minh. Giáo sư Dupont cho rằng một số bên tranh chấp ở biển Đông có thể cô lập Trung Quốc dưới dạng một liên minh do Mỹ dẫn đầu. Ông Dupont gọi những hành động nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực tranh chấp là “tính toán sai lầm nghiêm trọng” có thể gây phản tác dụng. Ông chỉ rõ: “Bắc Kinh ngày càng đối mặt với sự cô lập trong khu vực khi các nước khác cùng chống lại Trung Quốc do sự trỗi dậy của nước này mang tính đe dọa hơn là hòa bình”.
Báo Nhật ca ngợi cách hành xử của Việt Nam Tờ Japan Times ngày 26.5 đăng bài xã luận trong đó ca ngợi Chính phủ Việt Nam đã hành động bình tĩnh trong vụ Trung Quốc đặt giàn khoan phi pháp ở vùng biển Việt Nam. Bài xã luận nhấn mạnh Trung Quốc cần nhận ra hành động khoan dầu gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là động thái đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng. “Về phần mình, Trung Quốc phải tự kiềm chế và thực hiện những nỗ lực nghiêm túc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp trong sự hợp tác với cộng đồng quốc tế”, bài báo viết. Japan Times còn chỉ rằng Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông, vốn không được cộng đồng thế giới công nhận. “Vậy mà nước này vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm soát khu vực bằng cách tạo sự đã rồi”, bài xã luận cảnh báo. Từ đó, Japan Times kêu gọi Trung Quốc cần đẩy mạnh đàm phán với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và nhận ra rằng là một nước lớn, Trung Quốc phải có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp khu vực một cách hòa bình.
Theo TNO
Tàu quân sự Trung Quốc dồn ép tàu Việt Nam khi di chuyển giàn khoan
Sáng 27/5, 2 tàu chiến và 2 máy bay của Trung Quốc liên tục vây ép tàu Cảnh sát biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam trong khi di chuyển giàn khoan.
Theo bản tin chiều 27/5 trên Đài truyền hình Việt Nam, sáng nay (27/5), radar của tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 đã phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển khỏi vị trí cũ.
Theo đó, 5h30 phút sáng nay, theo quan sát từ radar của tài Cảnh sát biển 8003 đã phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc di chuyển khỏi vị trí cũ.
Tàu bảo vệ bờ biển của Việt Nam giám sát tàu Trung Quốc tiến gần khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông (Ảnh minh họa)
Cụ thể, khoảng 7h50 phút, radar tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 đã phát hiện Giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển đến vị trí ở tọa độ 15 độ 30" 42"", 111 độ 24" 34 "", di chuyển theo hướng 85 độ với vận tốc 4,2 hải lý/giờ.
Sau đó giàn khoan tiếp tục di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc với vận tốc không cố định.
Trước đó, vào 6h35 phút, tàu Cảnh sát biển 8003 cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý thì phát hiện hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay qua khu vực hạ đặt giàn khoan ở độ cao khoảng 1.000 mét. Đồng thời phát hiện hai tàu quân sự của Trung Quốc mang số hiệu 571 và 789 ở khoảng cách gần nhất với tàu Cảnh sát biển 8003 là 400 mét.
Sau đó, tàu quân sự mang số hiệu 571 và 7 tàu chấp pháp của Trung Quốc đã vây quanh các tàu Cảnh sát biển Việt Nam, tàu Kiểm ngư Việt Nam, ép lực lượng của chúng ta phải quay tàu về hướng Tây.
Hoàng Chiến
Theo Vietbao
Vị trí mới của giàn khoan Trung Quốc nằm ở đâu? Vị trí mới mà giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc được di chuyển tới ngày 27/5/2014 nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam. Trước việc Cục Hải sự Trung Quốc ra thông báo ngày 27/5/2014 về việc di chuyển giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) của Trung Quốc từ vị trí 15 độ 29,58 phút N-111 độ...