Mưu đồ tấn công hạt nhân của IS
Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo được cho là đã vạch kế hoạch mua vũ khí hạt nhân và đưa vào Mỹ để tấn công khủng bố.
Viễn cảnh IS đưa lậu vũ khí hủy diệt vào Mỹ đang gây lo ngại lớn – Ảnh: Breibart
Dưới lá cờ đen in dòng chữ “Không có Chúa trời nào ngoài Allah, Muhammad là sứ giả của Allah”, các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tung hoành tại nhiều khu vực ở Trung Đông khiến Mỹ và các đồng minh chật vật tìm kế sách ngăn chặn. Những toan tính IS đưa ra ngày càng táo bạo và nguy hiểm. Trong đó ý đồ tấn công nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân được đánh giá là đáng lo ngại nhất.
Mới đây, tạp chí Dabiq, công cụ tuyên truyền của IS, loan tin tổ chức này tuyên bố có thể sở hữu vũ khí hạt nhân trong vòng 1 năm và tuồn vào Mỹ theo cùng phương thức buôn lậu ma túy từ Nam Mỹ vào châu Âu qua ngả Tây Phi. IS tuyên bố kế hoạch “tận thế” này được sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng Hồi giáo Boko Haram ở Nigeria. Boko Haram, vốn đang kiểm soát một khu vực lãnh thổ rộng lớn tại châu Phi, đã tuyên thệ trung thành với IS từ tháng 3.
Đi theo con đường ma túy
Video đang HOT
Theo Dabiq, IS “có hàng tỉ USD trong tài khoản và chỉ cần gọi điện cho “người quen” ở Pakistan là có thể mua được vũ khí hạt nhân thông qua nhiều đường dây thân cận với các tướng lĩnh tham nhũng. Đây sẽ là cơn ác mộng kinh hoàng nhất cho phương Tây”. Trong trường hợp không thể đạt mục đích chính, IS vẫn có thể mua đủ lượng vật liệu phóng xạ để chế tạo bom bẩn. Tạp chí này còn tuyên bố các lô hàng mua từ Pakistan sẽ đi qua Libya và Nigeria rồi đến Nam Mỹ. Từ đây, IS sẽ bỏ tiền thuê các băng nhóm ma túy khét tiếng trong khu vực để vận chuyển vũ khí hủy diệt vào nước Mỹ thông qua những đường hầm vẫn dùng đưa “hàng trắng” vào các bang Texas hay Arizona.
Những tuyên bố này không hẳn là chuyện không tưởng khi Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền nam Mỹ (Southcom), tướng John Kelly từng cảnh báo các nhóm khủng bố như IS có thể tận dụng các mạng lưới ma túy ở Colombia và Mexico để mang vũ khí hủy diệt hàng loạt xâm nhập nước này.
Ngoài ra, theo ông, ma túy từ Nam Mỹ được vận chuyển “thông qua Tây Phi, lên vùng Tây Bắc Phi và vào châu Âu”. Từ đó, các chuyên gia lo ngại IS hoàn toàn có thể vận chuyển vũ khí hủy diệt đến Mỹ bằng con đường này nhưng theo lộ trình ngược lại. Nghĩa là từ Tây Phi vào Nam Mỹ rồi chuyển tiếp đến Mexico. Tại đó, thông qua hàng loạt đường hầm bí mật mà bọn tội phạm đào thông sang Mỹ để vận chuyển ma túy và người nhập cư lậu, các tay súng có thể trà trộn vào dòng người nhập cư “với một quả bom hạt nhân trong thùng xe”.
Tính khả thi cao
Trước đó, báo Anh The Sunday Times cũng hé lộ một kế hoạch hạt nhân điên rồ khác của IS. Dẫn nhiều nguồn tin tình báo giấu tên, tờ báo cho biết IS toan tính cho Nga quyền khai thác các mỏ dầu mà chúng chiếm được tại Trung Đông để đổi lấy việc nước này cắt đứt quan hệ với Iran và chia sẻ các bí mật hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Kế hoạch này do Abdullah Ahmed Meshedani, thành viên cấp cao trong cái gọi là “nội các chiến tranh” của IS chấp bút. Tuy nhiên, âm mưu của Meshedani bị đánh giá là hoàn toàn phi thực tế. Ngược lại, theo các chuyên gia, ý đồ thu mua vũ khí hạt nhân để tấn công Mỹ có tính khả thi cao hơn nhiều.
Bên cạnh đó, Ấn Độ hồi tháng trước đã lên tiếng báo động về khả năng IS có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của nước láng giềng Pakistan. “Với sự lớn mạnh của IS ở Tây Phi, người ta lo ngại rằng họ có thể tiếp cận kho vũ khí hạt nhân của những quốc gia như Pakistan”, Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rao Inderjit phát biểu bên lề hội nghị an ninh khu vực mang tên Shangri-La ở Singapore.
Theo Đài RT, Pakistan hiện nằm trong nhóm các nước bị xếp hạng thấp về an ninh hạt nhân và đang sở hữu một số lượng tương đối lớn vũ khí hạt nhân. Thống kê của Tổ chức Nghiên cứu Hội đồng An ninh đối ngoại (Mỹ) cho thấy Pakistan hiện có 100 – 120 đầu đạn so với con số 90 – 100 đầu đạn của Ấn Độ.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Báo Pháp: Triều Tiên tấn công hạt nhân Hàn Quốc là "tự sát chế độ"
Theo Đài RFI, nhận định về sức mạnh quân sự của Triều Tiên, tờ Le Figaro của Pháp số ra ngày 15/6 đã có bài viết "Liệu có nên sợ Triều Tiên của Kim Jong-un."
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thăm trung tâm điều khiển vệ tinh mới vào ngày 3/5 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bài viết trên đã nêu ra 4 vấn đề: Thứ nhất, số lượng bom hạt nhân mà Triều Tiên hiện có là từ 10-15 trái bom cỡ nhỏ và dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên gấp 5 lần từ nay đến 2020. Vấn đề thứ hai là khả năng chế tạo thành công tên lửa đạn đạo có mang đầu đạn hạt nhân. Về điều này, chưa có bằng chứng chắc chắn, nhưng Bình Nhưỡng đã được coi là thành công khi đưa được lên quỹ đạo một vệ tinh nhờ tên lửa đầy, đưa quốc gia này gia nhập "câu lạc bộ" rất ít các cường quốc không gian.
Vấn đề thứ ba mà Le Figaro quan ngại là khả năng Triều Tiên "bán vũ khí nguyên tử cho các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy nhiên, khả năng ít có thể xảy ra, vì nếu có một sự hợp tác như vậy, Bình Nhưỡng sẽ bị Mỹ trả đũa mạnh mẽ. Câu hỏi mà Le Figaro đặt ra là tại sao chế độ Triều Tiên lại phải giương oai giễu võ như vậy?
Tiếp theo đó, bài viết nhận định rằng khả năng Hàn Quốc bị Triều Tiên tấn công bằng hạt nhân là gần như bằng 0 vì nếu điều này xảy ra, đó sẽ là một "sự tự sát của chế độ" khi mà Mỹ sẽ giáng đòn hủy diệt lên Triều Tiên.
Trên thực tế, bom hạt nhân là một thứ "vũ khí chính trị" mà Bình Nhưỡng sử dụng để "duy trì sự sống còn về mặt quốc tế". Những thành công về vũ khí hạt nhân được Bình Nhưỡng sử dụng để kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng và khiêu khích Mỹ.
Theo Wang Junsheng, chuyên gia Viện nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại Thượng Hải, chiến lược của Triều Tiên lôi kéo Mỹ trở lại đàm phán đã thất bại do thái độ kiên quyết của Washington - chỉ chấp nhận đối thoại với Bình Nhưỡng trong khuôn khổ đàm phán 6 bên chừng nào Triều Tiên không nhân nhượng trong vấn đề hạt nhân.
Chính vì thế, Triều Tiên vẫn sẽ còn diễn lại "những màn khiêu khích" mới trên Bán đảo Triều Tiên./.
Theo (Vietnam )
Chiến lược hạt nhân Trung Quốc như thế nào? Sách Trắng 2015 đánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh tìm cách nâng mức cảnh báo chiến lược sớm cho vũ khí hạt nhân. Có khả năng Trung Quốc muốn xây dựng hệ thống cảnh báo tên lửa chiến lược sớm, tương tự hệ thống của Mỹ và Nga. Trung Quốc khẳng định chỉ dùng vũ khí hạt nhân với 2 mục đích...