Mưu đồ đằng sau đường bay phi pháp tới Hoàng Sa
Hành động phi pháp của Trung Quốc mở đường bay dân sự tới đảo Phú Lâm có thể nhằm che đậy hoạt động quân sự thường xuyên ở khu vực.
Từ ngày 22.12, Trung Quốc ngang nhiên mở đường bay dân dụng phi pháp từ thành phố Hải Khẩu trên đảo Hải Nam tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, với tần suất 1 chuyến/ngày. Ngay lập tức, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa lẫn Trường Sa.
Chưa hết, đến ngày 25.12, Fox News dẫn lời giới chức tình báo Mỹ dự đoán Trung Quốc sẽ điều “hàng trăm” tên lửa đất đối không, bao gồm CSA-6b, HQ-9 và SA-21, từ Hải Nam xuống Phú Lâm hoặc các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa trong vài tháng tới. Theo tình báo Mỹ, Bắc Kinh muốn dùng tên lửa để bảo vệ 3 đường băng phi pháp trên các đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi, vốn đã bị cải biến thành đảo nhân tạo.
Máy bay dân sự Trung Quốc trên đường băng phi pháp ở đảo Phú Lâm
Ý đồ quân sự
Hành động mở đường bay dân dụng phi pháp có thể nằm trong chiến lược lâu nay của Trung Quốc là kết hợp quân sự hóa với hoạt động dân sự, theo kiểu “tằm ăn dâu” tại những khu vực chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông, nhằm tạo tình trạng “chiếm hữu thực tế” và “sự đã rồi”. Tuy nhiên lần này có thể còn ẩn giấu nhiều ý đồ khác.
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, chuyên gia Koh Swee Lean Collin thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) nhận định Trung Quốc có thể “trà trộn” các hoạt động của quân đội lẫn vào chuyến bay dân sự để né tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, cũng như qua đó âm thầm tiếp tục quân sự hóa Biển Đông.
“Đây là khuynh hướng rất đáng lo ngại vì chuyến bay dân sự của các hãng hàng không có thể che đậy hoạt động đều đặn của quân đội. Máy bay cỡ trung và lớn cũng như máy bay chở hàng từ các hãng dân sự và quân đội Trung Quốc có thể giúp tăng viện nhanh chóng cho đơn vị đóng trú ở khu vực”, chuyên gia Collin cảnh báo và lưu ý thêm: “Cần nhớ rằng Trung Quốc xem đảo Phú Lâm là trung tâm quân sự quan trọng và những chuyến bay như trên sẽ tạo điều kiện cho việc vận chuyển nhanh chóng nhân lực, thiết bị và vật liệu tới đảo này khi xảy ra biến cố”.
Cùng với việc mở đường bay phi pháp mới, chuyên gia Collin nhận định nếu Trung Quốc thật sự sẽ triển khai thêm tên lửa thì đây cũng nằm trong ý đồ sẵn sàng tác chiến và củng cố kiểm soát Biển Đông. Theo ông, danh sách tên lửa được tình báo Mỹ liệt kê đều là hệ thống di động, có thể được triển khai và rút đi một cách nhanh chóng. Vì vậy, tên lửa không nhất thiết hiện diện thường trực trên các tiền đồn phi pháp ở Biển Đông, mà chỉ cần đóng gần đảo nhân tạo để có thể điều động bất cứ lúc nào. Điều này giúp Bắc Kinh có thể đẩy căng thẳng leo thang theo ý muốn mà vẫn giữ cho tình hình không vượt khỏi tầm kiểm soát. “Những động thái này sẽ càng gây lo ngại và có nguy cơ làm phức tạp hóa quá trình hướng tới việc cho ra bộ quy tắc ứng xử”, ông Collin nhận định với Thanh Niên.
Thử lửa ông Trump?
Trong khi đó, Giám đốc nghiên cứu quốc phòng thuộc Trung tâm vì lợi ích quốc gia (Mỹ) Harry Kazianis nhận định với Thanh Niên rằng những hành động mới của Trung Quốc, như mở đường bay dân dụng phi pháp và dấu hiệu triển khai tên lửa, có thể nằm trong mưu đồ lâu dài đơn phương lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Tuy nhiên theo ông, Trung Quốc sẽ tạm thời không có hành động mang tính gây hấn hay khiêu khích cho đến sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chính thức nhậm chức vào ngày 20.1.2017.
Ông Kazianis nhắc lại rằng vào năm 2001, chỉ 77 ngày sau khi tổng thống George W.Bush nhậm chức đã có cuộc “thử lửa” đầu tiên khi chiến đấu cơ J-8 của Trung Quốc va chạm với máy bay do thám Mỹ trên vùng trời gần đảo Hải Nam. Đến năm 2009, Tổng thống Barack Obama vừa bước vào Nhà Trắng chưa tới 2 tháng thì xảy ra vụ tàu Trung Quốc quấy rối một tàu hải quân Mỹ trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông. Vì thế, theo ông, Trung Quốc sẽ coi tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông là “phép thử” hữu hiệu nhằm vào ông Trump, đặc biệt trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đã tỏ nhiều dấu hiệu sẽ cứng rắn với Bắc Kinh.
Tương tự, trả lời Thanh Niên chiều 25.12, Phó giáo sư Stephen R.Nagy tại Đại học quốc tế Cơ đốc giáo (Nhật Bản) nhận định động cơ của Trung Quốc đưa thêm tên lửa đến Hoàng Sa và Trường Sa một phần nhằm “phát tín hiệu cứng rắn” đến ông Trump, cũng như nằm trong chiến lược dài hạn nhằm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Ngoài ra, đây có thể là thông điệp dọa nạt gửi đến những bên khác rằng Trung Quốc sẽ không “xuống thang”, nhằm ép họ đàm phán song phương.
Theo Thanh Niên
Bị B-52 rải thảm và hành trình tìm kiếm kíp xe tăng T-59 trúng bom: Cái kết ấm áp
B-52 rải thảm bất ngờ đánh trúng đội hình, xe tăng số 388 bị một quả bom tấn hất tung lộn ngửa bụng lên trời. Bốn chiến sĩ trên xe đã hy sinh ngay tại chỗ.
Cuối tháng 3 năm 1972, khi đang đi chuẩn bị chiến trường tham gia cuộc Tổng tiến công 1972 thì Đại đội xe tăng 4 thuộc Tiểu đoàn 512, Lữ đoàn 203 nhận lệnh cơ động độc lập vào tây Thừa Thiên Huế làm nhiệm vụ mới.
Video đang HOT
Sau hơn 1 tháng hành quân, vượt qua gần 500 km đường Trường Sơn hiểm trở dưới mưa bom bão đạn của Không quân Mỹ ngăn chặn, đầu tháng 5 năm 1972, Đại đội đã đến vị trí tập kết tại sân bay A Lưới.
A Lưới - mà các tài liệu của Mỹ và Việt Nam cộng hòa thường gọi là A Sho hoặc A Sầu - là một thung lũng trên sườn đông dãy Trường Sơn, án ngữ con đường huyết mạch đông Trường Sơn từ Bắc vào Nam nên được coi là một địa bàn chiến lược và là nơi hai bên giành giật nhiều lần.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, A Lưới thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa và do một số đơn vị biệt kích trấn giữ. Năm 1966, Quân giải phóng miền Nam đã giành lại quyền làm chủ khu vực này. Năm 1969, Mỹ đã tung Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 ra hòng chiếm lại A Lưới.
Giao tranh diễn ra ác liệt và sau khoảng 20 ngày đóng giữ, các đơn vị của Mỹ đã phải rút đi để lại những địa danh máu lửa như đồi A Bia mà phía Mỹ gọi là đồi Hăm-bơ-gơ (đồi Thịt Băm). Từ đó, A Lưới trở thành trọng điểm đánh phá của không quân cũng như các loại chất độc hóa học.
Cả thung lũng, đặc biệt là khu vực sân bay A Lưới (chỗ thị trấn A Lưới bây giờ) chi chít hố bom. Rừng già đại ngàn cũng bị triệt hạ, những cây đại thụ cỡ vài người ôm bị rụng hết lá và chết chỉ để lại những cành khô khẳng khiu vươn lên bầu trời như những cánh tay đang cầu cứu mà thôi.
Các bản làng của bà con Pa-kô bản địa cũng phải di dời lên đỉnh núi cao, thậm chí sang hẳn bên Lào để tránh giặc.
Tại đây, Đại đội xe tăng 4 sẽ chính thức rời khỏi đội hình Lữ đoàn 203 để trở thành đơn vị xe tăng trực thuộc Mặt trận B4 (sau này sẽ kết hợp với Đại đội xe tăng 3 của Trung đoàn 202 thành Tiểu đoàn xe tăng 408 trực thuộc mặt trận B4 - Trị Thiên Huế).
Nhiệm vụ tiếp theo của Đại đội sẽ tiến xuống Đường 12 (QL 49 bây giờ) để sẵn sàng làm mũi vu hồi từ phía Tây vào thành phố Huế khi có thời cơ.
Bức ảnh lịch sử do phóng viên chiến trường người Pháp Franoise Demulder chụp khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Với bom B-52, 36 tấn chẳng là gì cả
Trong khi cả đại đội đang khẩn trương chuẩn bị cho nhận nhiệm vụ mới thì ngày 07.5.1972, một trận bom B-52 rải thảm bất ngờ đánh trúng đội hình. Cả một khu vực rộng lớn rung lên như động đất. Những chiếc xe tăng cũng chao đảo như đưa võng, khói lửa mù trời, cây đổ ngổn ngang.
Xe tăng số 388 bị một quả bom tấn hất tung lộn ngửa bụng lên trời. Bốn chiến sĩ trên xe đã hy sinh ngay tại chỗ. Đó là các liệt sĩ: Pháo thủ Nguyễn Minh Luyến, Nạp đạn Lê Mạnh Hùng, Nạp đạn Vũ Ngọc Kiểm, Quân khí viên Lê Khả Mai.
Ngay sau đó đơn vị đã tổ chức mai táng cho 4 liệt sỹ và cơ động vào Đường 12 làm nhiệm vụ. Sau gần 1 năm bám trụ chiến đấu giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, thêm 5 chiến sĩ nữa của đại đội anh dũng hy sinh.
Tháng 4.1973, sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết đơn vị trở lại khu vực xã Hồng Bắc, A Lưới trú quân. Đơn vị đã ra kéo cho chiếc 388 trở lại tư thế bình thường song do khả năng chuyên môn và dụng cụ còn hạn chế không khắc phục được nên chỉ tháo lấy một số phụ tùng.
Tuy nhiên, điều đau đớn nhất là mộ 4 liệt sĩ đã không còn. Vì là một trọng điểm đánh phá nên không biết bao nhiêu bom đạn Mỹ đã ném xuống đây, hết đợt này đến đợt khác đã làm biến dạng cả địa hình và không thể tìm được nơi mai táng các anh nữa.
Tháng 3.1975 Đại đội xe tăng 4 lên đường tham gia cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975. Sau khi giải phóng Huế, Đà Nẵng đại đội đã tham gia cuộc hành quân thần tốc dọc Quốc lộ 1 vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 30.4.1975, đại đội đã dẫn đầu đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2 tiến công Sài Gòn. Hai chiếc xe tăng 843 và 390 của Đại đội đã húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ giải phóng lên nóc dinh lúc 11h30 ngày 30.4.1975.
Cuộc trở về sau hơn 40 năm
Sau ngày đất nước thống nhất, cũng như các đơn vị khác Đại đội xe tăng 4 có rất nhiều biến động: người đi học, người chuyển ngành, số đông ra quân trở về với ruộng đồng, công xưởng... Những người còn ở lại phục vụ quân đội lại tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế rồi lại cơ động ra bảo vệ biên cương phía bắc.
Người ở lại thì cuốn theo nhiệm vụ, người đã về vật vã mưu sinh chẳng mấy khi gặp được nhau. Mãi đến năm 2013, khi Đại đội xe tăng 4 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT, cán bộ chiến sĩ trong đại đội mới có dịp gặp nhau đông đủ nhất.
Trong niềm vui được ghi nhận công lao họ vẫn không quên những người đồng đội đã hy sinh để mình được sống và có được vinh dự hôm nay.
Họ hẹn với nhau nhất định sẽ phải về thăm chiến trường xưa để thắp cho đồng đội một nén nhang và cũng để tri ân đồng bào, đồng chí những nơi mình từng sống và chiến đấu đã cưu mang đùm bọc cho mình trong những tháng ngày gian khổ.
Và rồi dịp đó đã đến! Kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước (30.4.1975- 30.4.2015), Ban tổ chức mít tinh cấp nhà nước mời thành viên 2 kíp xe 843 và 390 vào thành phố Hồ Chí Minh tham dự.
Chiếm dinh Độc Lập. Ảnh tư liệu.
Số anh em còn lại trong đại đội nhờ sự giúp đỡ của một số nhà hảo tâm tổ chức chuyến đi về thăm chiến trường xưa bằng đường bộ với tiêu chí "ngày xưa xích lăn đến đâu thì giờ sẽ cố gắng đi đến đó" và điểm hẹn cùng các thành viên 2 kíp xe kia sẽ tại Sài Gòn.
Trong hành trình đó, họ dành cho A Lưới, nơi họ đã sống những ngày gian khổ song cũng hào hùng nhất trong cuộc đời một quãng thời gian cần thiết. Một trong những nội dung hoạt động ở đây là đến tận nơi các đồng đội đã hy sinh để thắp cho anh em một nén tâm nhang.
Vậy là 43 năm sau, cán bộ, chiến sĩ Đại đội xe tăng 4 mới có dịp trở lại chiến trường xưa. Tất cả ngỡ ngàng trước sự thay đổi đến không ngờ của sân bay A Lưới nói riêng và huyện A Lưới nói chung. Trọng điểm đánh phá với la liệt hố bom ngày xưa nay đã trở thành phố xá, làng mạc khang trang, đẹp đẽ.
Bên cạnh niềm vui là nỗi bâng khuâng: Địa hình, địa vật toàn bộ khu vực đã thay đổi như vậy biết tìm đâu ra chỗ xe 388 trúng bom bây giờ?
Nhưng rồi như có sự trợ giúp ngầm nào đó! Trong cuộc giao lưu với bà con xã Hồng Bắc họ đã tình cờ gặp cô giáo Trần Thị Nghiêu - Hiệu trưởng Trường mầm non của xã - người đã từng biết rõ vị trí chiếc xe tăng từ khi cô còn nhỏ và theo gia đình lên xây dựng quê hương mới ở đây.
Sau khi nghe cô giáo mô tả sơ qua về vị trí, tất cả đều công nhận đó chính là khu vực trú quân của đại đội ngày 07.5.1972.
Vậy là sáng hôm sau, sau khi thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện A Lưới, toàn đại đội cùng hành quân về Xóm 2, thôn Quảng Vinh, xã Sơn Thủy, nơi chiếc xe 388 bị trúng bom và 4 chiến sĩ của đại đội hy sinh năm xưa.
Đối chiếu với những gì còn lại, các chiến sĩ Đại đội xe tăng 4 đã xác định chính xác vị trí chiếc xe 388 bị bom tại đây, bây giờ là đất vườn của một hộ dân. Hố bom tấn ngày đó vẫn còn và đã được bà con cải tạo thành ao nuôi cá.
Còn khu vực mai táng các liệt sĩ ngày xưa giờ cũng đã là làng xóm trù phú, cây lá xanh tươi. Qua lời kể của bà con, quá trình xây dựng họ không gặp bộ hài cốt nào.
Cũng qua lời kể của bà con xóm 2, khi chiếc xe tăng chưa bị đưa về tỉnh đội, một bác trong xóm có lần định tháo một bộ phận trong xe, lúc đưa cái búa vào để nậy ra thì chiếc búa kẹt cứng lại đó không thể nào gỡ ra được nữa v.v... Nghe chuyện của bà con, các chiến sĩ trong đại đội càng bùi ngùi xúc động.
Họ thành kính thắp hương cho các liệt sĩ và lòng hẹn lòng sẽ quay lại nơi đây xây một cái miếu thờ để làm nơi cho hương linh các liệt sĩ đi về.
Ý định đó cũng được báo cáo với địa phương và Ban chỉ huy Lữ đoàn xe tăng 203. Cả địa phương và đơn vị đều hết sức ủng hộ và những công tác chuẩn bị đầu tiên đã được tiến hành. Họ dự định sẽ hoàn thành công việc trước tháng 5.2017 để ngày 7.5, đúng 45 năm sau ngày 4 chiến sĩ hy sinh sẽ làm lễ khánh thành và rước hương linh các liệt sĩ về đó.
Về giữa lòng dân, chắc các anh sẽ thấy ấm áp hơn
Thể theo nguyện vọng của anh em Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203 đã có công văn gửi Huyện ủy, Ủy ban và các cơ quan liên quan của huyện A Lưới để xin đất và tạo điều kiện cho anh em xây dựng miếu thờ. Địa phương đã đồng ý và giao cho xã tiến hành mọi việc.
Đối với bà con xóm 2, thôn Quảng Vinh, xã Sơn Thủy, nơi 4 chiến sĩ hy sinh, cũng hết sức ủng hộ ý định của cán bộ, chiến sĩ Đại đội xe tăng 4. Qua cô giáo Trần Thị Nghiêu, bà con thông báo đến đại diện Ban liên lạc của đơn vị:
"Bà con xóm 2 hết sức ủng hộ ý định của anh em. Nếu anh em muốn xây miếu thờ ở đúng vị trí xe lật, bà con sẽ vận động chủ hộ hiến đất. Còn hiện tại, xóm đã xây dựng được một ngôi nhà thờ, nếu anh em muốn xây dựng trong khuôn viên nhà thờ thì bà con ủng hộ ngay.
Thậm chí, nếu anh em muốn đưa hương linh các liệt sĩ vào thờ cúng trong nhà thờ bà con cũng đồng ý!". Thật là những tấm lòng thơm thảo và trọn nghĩa, vẹn tình!
Thực ra, bà con Xóm 2 thôn Quảng Vinh đây vốn quê ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và cũng chỉ lên đây xây dựng quê hương mới từ năm 1976. Lập nghiệp với gần như hai bàn tay trắng trên mảnh đất chi chít hố bom, bà con đã vượt qua muôn vàn gian khổ để dựng xây nên xóm làng trù phú như ngày nay.
Vốn là người đất "Thần kinh", nên mặc dù gian khó trăm bề truyền thống trọng chữ nghĩa, lễ giáo... vẫn được giữ nguyên không hề mai một. Vì vậy, bà con rất chú ý đến việc dạy dỗ con cháu và khuyến khích con cháu học tập tu dưỡng.
Một xóm nhỏ chỉ có hơn 70 nóc nhà mà đã có 26 cử nhân, 2 thạc sĩ và rất nhiều cháu đang học đại học. Không chỉ vậy, bà con còn vận động nhau đóng góp kẻ ít, người nhiều để xây dựng nên một ngôi nhà thờ làm nơi thờ tự và cũng là địa điểm sinh hoạt chung của xóm.
Ngôi nhà thờ có 3 gian, gian giữa thờ thần linh, một gian thờ vong linh bà con trong xóm đã mất, còn một gian thờ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên mảnh đất này.
Nhà thờ của bà con Xóm 2 Quảng Vinh, xã Sơn Thủy, A Lưới.
Khi nhận được tin này, nguyên chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn, người chỉ huy chiếc xe tăng 390 uy dũng đã xúc động nói: "Thế thì còn gì quý hơn nữa. Giả dụ anh em chúng ta có vào đấy mà xây lên một ngôi miếu thì rồi cũng phải để đó mà ra đi chẳng biết khi nào quay lại đó hương khói, sửa sang vì tất cả đã cao tuổi rồi.
Bây giờ, được bà con trong đó mở lòng, bốn liệt sĩ sẽ được bà con hương khói đời đời thì tốt biết bao. Chả có ở đâu ấm áp, vĩnh hằng hơn ở giữa lòng dân cả!".
Và thế là các đại diện của Ban liên lạc lập tức lên đường vào gặp bà con Xóm 2. Cuộc gặp gỡ diễn ra giữa các anh với đại diện bà con xóm 2 diễn ra đầy tình thân và cảm xúc. Tâm nguyện của các anh đã được bà con đáp ứng. Trước ngày 23 tháng Chạp năm Bính Thân này, linh vị của các liệt sĩ sẽ được an vị trong ngôi nhà thờ của xóm.
Ở giữa lòng dân, từ nay chắc các anh sẽ thấy ấm áp hơn!
(Theo Thời Đại)
Hàn Quốc thuê Hyundai lên kế hoạch đóng 6 tàu chiến mới Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc ngày 27/12 cho biết họ đã ký thỏa thuận trị giá 16,6 tỷ won (13,8 triệu USD) với hãng "Hyundai Heavy Industries" để lên kế hoạch đóng 6 khinh hạm mới. Theo hãng thông tấn Yonhap, đây là một phần của dự án mang tên Batch-III, theo đó DAPA...