Mưu đồ của TQ khi đưa Trường Sa ra thảo luận tại Quốc hội?
Trung Quốc đang tìm cách leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Quốc hội Trung Quốc thảo luận về Trường Sa
Việc triển khai cái gọi là “bảo vệ môi trường”, “bảo tồn san hô” hay ngăn chặn sự biến mất của các bãi đá, rặng san hô ngoài quần đảo Trường Sa về bản chất chỉ là cái cớ cho Trung Quốc leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Tân Hoa Xã ngày 6/3 dẫn lời Tiêu Niệm Chí, Phó chủ nhiệm Trung tâm thực nghiệm trọng điểm khoa học công nghệ biển quốc gia Trung Quốc, đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho hay, do các điều kiện tự nhiên, thủy văn thay đổi, một số bãi đá ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền” đang dần biến mất, “uy hiếp đến lợi ích biển của Trung Quốc”.
Thông tin trên được Tiêu Niệm Chí cho biết khi thảo luận tại tổ đại biểu tỉnh Phúc Kiến đang dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tổ chức ở Bắc Kinh.
Tiêu Niệm Chí cho rằng, chính vì hiện thực tàn khốc của việc các đảo nhỏ, bãi đá trên Biển Đông đang dần biến mất mà “có quốc gia” đã tìm cách bảo vệ đảo, đá bằng mọi giá.
Video đang HOT
Theo viên đại biểu này, Trung Quốc nhận “chủ quyền” hơn 200 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trên Biển Đông, trong đó tập trung chủ yếu tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV).
Số liệu của giới nghiên cứu nhà nước Trung Quốc cho hay, mực nước Biển Đông đã dâng cao 85 mm trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2011, đến năm 2050 mực nước Biển Đông sẽ dâng cao khoảng 145 đến 200 mm, lúc đó một số đảo, bãi đá sẽ “biến mất khỏi bản đồ Trung Quốc”.
Tiêu Niệm Chí đề xuất, giới chức Trung Quốc cần nhanh chóng tổ chức các hoạt động khảo sát các bãi đá, bãi ngầm và rặng san hô trên Biển Đông, nghiên cứu tác động ảnh hưởng của dòng hải lưu, gió mùa để “có biện pháp bảo vệ” phù hợp.
Mặc dù đưa ra nhận định “dưới góc độ khoa học” về biển, tuy nhiên Dương Niệm Chí và giới truyền thông Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ, tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.
Việc triển khai cái gọi là “bảo vệ môi trường”, “bảo tồn san hô” hay ngăn chặn sự biến mất của các bãi đá, rặng san hô ngoài quần đảo Trường Sa về bản chất chỉ là cái cớ cho Trung Quốc leo thang tăng cường sự hiện diện trái phép của mình tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam bằng nhiều kênh, quân sự, kinh tế và cả nghiên cứu khoa học.
Đại biểu đột tử khi đang họp Quốc hội Trung Quốc
Thiệu Chiếm Duy, đại biểu Quốc hội Trung Quốc, Thị trưởng thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang đã qua đời hôm thứ Tư khi đang dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khóa 12.
Ông Thiệu Chiếm Duy, đại biểu Quốc hội Trung Quốc, Thị trưởng thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang đã qua đời hôm thứ Tư khi đang dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khóa 12.
Nguyên nhân khiến ông Duy bị đột tử là cơn đau tim, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết.
Thiệu Chiếm Duy sinh tháng 2/1956 tại Từ Khê, Chiết Giang, học vị Thạc sĩ, Phó bí thư kiêm Thị trưởng Hàng Châu.
Theo xahoi
Đài Loan mưu tính mở rộng cầu tàu ở đảo Ba Bình
Đảo Ba Bình của Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp - Ảnh: Reuters
Chính quyền Đài Loan đang lên kế hoạch mở rộng cầu tàu ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Đài Loan chiếm đóng phi pháp.
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) dự tính sẽ chi 19 triệu Đài tệ (650.000 USD) để nâng cấp cầu tàu, theo tờ United Evening News của Đài Loan ngày 11.1. Việc nâng cấp sẽ cho phép tàu có trọng tải 500 tấn hoặc nặng hơn cập cảng, theo tờ báo.
Đây là một phần kế hoạch phi pháp của CGA nhằm tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực. Theo đề xuất ngân sách của CGA cho năm tài khóa 2013, chính quyền Đài Loan sẽ chi tổng cộng 143 triệu Đài tệ (4,94 triệu USD) trong hai năm để tăng cường năng lực phòng thủ.
Vào tháng 9 năm ngoái, tám khẩu pháo tự động 40 mm và một số pháo cối 120 mm đã được lắp đặt trên đảo Ba Bình.
Các cơ sở mà Đài Loan xây dựng trên hòn đảo bao gồm một trạm radar, trung tâm khí tượng, một nhà máy điện và một đường băng.
Mới đây, Đài Loan cũng tuyên bố tiến hành kế hoạch thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình. Động thái này đã bị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị lên tiếng phản đối hôm 10.1.
Ông Lương Thanh Nghị khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc phía Đài Loan có kế hoạch tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch phi pháp nêu trên".
Theo TNO
Một chủ ghe bị bắn chết Ngày 3.1, gia đình đã đưa thi thể nạn nhân Phạm Văn Hương (36 tuổi, ngụ P.Bình San, TX.Hà Tiên, Kiên Giang) về mai táng. Trước đó, gần 20 giờ ngày 1.1, Đồn biên phòng 754 Gành Dầu (H.Phú Quốc, Kiên Giang) tiếp nhận thi thể anh Hương do Đồn kinh 8000 Hòn Nầng (Vương quốc Campuchia) chở sang bàn giao. Theo thông...