Mút tay ở trẻ – những điều mẹ chưa biết
Tật mút tay ở trẻ nhỏ được ví như con dao 2 lưỡi, nó như thuốc “an thần” cho bé khi mệt mỏi, đau ốm hay bị cha mẹ mắng mỏ, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng và tiêu hóa ở trẻ.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ “nghiện” mút tay. Đối với trẻ sơ sinh, đây như một phản xạ tự nhiên đã hình thành từ khi bé còn trong bụng mẹ. Khi bé lớn lên, bé tìm hiểu cơ thể và thế giới xung quanh qua xúc giác. Bé đưa các ngón tay, quần áo và đồ chơi lên miệng mút và cảm nhận. Xúc giác giúp bé hình thành phản xạ và nhận định các đồ vật xung quanh.
Trẻ nhỏ mút ngón tay để tự xoa dịu và an ủi bản thân mình. Thiếu sự quan tâm, an ủi, cưng nựng của cha mẹ khiến bé mút tay nhiều hơn. Khi mệt mỏi, ốm đâu, mút tay như thuốc “an thần” giúp bé trấn an bản thân. Khi mất ngủ, bé mút tay để tự ru mình…
Trẻ nhỏ mút ngón tay để tự xoa dịu và an ủi bản thân mình. (Ảnh minh họa).
Mút tay là thói quen được hình thành từ phản xạ bú mẹ. Nếu bé mút tay thường xuyên sẽ gây ra những tác động tiêu cực với vấn đề răng miệng. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), sau thời điểm thay răng vĩnh viễn, mút tay ảnh hưởng đến sự đều đặn và hình dáng của hàm răng, làm giảm sự liên kết của răng và gây ra những thay đổi trong vòm miệng. Mút ngón tay nhiều thường khiến răng cửa của bé mọc nhô về phía trước.
Thêm nữa, mút tay có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hại về tiêu hóa. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, trẻ rất dễ nhiễm vi trùng, virut… là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Thực tế, nghiền mút tay là chứng bệnh thông thường ở trẻ nhỏ, chứng bệnh này tự nhiên sẽ mất đi khi bé lớn lên. Vì thế, cha mẹ không nên quá giận dữ và nhất là cần tránh ngăn cấm bé bằng những biện pháp “rắn”. Sự nghiêm cấm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé sau này.
Video đang HOT
Ngoài ra, ADA khuyến cáo, nếu con bạn 5 tuổi mà vẫn còn thói quen mút tay, bạn cần đặc biệt lưu ý. Một số hoạt động như ngậm kẹo, thổi bong bóng hay trò chơi xếp hình, ghép tranh hoặc cuốn băng dính vào ngón tay mà bé hay mút để nhắc bé đây là hành vi không được phép làm… có thể là biện pháp tốt để bạn cắt dần “cơn” mút tay của bé.
Nếu đã thử nhiều biện pháp mà bé vẫn tái diễn mút tay, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có những chỉ dẫn và lời khuyên xác đáng.
Theo PNO
Răng, nướu khỏe giúp duy trì trí nhớ lâu dài
Vệ sinh răng miệng tốt và sức khỏe răng, nướu bảo đảm có thể cải thiện toàn bộ sức khỏe của cơ thể bạn, như giúp giảm nguy cơ bị các bệnh nguy hiểm và ngay cả duy trì trí nhớ lâu dài khi về già...
Tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể luôn có mối liên quan mật thiết với nhau. Vệ sinh răng miệng tốt và sức khỏe răng, nướu bảo đảm có thể cải thiện toàn bộ sức khỏe của cơ thể bạn, như giúp giảm nguy cơ bị các bệnh nguy hiểm và ngay cả duy trì trí nhớ lâu dài khi về già...
Chẳng bao giờ là quá sớm để bắt đầu hướng dẫn những đứa trẻ biết cách tự chăm sóc răng và nướu. Để trẻ thực sự quan tâm đến vấn đề này, cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo bằng cách thực hiện những thói quen vệ sinh răng miệng, như chải răng, xỉa răng hàng ngày và kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ, thường xuyên.
1. Giúp tăng sự tự tin
Những chiếc răng sâu và bệnh về nướu thường không chỉ khiến nụ cười của bạn trở nên kém thẩm mỹ, mà còn gây nên hơi thở có mùi hôi. Nếu tình trạng này trở nên tồi tệ, có thể ảnh hưởng đến sự tự tin. Với tình trạng răng miệng khỏe khoắn, không bị bệnh về nướu và sâu răng, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Bạn có thể ăn ngon, ngủ khỏe và không phải chịu đựng nỗi thống khổ vì răng bị đau nhức hoặc do tình trạng viêm nhiễm nướu gây ra.
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch (ảnh minh họa)
2. Giảm nguy cơ bị bệnh tim
Bài liên quan:
Đánh răng: Kĩ quá hóa hại!
Kem đánh răng không thê lây lai men răng
Chứng viêm mãn tính do các bệnh về nướu gây ra đã được chứng minh có liên quan đến những vấn đề ở hệ tuần hoàn, như bệnh tim, chứng máu vón cục ở động mạch và đột quỵ.
Các cuộc nghiên cứu được tiến hành mới đây tiếp tục phát hiện các căn nguyên và tầm ảnh hưởng của các bệnh về nướu có liên hệ trực tiếp tới các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Những phát hiện trên một lần nữa chỉ rõ, việc duy trì tốt sức khỏe răng miệng có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể bạn một cách toàn diện.
3. Giúp duy trì trí nhớ lâu dài
Theo một báo cáo khoa học được đăng tải trên tạp chí Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, những người lớn tuổi bị các chứng bệnh về nướu (viêm sưng, chảy máu nướu) thường thể hiện kém các bài kiểm tra về trí nhớ và kỹ năng nhận thức hơn những người có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt.
Việc duy trì tốt sức khỏe răng miệng có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể bạn một cách toàn diện (ảnh minh họa)
4. Giúp giảm nguy cơ bị viêm và nhiễm trùng
Tình trạng sức khỏe răng miệng kém có liên quan đến sự phát triển của bệnh nhiễm trùng ở những bộ phận khác của cơ thể. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém có liên hệ đến sự tiến triển của bệnh viêm phổi ở những người già. Vì vi khuẩn trong miệng có thể di chuyển lên phổi, gây ra nhiễm trùng hoặc làm tồi tệ thêm các chứng bệnh khác ở phổi. Một cuộc nghiên cứu khác đã phát hiện mối quan hệ giữa các chứng bệnh về nướu với chứng viêm và thấp khớp.
5. Giúp ổn định mức đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Khi bị bệnh đái tháo đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh về nướu hơn so với những người không bị bệnh đái tháo đường. Đồng thời, những vấn đề này khiến cơ thể bạn khó kiểm soát được mức đường huyết. Và việc giảm nguy cơ bị các chứng bệnh về nướu bằng cách bảo vệ sức khỏe răng miệng có thể giúp kiểm soát được mức đường huyết.
6. Giúp thai phụ tránh nguy cơ sinh non
Chị em phụ nữ có thể bị viêm nướu răng trong thời gian thai nghén. Vài cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa các bệnh về nướu với nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Khi mang thai, bạn cần tới khám ở các phòng khám nha khoa hoặc các chuyên gia về bệnh nướu thường xuyên, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
(Theo Phụ nữ online)
Thời điểm 'nhạy cảm' về răng miệng của chị em Do ảnh hưởng của hormone giới tính nữ, sức khỏe răng miệng ở một số giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ sẽ "xuống cấp" nghiêm trọng. Thời kỳ nguyệt san Trước hoặc trong giai đoạn nguyệt san, một số chị em thấy nướu lợi sưng nề và chảy máu, số khác lại có hiện tượng loét và đau nhức đến thấu...