Mứt ngũ sắc
Ngày Tết, bên tách trà thơm không thể thiếu khay mứt sắc màu. Khay mứt ngon và đẹp tượng trưng cho sự ngọt ngào, hạnh phúc suốt cả năm.
Các món ăn Việt mang đậm ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành với các nguyên liệu phối trộn hợp lý, tốt cho sức khỏe và đẹp mắt. Trong khay mứt ngày Tết, các loại mứt trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là dược liệu với đủ vị đủ màu. Màu trắng của mứt dừa, bí, củ năng… Màu xanh của mứt kiwi… Màu vàng của mứt thơm, gừng, xoài, khoai lang… Màu đỏ của mứt cà rốt, cà chua… Màu đen của mứt mận, khế… Hãy bắt tay chế biến vài món mứt ngon để đãi khách.
Trắng – mứt củ năng: Cho vôi màu trắng vào nước khuấy đều rồi để một đêm, sau đó gạn lấy nước trong. Củ năng chọn loại già và lớn, gọt vỏ rồi dùng tăm xăm đều, đem ngâm nước vôi trong một ngày, vớt ra xả sạch. Cho củ năng vào luộc trong nước sôi hai lần, lần một khoảng năm phút, lần hai lâu hơn và mỗi lần đều vớt ra rửa sạch để ráo. Trộn đều đường cát với củ năng rồi để một ngày cho ngấm. Sau đó, bắc chảo lên, cho củ năng vào, sên với lửa vừa. Mứt ráo thì vặn lửa nhỏ, xốc chảo cho đến khi mứt ráo hoàn toàn và phủ một lớp bột đường trắng mỏng, để nguội cho vào keo. Củ năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt trong ngày Tết với thức ăn nhiều đạm và béo.
Xanh – mứt kiwi: Trái kiwi chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng. Kiwi lựa loại trái cứng. Đem gọt vỏ rồi cắt lát dày (vì khi thành mứt, miếng kiwi sẽ bị mỏng đi). Ngâm kiwi trong nước vôi khoảng một đêm, vớt ra rửa sạch rồi chần sơ trong nước phèn chua sôi rồi rửa sạch lại lần nữa. Ướp kiwi với đường qua đêm cho đường tan hết và ngấm vào kiwi. Bắc chảo lên bếp, cho kiwi vào sên với nhiệt độ thấp và luôn chú ý để chảo mứt không sôi vì khi sôi sẽ làm mất màu xanh của kiwi. Sên đến khi kiwi ráo thì vớt ra, cho lên vỉ để nguội đến khi mứt khô lại là được hoặc sấy trong lò nướng với nhiệt độ thấp khoảng một giờ cho mứt khô mặt.
Đỏ – mứt cà chua bi: Chọn cà chua bi tươi, vừa chín tới, còn cứng. Rửa sạch rồi lấy tăm xăm đều lên cà chua. Ngâm cà chua trong nước muối khoảng một giờ, sau đó vớt ra xả qua nước lạnh, cho vào nước vôi trong ngâm qua đêm. Vớt cà chua ra, rửa thật sạch, ướp với đường, để ngấm. Cho cà chua vào chảo sên trên lửa vừa, đảo nhẹ tay. Khi đường sôi khoảng 10-15 phút thì cho nước cốt chanh vào. Chỉnh lửa liu riu và đảo nhẹ đều cho cà chua thấm đường, đến khi đường cạn thì tắt bếp. Trút cà chua ra mâm để phơi ráo khoảng năm-sáu giờ rồi cất vào hũ. Có thể sấy khô bằng lò nướng. Cà chua chứa nhiều vitamin A và lycopen, giúp sáng mắt.
Vàng – mứt ngũ vị: Thơm rửa sạch bỏ lõi, xẻ dọc làm sáu hoặc tám rồi cắt lát dày khoảng một phân. Gừng gọt vỏ cắt sợi đem ngâm trong nước có pha chanh khoảng hai giờ cho trắng. Vớt ra chần qua nước sôi rồi vắt sơ cho ráo nước. Cam chọn loại vỏ vàng, dùng dao bào lớp vỏ ngoài rồi cắt sợi, chần sơ trong nước sôi rồi vớt ra để ráo. Tắc chọn trái chín, lột lấy vỏ ngoài rồi cắt sợi và chần như vỏ cam, còn trái thì vắt lấy nước cốt. Đậu phộng rang vàng, cà sơ cho bể làm ba hoặc bốn. Trộn đều thơm, gừng với đường cho thấm. Bắc chảo lên bếp, sên thơm, gừng với lửa vừa, khi mứt sôi chỉnh lửa nhỏ và thỉnh thoảng đảo đều. Khi mứt còn phân nửa lượng nước thì cho vỏ cam và vỏ tắc vào khuấy đều, tiếp tục sên đến lúc gần cạn nước thì đổ nước cốt chanh và nước tắc vào, đảo tiếp đến khi ráo thì tắt bếp, trộn đậu phộng rang vào rồi để nguội, cho vào hũ dùng dần. Món mứt này trợ tiêu hóa, đặc biệt do sự ăn uống không điều độ trong ngày Tết.
Nâu – mứt khế: Khế tươi gọt bỏ cạnh, xẻ miếng dọc rồi cho vào nước ngâm khoảng một giờ, vớt ra rửa sạch, để ráo nước. Cho khế vào luộc trong nước pha phèn chua đun sôi, vớt ra rửa sạch và vắt bớt nước khế. Trộn đều khế với đường để đến khi tan hết đường thì cho khế lên bếp sên với lửa nhỏ, đảo đều trong khi sên cho mứt ngấm đường. Đến khi đường cạn và kéo thành tơ thì nhấc xuống, cho va ni vào đảo và để nguội rồi xếp vào hũ đậy kín. Mứt khế lợi tỳ, kích thích tiêu hóa.
Theo PNO
Thăm 'kinh đô' mứt của Việt Nam
Không chỉ quyến rũ với vẻ đẹp của thành phố hoa, Đà Lạt còn mê hoặc du khách với thế giới đầy màu sắc của các loại mứt được làm từ đặc sản địa phương.
Nếu ở các nơi khác, mứt được xem như món đưa chuyện vào dịp Tết thì đến Đà Lạt vào bất kỳ thời gian nào trong năm, bạn sẽ thấy mứt được bày bán tại hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ khác nhau.
Video đang HOT
Có được điều này một phần do sự phát triển của các phố lò mứt trên đường Phù Đổng Thiên Vương, Mai Anh Đào, khu Trại Hầm, Chùa Tàu..., một phần do nhu cầu mua sắm của du khách.
Trong hàng trăm điểm bán mứt ở thành phố sương mù, chợ Đà Lạt có thể được coi là trung tâm với hơn 150 gian hàng ở tầng 1, tạo nên một thế giới mứt với đủ trạng thái sấy khô, sấy dẻo, giòn, chua, cay... Ngoài việc phong phú về chủng loại, mứt của Đà Lạt cũng được đánh giá cao về độ ngon, rẻ, độc đáo, bởi hầu hết được chế biến từ các loại củ, quả thậm chí là các loại hoa của địa phương này.
Cùng điểm qua một số loại mứt được du khách ưu chuộng khi đến Đà Lạt:
Mứt hoa hồng
Nhiều người lầm tưởng mứt hoa hồng được làm từ cánh hoa hồng...
Song thực ra nó được làm từ quả hồng hoa, thường được biết đến trong dân gian với tên trái chua.
Chỉ có tên trong danh sách các loại mứt Đà Lạt những năm gần đây, nhưng với cái tên gợi đến loại hoa biểu tượng của tình yêu, cùng tạo hình, màu sắc lạ, mứt hoa hồng luôn được xếp vào top những đặc sản nên mua về làm quà.
Gọi là mứt hoa hồng nhưng loại mứt này không được làm từ hoa hồng mà làm từ quả hồng hoa (Hicus). Loại trái này còn có một cái tên rất kiêu là hoa vô thường, song dân gian thường gọi là quả tai chua. Đặc trưng nổi bật của mứt hoa hồng là có vị giòn, chua và hơi ngai ngái ở cổ họng khi thưởng thức.
Tại Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức các loại nước làm từ mứt hoa hồng với cái tên hoa vô thường ở các quán cà phê như Thềm Xưa, Du Miên...
Mứt dâu
Không chỉ tạo cảm giác thích thú khi hái và thuởng thức trái tại vườn...
Những biến thể của các loại mứt làm từ loại trái cây này cũng khiến du khách mê mẩn.
Mứt dâu tằm với màu đen và vị chua thanh đặc trưng.
Có thể kể hàng loạt mứt làm từ loại trái cây đính kèm thương hiệu Đà Lạt này như mứt dâu tây (nước), dâu tây sấy, mứt dâu tây (khô), dâu tây sữa... mỗi loại mứt có hình dáng khác nhau, cách thưởng thức cũng khác nhau.
Mứt dâu tây loại nước nếu kết hợp với đá lạnh sẽ tạo nên một món nước thanh mát, giải nhiệt, còn nếu dùng với bánh mì, bạn sẽ có bữa sáng ngon lành. Dâu tây sấy có hình dáng và màu sắc không thay đổi nhiều với hình dáng ban đầu, song độ ngọt của món ăn lại là một thử thách. Mứt dâu tây bột hay dâu tây sữa có vẻ ngoài khá giống nhau với màu đỏ cùng lớp đường áo bên ngoài, nhưng mứt dâu tây sữa mềm, dễ ăn và ít ngọt hơn.
Mứt khoai lang
Với màu vàng cùng độ thơm, ngọt, dẻo đặc trưng, khoai lang Đà Lạt vốn đã ghi điểm với thực khách. Vì thế không lạ khi được rim thành mứt, độ "hâm mộ" của nó càng cao.
Cũng như các loại mứt từ dâu tây, loại củ này cũng được biến tấu với nhiều trạng thái, cách tẩm ướp khác nhau, tạo thành hàng loạt loại mứt khác nhau như khoai lang sấy, khoai lang dẻo, khoai lang sâm, khoai lang tẩm, khoai lang ngào (ớt)... Sự lựa chọn của du khách tuỳ thuộc vào khẩu vị.
Những người thích cái giòn thường chọn cho mình những lát khoai lang sấy vàng ươm, giòn ruộm những ai thích chút cay nhẹ lẫn trong vị ngọt sẽ ưu ái khoai lang tẩm hay ngào riêng những người thích vừa ngọt, vừa dẻo, vừa dai để ngậm ngậm, nhai nhai thường thích thú với khoai lang sâm.
Mứt hồng
Mứt hồng là dòng cao cấp nhất trong menu mứt Đà Lạt. Nguyên nhân cơ bản là cách chế biến công phu và cầu kỳ. Đầu tiên là phải tuyển chọn những trái hồng chín đỏ, thơm lừng, gọt sạch lớp vỏ ngoài rồi đưa vào lò sấy nhiệt độ cao trong thời gian nhất định. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mứt được làm từ loại hồng trứng (trái nhỏ, nhìn tựa như quả trứng gà) là ngon nhất song với nhiều lý do như giá thành, lợi nhuận... hầu hết các loại mứt hồng được bày bán được làm từ hồng ghép (quả to, ăn khá chát).
Về hình dáng, mứt hồng có hai loại là mứt lát và nguyên quả, song về mùi và vị khá giống nhan, đều có vị ngọt như đường, thơm dịu, dai dai và đều giữ nguyên hương sắc của loại trái cây này.
Ngoài các loại mứt trên, Đà Lạt còn giới thiệu khoảng 30 loại mứt khác với màu sắc và mùi vị khác như mứt đậu ngự ngọt mềm, mứt oliu ngọt thanh, mứt đào dai dòn, mứt kiwi chua ngọt, mứt cà chua đỏ tươi, mứt trần bì thanh thanh...
Mứt cà chua bi
Mứt đậu trắng mềm thơm quyến rũ.
Mứt trần bì cay cay thanh thanh tốt cho những ai bị viêm họng.
Mứt kiwi mê hoặc du khách với vị chua ngọt cùng hương thơm hấp dẫn.
Bạn có thể chọn mua mứt ở chợ Đà Lạt hay các cửa hàng chuyên bán mứt (có thể ăn thử miễn phí) với mức giá tương đương nhau.
Các phố lò mứt trên đường Phù Đổng Thiên Vương, Mai Anh Đào, Nguyên Tử Lực... đều có dịch vụ cho du khách đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm, song thường dành cho khách tour. Nếu đi nhóm lẻ, bạn có thể đến những cơ sở chế biến mứt ở khu Trại Hầm (trên đường Hùng Vương), khu chùa Tàu (trên đèo Mimoza)...
Giá các loại mứt dao động từ 60.000 - 150.000 đồng. Thông thường, người bán thường bỏ vào hộp (khoảng 100 - 200gr) và bán với mứt giá từ 20.000 - 35.000 đồng.
Ngoài mứt, danh sách các loại nước cốt trái cây như nước ép mác mác, nước cốt dâu tây, dâu tằm...cũng hấp dẫn không kém để bạn lựa chọn.
HUỲNH HẰNG
Ảnh: Sưu tầm
Theo Infonet
[Chế biến] - Mứt quất Hội An tặng bạn bè phương xa Ảnh: Thanh Ly Năm nào cũng vậy, khi những cơn mưa cuối đông vừa dứt, người dân phố Hội lại rộn ràng vào nghề làm mứt quất. Bắt đầu từ phiên chợ hay ngay trong vườn quất, các bà, các chị tay thúng, tay nón hối hả chọn những quả quất căng mọng để kịp làm những mẻ mứt biếu ông bà, đãi...