Mứt gừng dẻo
So với mứt gừng lát, mứt gừng dẻo dễ làm hơn.
Chuẩn bị:
Gừng non rửa sạch gọt vỏ, thái sợi cỡ cây tăm. Đừng chọn gừng già, vì độ cay quá đậm, lại có nhiều xơ, rất khó ăn.
Ngâm gừng với 50g muối, sau đó xả lại hai lần nước cho bớt cay, vắt ráo, phơi một nắng (khoảng ba giờ).
Sên mứt:
1kg gừng đã phơi nắng trộn với 50g bột năng và 10g muối. Bột năng có tác dụng làm mứt dẻo mà không bị chảy nước.
Video đang HOT
Lấy 800g đường và 100g nước cho lên bếp để hòa tan đường. Tiếp đến, cho gừng vào, trộn đều, sên lửa riu riu. Lưu ý: công đoạn này phải đảo mứt liên tục để mứt thấm đều. Khi thấy đường bám đầy trên đũa, tức là mứt đã tới.
Nhấc xuống, cho chanh vào (một trái đã vắt lấy nước cốt) pha thêm chút vani để có hương thơm, trộn đều để không bị lại đường.
Đợi mứt thật nguội mới cho vào keo thủy tinh sạch hoặc gói vào giấy kiếng.
Ngoài ra, có thể bỏ thêm đậu phộng hoặc mè đã rang (đâm nhỏ), cho vào mứt ở công đoạn mứt còn ướt, để có mùi thơm và vị béo.
Mứt gừng giúp làm ấm bụng, dịu cơn ho. Người lớn tuổi trước khi ngủ, dùng một ít mứt gừng cho dễ tiêu hóa. Mứt gừng còn được dùng như một liệu pháp để chống say tàu xe.
Mứt gừng dẻo trộn lạc và vừng rang
Theo Phụ nữ
Mứt quất
Món mứt quất có thể thực hiện để dùng quanh năm, vì có tác dụng kích thích tiêu hóa và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, thực hiện món mứt này đòi hỏi phải khéo tay và kiên trì.
Lựa chọn: Lựa quất vàng đều, trái vừa, vỏ láng và mỏng, tránh chọn loại vỏ xanh, sẽ làm màu mứt không đẹp, hoặc những trái có vỏ sần, dễ làm mứt bị sượng.
Thực hiện: Dùng lưỡi lam bào mỏng lớp vỏ. Sau đó, dùng đầu dao nhọn chọc ở đầu vỏ quất, lấy bớt nước. Nước quất được vắt ra để dành cho công đoạn rim mứt.
Ngâm quất vào nước muối loãng một giờ để quất mềm, dễ lấy hạt, đồng thời nước muối sẽ làm quất bớt chua. Dùng kim khơi hạt. Tiếp theo ngâm qua nước vôi trắng loãng (loại trong) khoảng một giờ để quất có độ giòn. Sau đó, vớt ra để ráo, không cần xả lại bằng nước lạnh.
Cứ 1kg quất sử dụng 700g đường.
Có hai cách rim quất:
Cách 1: lấy đường nấu với lượng nước quất đã vắt ra từ công đoạn đầu, sau đó bỏ trái quất vào rim. Rim lửa càng nhỏ thì mứt càng đậm đà. Không dùng thìa hoặc đũa để trở quất, vì dễ làm quất bị nát, chỉ cần dùng muỗng múc nước quất đang rim (khi rim nước trong trái quất sẽ chảy ra) xối nhẹ lên bề mặt quất, để quất thấm đều. Rim đến khi nước mứt vừa kẹo lại, vớt quất ra, bỏ vào mâm, mang hong gió (không phơi nắng). Bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc trong bao ni lông.
Cách 2: nếu trong quá trình rim, quất bị vỡ nát, thì có thể cho thêm củ gừng (khoảng một ngón tay cái) đã bằm nhỏ. Ngay khi nhấc quất xuống, cho khoảng 50g cam thảo vào trộn đều, sau đó mang đi hong gió. Với cách rim này, mứt quất có vị khác. Ngoài ra, mứt quất gừng có thể trị bệnh cảm, ho khan, giúp ấm bụng và giảm đau bụng.
Khi vớt quất ra, còn lại nước kẹo của quất và đường, có thể dùng làm si rô.
Theo Phụ nữ
Súp lơ xào nấm hương tươi Những ngày sát Tết, súp lơ nở rộ non và ngọt. Bên cạnh thịt cá, bạn hãy chuẩn bị một đĩa rau xào thế này để đỡ cảm giác háo và thêm vitamin cho cơ thể nhé. Nguyên liệu: 1 cây súp lơ xanh hoặc trắng 8 cái nấm hương tươi Tỏi 3 nhánh Dầu ăn, xì dầu, bột canh Cách làm: Súp...