Mứt dừa làm từ dừa phế thải, ômai lẫn trong khói bụi
Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm liên tiếp đưa vào Sài Gòn để tiêu thụ thì các loại thực phẩm khác phục vụ cho nhu cầu Tết như bánh kẹo, mứt, hạt dưa,… kém chất lượng cũng chen vào tràn lan và công khai tại các chợ.
Trong vai một người đi mua mứt số lượng lớn để về bán lẻ, chúng tôi dễ dàng tiếp cận một vài cơ sở và chứng kiến một vài qui trình sản xuất với công nghệ…thấy ớn.
Theo tìm hiểu, hầu hết trái cây được chuyển đến các lò mứt đều chưa chín, có cả trái non. Muốn ép chín, tẩy trắng sản phẩm, các chủ lò phải dùng hóa chất. Ảnh Ngô Đồng
Sự thật đằng sau thị trường mứt Tết
Tại một cơ sở sản xuất thuộc Xóm Đất, phường 9, quận 11 TP.HCM, chúng tôi chứng kiến một vài qui trình làm mứt. Cơ sở sản xuất công khai ngay trước mặt tiền nhà, nhiều người qua lại, lấn cả đường đi, giày dép để đầy trước ngạch cửa chen lẫn trong đống cơm dừa. Gần 10 thanh niên trai tráng ở trần, mồ hôi nhễ nhại, không găng tay, vừa hút thuốc vừa múc dừa đổ vào máy bào.
Sau khi cơm dừa được bào thành sợi, những người này lại mang đổ vào những chiếc thùng phi cỡ lớn đặt trước nhà, kế bên là miệng cống rãnh hôi thối.
Cơm dừa được ngâm trong một loại nước đặc biệt trong thùng phi, có khả năng là chất tẩy trắng. Nhìn vào thấy màu trắng bệch, đặc quánh, kèm mùi khó chịu. Một thanh niên cho chúng tôi biết, cơm dừa được ngâm như vậy cả ngày để…làm trắng sạch.
Qua tìm hiểu được biết cơm dừa này một phần được thu mua từ những người nhặt ve chai, gom rác thải. Mỗi vỏ dừa gom được, những người gom rác thải bán lại cho các cơ sở sản xuất từ 500 – 1.000 đồng/vỏ.
Một cơ sở sản xuất mứt, ô mai quận Bình Tân, TP.HCM. Nguyên liệu làm mứt được chứa trong những cần xé đầy cáu bẩn. Ảnh: Ngô Đồng
Kế bên cơ sở này cũng là một cơ sở sản xuất mứt khác, qui mô không kém. Theo quan sát, bên trong nhà, nhiều thùng mứt thành phẩm đã được đóng gói bao bì sẵn. Người chở hàng đến đưa hàng đi tiêu thụ liên tục. Qua trao đổi giá cả, được biết giá phân phối mứt dao động từ 30.000 – 90.000 đồng/kg tùy từng loại; như mứt dừa, giá lẻ: 85.000 đồng/500g, giá sỉ: 150.000 đồng/kg.
Việc sản xuất, gom hàng thực phẩm tết cũng diễn ra khá tấp nập tại khu Cư xá Đường Sắt (đường Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3, TP.HCM). Tại đây, nhiều lò mứt thủ công đang hoạt động nhộn nhịp. Từ đầu hẻm 290 kéo dài qua hướng đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), hàng chục hộ dân nhộn nhịp lột vỏ me, ai cũng mồ hôi nhễ nhại. Me sau khi lột được vứt vội vào rổ hoặc thau nhựa để trên nền đất cát bụi. Một số nam thanh niên mình trần, hì hục làm việc trong những căn nhà lụp xụp, cửa mở he hé.
Video đang HOT
Một người dân sống hơn 20 năm tại đây cho biết: “Xóm này nhỏ, dân sản xuất mứt quen nhau, nên người lạ tới là họ nghi ngay”.
Theo tìm hiểu, hầu hết trái cây được chuyển đến các lò mứt đều chưa chín, có cả trái non. Muốn ép chín, tẩy trắng sản phẩm, các chủ lò phải dùng hóa chất.
Điều đáng nói là một vài cơ sở tại các điểm nêu trên từng bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; thuê nhân công không hợp đồng lao động, không kiểm tra sức khỏe,…nhưng cứ đến hẹn lại lên, các cơ sở này vẫn tấp nập sản xuất.
Thâm nhập vào chợ
Theo ghi nhận tại chợ Bình Tây, An Đông, Bà Chiểu,…các loại bánh kẹo mứt tết không nguồn gốc, nhãn mắc, không hạn sử dụng hiện đã được bày bán ngổn ngang.
Hàng trăm loại mứt tết, ô mai được bày bán…trần như nhộng, không có bất cứ thứ gì che chắn và cũng chẳng có nhãn mác gì gắn kèm. Các loại ô mai khác như bí đao, kiwi, mơ, mận,… cũng không có xuất xứ nào ngoài lời chào mời có cánh của chủ hàng.
Nhiều loại mứt được bày bán tại các chợ trần như nhộng. Ảnh: Ngô Đồng
Trong khi đó, tại nhiều chợ dân sinh, nhiều thực phẩm tết như bò khô, măng khô, lạp xưởng,… cũng được bày bán la liệt ở các quầy hàng gia vị, không đề nhãn mác xuất xứ. Điều đáng nói là vẫn có người mua hàng, bởi đơn giản giá các mặt hàng này mềm hơn nhiều so với giá bán ở siêu thị, cửa hàng lớn.
Mặt hàng giò chả là một trong những mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào dịp Tết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo chị Quỳnh, một người có thâm niên làm giò chả nhiều năm, giò chả nếu như không có độ giòn, dai thì sẽ không bán được hàng. Do đó, những người sản xuất thường cho hàn the và một ít bột tạo nạc vào để làm cho cây giò thêm thơm giòn và ngon hơn. Biết là độc hại, nhưng nếu không làm như vậy thì sẽ khó bán được hàng và lợi nhuận cũng không cao.
Trong vai một người cần đặt mua lượng mứt nhiều để chuẩn bị biếu tặng, một tiểu thương ở chợ Bình Tây giới thiệu cho chúng tôi các loại mứt giá từ hơn 100.000 đồng/kg đến loại thấp nhất 40.000 đồng/kg. Khi được hỏi vì sao mứt không có nhãn mác thì chị bán hàng hồn nhiên nói: “Nếu cần nhãn thì khi nào em mua chị bỏ vào bao rồi dán nhãn mác vào. Em thích thương hiệu gì thì chị dán vào cho em”.
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM khuyến cáo, vào dịp Tết các cơ sở sản xuất kinh doanh theo thời vụ lại nở rộ. Vì làm thời vụ nên hầu hết các cơ sở này “phớt lờ” quy định về ATVSTP. Bởi thế, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình người tiêu dùng nên “tẩy chay” những mặt hàng không nguồn gốc, không nhãn mắc, không hạn sử dụng.
Theo các chuyên gia y tế, chất lượng ATVSTP tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng; về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc. Ngoài ra, chất lượng ATVSTP còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Theo Đất Việt
BS ném xác: Gia đình nạn nhân khốn khổ vì ngoại cảm
"Việc "nhà ngoại cảm" tham gia chỉ dẫn gia đình tìm kiếm thi thể cháu Huyền là tốt, tuy nhiên trong quá trình tìm kiếm vẫn có một số nhà ngoại cảm "rởm" gọi điện, đến nhà chỉ dẫn ở những vị trí không tưởng. Điều này đã khiến gia đình tôi không khỏi hoang mang".
Sau hơn 1 tháng, chị Lê Thị Thanh Huyền bị chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường làm chết, ném xác xuống sông, đến nay việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả. Trong quá trình đi tìm kiếm, gia đình nạn nhân được nhiều nhà ngoại cảm "rởm" đến chỉ dẫn ở những vị trí không tưởng.
10 "nhà ngoại cảm" chỉ dẫn mỗi ngày
Ngày 19/10, khi đến Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường (TP. Hà Nội) phẫu thuật, chị H. tử vong. Sau đó thi thể chị bị Bác sĩ Nguyễn Mạnh tường phi tang. Gần 1 tuần việc tìm kiếm dưới sông, trên bờ không có kết quả, nhiều nhà ngoại cảm đã gọi điện đến gia đình nạn nhân chỉ dẫn việc tìm kiếm thi thể. Thấy có thêm "manh mối" trong việc tìm kiếm, gia đình nạn nhân đã đồng ý làm theo sự chỉ dẫn của một số nhà ngoại cảm.
Ngày 25/10, nhà ngoại cảm tên T phán rằng thi thể chị Huyền vẫn ở dưới cầu Thanh Trì, cách chân cầu khoảng 3m. Gia đình nạn nhân đã thuê thợ lặn tìm kiếm quanh khu vực trong hai ngày nhưng vẫn không có kết quả.
"Khoảng thời gian sau 1 tuần cháu Huyền bị mất, mỗi ngày có hàng chục nhà ngoại cảm gọi đến chỉ dẫn địa điểm có xác cháu Huyền. Khi đó, gia đình chúng tôi nóng lòng muốn tìm thấy cháu nên gần như nhà ngoại cảm nào chỉ dẫn gia đình đều đi tìm. Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi tìm mãi vẫn không có kết quả", ông Bùi Đức Quang, chú ruột chồng nạn nhân Huyền chia sẻ.
Gia đình nạn nhân Huyền tìm kiếm trên sông Hồng, gần cầu Thanh Trì, Hà Nội. Sau hơn 1 tháng, việc tìm kiếm thi thể chị Huyền vẫn chưa có kết quả.
Ông Quang kể, trong quá trình tìm kiếm, có rất nhiều nhà ngoại cảm gọi điện, thậm chí đến tận nhà chỉ dẫn vị trí có thi thể cháu Huyền, nhưng việc tìm kiếm vẫn vô vọng. Ngày 7/11, có nhà ngoại cảm ở Hà Nội gọi điện đến và khẳng định xác cháu Huyền ở khu vực sông thuộc xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Ngay trong đêm hôm đó 4 người trong gia đình nạn nhân Huyền đã xuống Thái Bình tìm kiếm. Qua hai ngày thuê thuyền với số tiền gần 20 triệu đồng tìm kiếm dọc đoạn sông xã Hồng Tiến ra cả đến cửa biển Ba Lạt nhưng vẫn thấy thi thể.
Ngày 9/11, lại có một nhà ngoại cảm ở tỉnh Sơn La gọi điện xuống nói chắc như đinh đóng cột là xác cháu Huyền đang ở nghĩa trang thuộc huyện Lý Nhân, Hà Nam (quê bác sĩ Tường). Gia đình đã về quê tìm ở khu vực chỉ dẫn và những địa điểm xung quanh hơn 1 ngày cũng không thấy.
Nhiều lần tham gia tìm kiếm bất thành, nhưng gia đình nạn nhân Huyền luôn nuôi hy vọng sẽ tìm thấy xác. Có thời điểm nhà ngoại cảm gọi đến chỉ dẫn, thấy có hy vọng gia đình nạn nhân lại lên đường tìm kiếm bất kể ngày, đêm hay mưa bão.
Ông Quang cho hay, thời điểm gia đình tìm kiếm vất vả nhất là ở khu vực sông cách cầu Thăng Long 7km ngày 10/11. Một nhà ngoại cảm sống ở khu vực Đền Lừ, Hà Nội chỉ dẫn xác cháu Huyền được vất ở một cái cống ở gần sông. Ngay sau đó, 4 người trong gia đình đã lên bới bèo tìm khắp đoạn sông, cống rãnh nhưng vẫn không thấy gì.
"Đến tối về, nhà ngoại cảm vẫn tiếp tục phán rằng xác vẫn nằm ở dưới khu vực cống, bèo che lấp đi. Sáng hôm sau, mặc dù ảnh hưởng bão HaiYan (bão số 14), mưa lớn nhưng 8 người trong gia đình chúng tôi vẫn tiếp tục kiếm. Hôm đó, ai cũng ướt, rét run như vẫn phải cố gắng tìm", ông Quang nói.
Gần đây, ngày 25/11, có hai cô giáo cấp 2 ở tỉnh Yên Bái gọi điện đến nhà nói rằng họ có khả năng ngoại cảm. Ngày hôm sau họ xuống nhà thắp hương cho gia tiên xong và phán rằng, xác cháu Huyền bị bỏ ở cống trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đến đúng 12 gia đình đi tìm kiếm sẽ thấy. Tuy nhiên, suốt đêm hôm ấy, gia đình ông đi tìm khắp các cống ở quanh khu vực chỉ dẫn nhưng vẫn không có kết quả.
Hoang mang vì nhà ngoại cảm "rởm"
Theo ông Quang, thời gian đầu gia đình rất tin tưởng vào nhà ngoại cảm, hễ thấy ai chỉ dẫn vị trí là gia đình lại đi tìm. Nhưng rồi sau này có nhiều nhà ngoại cảm "rởm" gọi đến "nói nhăng" nhiều nên gia đình không còn nhiều niềm tin. Một số nhà ngoại cảm dù không đòi chi phí nhưng khiến gia đình thấy mệt mỏi trong quá trình tìm kiếm.
Ông Quang dẫn chứng, đầu tháng 12, có nhà ngoại cảm tên H ở tỉnh Ninh Bình gọi điện lên nói rằng, xác cháu Huyền vẫn nằm ở chân cầu Thanh Trì. Người này nói rằng trước khi bác sĩ Tường vất xác xuống sông đã có một người đứng sẵn dưới sông đỡ xác sau đó đem ngược xác lên bờ chôn. Hiện tại xác chị Huyền được chôn ở bờ sông xuôi dòng về huyện Thường Tín, cách cầu Thanh Trì 200m.
Một "nhà ngoại cảm" ở Hà Nội ra bờ sông Hồng khóc và liên tục phán rằng "xác chị huyền đang nằm ở khu vực chân cầu Thanh Trì".
Hay như ngày 4/12, khi ông Quang đang tìm xác ở ven sông Hồng, có một người phụ nữ bán cá ở thị trấn Như Quỳnh tỉnh Hưng Yên xuống nói rằng chị mơ thấy chị Huyền báo mộng là thi thể của chị đang được chôn ở một cái dốc ở quê nhà bác sĩ Tường. Khi nghe thông thông tin đó, ông Quang đã cho là không có cơ sở bởi việc chỉ dẫn vị trí không cụ thể, khu vực quê nhà bác sĩ Tường đã tìm tới 2 lần.
Cách đây khoảng 4 ngày, cũng có một "nhà ngoại cảm" ở thành phố Hồ Chí Minh gọi ra "phán" rằng xác chị Huyền đang ở gần khu vực cầu Thanh Trì. Nhà ngoại cảm này liên tục gọi điện và hỏi thăm xem gia đình đã tìm ở vị trí chỉ dẫn hay chưa. Gia đình ông không tin tưởng vào vị trí chỉ dẫn đó nên không đi tìm
"Nhiều "nhà ngoại cảm" gọi điện đến gia đình chỉ dẫn ở những vị trí quá vô lý, hoặc trùng lặp. Nhiều khi chúng tôi hoang mang chẳng biết phân biệt đâu là nhà ngoại cảm thật, nhà ngoại cảm "rởm". Để cho việc tìm kiếm có hiệu quả hơn, chúng tôi đã thống nhất, khi nhà ngoại cảm gọi đến, với những vị trí có cơ sở, khả thi, chúng tôi mới đi tìm kiếm", ông Quang tâm sự.
Ông Quang cho biết thêm, tất cả các cuộc tìm kiếm trước đây đều do "nhà ngoại cảm" chỉ dẫn. Hiện tại mới có một số nhà khoa học sử dụng máy địa bức xạ để tìm kiếm thi thể cháu Huyền. Gia đình ông đang chờ nhà khoa học đưa ra những vị trí khả thi nhất, sau đó sẽ thuê máy xúc cát tìm kiếm ở những vị trí này.
Theo Khampha
Vụ Cát Tường: Ba cơ quan nghiên cứu ngoại cảm đâu rồi? Ba cơ quan nghiên cứu ngoại cảm của Việt Nam vẫn chưa vào cuộc tìm kiếm thi thể nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường. Nhà ngoại cảm (áo vàng) đến rồi .... bó tay Ba cơ quan nghiên cứu ngoại cảm của Việt Nam sao không thấy vào cuộc tìm kiếm thi thể nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường mà lại...