Mướt mắt với sắc màu vụ mùa ngắm từ đỉnh Núi Sam
Những ngày này, cánh đồng dưới chân Núi Sam tự pha nên những gam màu chuyển mùa thật quyến rũ.
Vừa lên đến sườn núi, cánh đồng lúa in màu thời gian chuyển mùa từ hè sang thu khiến du khách ngẩn ngơ
Trưa cuối hè, trên cung đường Hồng Ngự, Đồng Tháp xuống Tịnh Biên, An Giang, chúng tôi lên đỉnh Núi Sam định tìm chút gió mát đong đưa võng chợp mắt. Nhưng từng mảng sắc màu của vụ mùa hè thu từ các đồng ruộng quanh núi đã khiến lữ khách không cần ngả lưng chợp mắt, mà cũng quên luôn cơn mệt mỏi đường dài.
Đỉnh núi Sam cao 284m, là ngọn núi thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, được xem là trung tâm du lịch tâm linh của tỉnh An Giang
Từ đỉnh Núi Sam có thể nhìn toàn bộ khu vực thành phố Châu Đốc ở hướng đông bắc đỉnh Núi Sam
Ngược lại hướng thành phố Châu Đốc là những đồng ruộng bao la
Video đang HOT
Cánh đồng vụ hè thu bắt đầu ngả vàng, chuẩn bị cho mùa gặt và cũng báo hiệu mùa thu đã đến
Cánh đồng trải dài đến tận khu vực Núi Két, Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) ở phía tây nam Núi Sam
Sắc màu mùa vụ trải dài qua bên kia biên giới Campuchia ở hướng tây bắc Núi Sam
Một “ốc đảo” xanh mướt giữa cánh đồng đang gặt dưới chân núi
Khói đốt đồng theo gió đem hương thơm vụ mùa lên tận đỉnh núi
Tương truyền từ hàng trăm năm trước, các vị tiên đã dạo chơi xuống vùng núi ở tỉnh An Giang và để lại nhiều dấu chân ở trần gian. Trên Núi Sam cũng có một bàn chân tiên làm dấu chỉ nhắc nhớ truyền truyết này, đây là khu vực được rất nhiều khách thập phương ghé lại để thưởng ngoạn
Phải chăng các vị tiên giáng trần cũng được vẻ đẹp đồng áng từ lao động của con người làm cho say mê, đứng mãi đến độ in dấu chân lên đá?
Chiều, đàn vịt thong thả bơi về sau một ngày lang thang kiếm ăn ven các cánh đồng ngát thơm hương lúa
Những tia nắng cuối cùng trong ngày trên cánh đồng biên giới Tây Nam cũng ma mị, quyến rũ bước chân du khách
Rừng ma dưới chân Fuji san
Chiếc xe nhỏ lầm lụi trong đêm từ Tokyo về Shizuoka. Ngoài trời là âm 4 độ C, tuyết rơi nhẹ phủ trắng con đường trước mặt.
Người Nhật ăn tết theo dương lịch, tuy nhiên đêm trừ tịch vẫn mang vẻ âm trầm của thời khắc năm cũ. Ngoại trừ Tokyo có pháo hoa đón chào năm mới, còn lại khắp dải đất Phù Tang không khí đều lặng lẽ như mọi ngày bình thường. Trong xe, nhiệt kế chỉ 28 độ, ấm áp, nhưng những người khách cuối cùng của năm cũ đến Shizuoka vẫn cảm thấy hơi lạnh thấm vào nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn. Có lẽ câu chuyện về khu rừng ma Aokigahara, qua lời kể từ người hướng dẫn viên đang ám ảnh mọi người. Đó cũng chính là khu rừng đêm nay chúng tôi sẽ nghỉ lại.
Nhà văn Nhật Bản Wataru, gọi Aokigahara là "Nơi hoàn hảo để chết". Aokiga trong tiếng Nhật là biển cây, hara là tự sát, ghép lại có nghĩa là "Khu rừng tự sát", hay nôm na người ta gọi: "Rừng ma".
Với đất nước và con người Nhật Bản, truyền thống tự hủy thân xác tồn tại từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Lịch sử chép lại, để bảo toàn danh dự, những người thuộc giai tầng Samurai (Võ sĩ đạo) sẽ dùng đoản đao (wakizaki) để mổ bụng tự sát vào lúc mặt trời mọc. Nghi thức này gọi là seppuku hay harakiri. Trong thế giới đương đại, bóng dáng Samurai chỉ còn trong chuyện kể. Mặc dù vậy, vì nhiều lý do, không ít người vẫn tìm về khu rừng Aokigahara để chọn một cách chết cho mình.
Khách sạn chúng tôi ở nằm trên sườn núi cao. Trời tháng mười, khu rừng sớm chìm sâu trong bóng tối. Tôi cùng cô gái người Nhật Midori rời khách sạn theo con đường mòn, thử thả bộ vào rừng. Theo lời kể, mỗi năm có từ 50-70 người đã tới đây để từ giã cõi đời. Điều tra của cảnh sát cho hay, người trong số ấy, tự sát hoàn toàn chẳng bởi lý do gì. Và người ta tin có một "tiếng gọi của quỷ" giữ chân và lôi kéo không cho ai trở lại. Midori cũng cắt nghĩa theo truyền thuyết: Tất cả đã bắt đầu sau khi nhà văn Seicho Matsumoto xuất bản cuốn tiểu thuyết "Black Sea Tree" (thập niên 60), với câu chuyện hai người yêu nhau, cùng tự tử trong rừng Aokigahara...
Dưới ánh trăng thượng tuần nhàn nhạt, tiếng chim lợn thảng thốt, gợn lên cảm giác rờn rợn; không một tiếng giun dế, nhưng trong hốc cây, ngọn cỏ như có tiếng rì rầm... Nhiệt độ trời khuya xuống thấp và câu chuyện về sự bí hiểm của "khu rừng tự sát" khiến sống lưng tôi bỗng dưng lạnh buốt... Thắp vội cây nhang trong ngôi đền bất chợt gặp bên đường, tôi kéo Midori vội quay về.
Sớm hôm sau, chúng tôi còn tạt qua khu rừng lần nữa. Dưới ban mai, cảnh vật như khác hẳn những gì tôi chạm vào đêm trước. Ngọn núi Phú Sĩ (Fuji san) trong màu tuyết trắng mang lại cảm giác thiêng liêng, thánh thiện. Từ trên cao, Aokigahara êm ả, tựa như dải lụa mềm, bao quanh chân núi. Từ cửa rừng, có thể nhìn thấy nhiều xe ôtô cá nhân bị bỏ hoang. Người hướng dẫn bảo, có xe còn để lại mảnh giấy "xe này còn sử dụng tốt, bạn có thể lấy để dùng". Đi thêm vào phía trong, là những tấm biển với các dòng khuyến cáo: "Hãy cân nhắc lại, hãy nghĩ cẩn thận về những đứa con và gia đình của bạn", hoặc "Cuộc sống của bạn là một món quà quý giá được cha mẹ trao cho. Hãy nghĩ về họ và những người thân còn lại trong gia đình"...
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, Aokigahara vẫn xanh rì như một mê cung huyền bí.
Trong tín ngưỡng của người Nhật, đây là khu rừng để triệu hồi những linh hồn bị cầm giữ. Tôi không tin điều đó, dù vẫn thích xem đi xem lại bộ phim của Hollywood kể câu chuyện rùng rợn về những người mất tích tại Aokigahara và bối cảnh là chính khu rừng này.
Và tôi biết giữa nhịp sống đương đại, sẽ còn nhiều người nữa tới đây. Âu đó cũng là sự bất toàn muôn thuở của thân phận con người.
Pờ Yầu: Làng trên núi Dịp cuối tuần, tôi muốn đến một nơi còn đậm chất Tây Nguyên, một làng xa thực sự. Sau vài lời tư vấn, bạn chở tôi đến Pờ Yầu-ngôi làng xa nhất của xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Pờ Yầu nằm ẩn sâu trong những cánh rừng già. Đó có lẽ là làng xa nhất mà tôi được đặt...