Mường Và (Sơn La): Cứ 10 nhà thì 9 hộ có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn
Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở bản Mường Và (xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã thực sự đi vào cuộc sống. Đặc biệt, bà con các dân tộc ở đây ý thức rất cao trong việc xây dựng nhà tiêu, nhà tắm – một trong những chỉ tiêu được coi là khó thực hiện nằm trong tiêu chí môi trường ở các bản vùng cao.
Làm nhà tiêu, nhà tắm là một trong những chỉ tiêu quan trọng nằm trong tiêu chí môi trường (tiêu chí số 17) trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Thiếu nhà tiêu là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán… tác động không nhỏ đến sức khỏe gia đình, cộng đồng nhất là ảnh hướng đến năng suất lao động góp phần gia tăng tỷ lệ hộ nghèo ở vùng cao.
Khi tôi đang quét dọn nhà vệ sinh cho sạch sẽ, tôi nghĩ mình cũng đang góp chút sức lực cùng Đảng và nhà nước xây dựng nông thôn mới ở vùng cao – chị Tòng Thị Tọi – dân bản Mường Và, bảo vậy.
Chia sẻ với báo Điện tử Dân Việt, ông Lò Văn Chiến, Trưởng bản Mường Và, cho biết: Bà con ở đây còn nghèo khó nên những chỉ tiêu, tiêu chí nào dễ thực hiện, phù hợp với sức của người dân được ưu tiên trước. Chúng tôi xác định, để làm tốt NTM, trước tiên, mỗi hộ gia đình phải tự mình làm tốt NTM nơi mình ở mới tạo sức lan tỏa ra cộng đồng được.
Theo ông Chiến, làm nhà vệ sinh, nhà tắm là một trong những việc được bà con đồng tình ủng hộ cao. Bởi vậy, thông qua các cuộc họp của bản, anh em đã tuyên truyền vận động người dân tự xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm. Trong đó, chỉ rõ cho người dân biết, việc không có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình.
Việc xây dựng nhà tiêu, nhà tắm đảm bảo vệ sinh đang góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở các bản làng vùng cao.
Video đang HOT
Cán bộ xã được giao phụ trách bản cùng với chính quyền bản đã lên kế hoạch chi tiết, đi đến từng hộ vận động, đôn đốc người dân không nên đi tiêu bừa bãi mà cùng nhau phá bỏ các nhà cầu trên ao, làm nhà vệ sinh mới. Nhờ vậy, số hộ có nhà tiêu, nhà tắm đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Hiện khoảng 90% hộ dân trong bản đã có nhà tiêu, nhà tắm đảm bảo vệ sinh – ông Chiến tự hào, nói.
Chị Tòng Thị Tọi, bản Mường Và nhớ lại: Trước đây, khi chưa có nhà vệ sinh, nơi giải quyết nỗi buồn của gia đình là vạt đồi ngay cạnh nhà. Việc này không những ảnh hưởng đến mỹ quan, vệ sinh môi trường mà các con tôi thời đó cũng hay bị bệnh đường ruột, tốn khá nhiều chi phí vào viện điều trị.
Khi được cấp ủy, chính quyền địa phương đến tuyên truyền về tác hại của việc không có nhà tiêu, nhà tôi cùng với bà con trong bản đã bảo ban, giúp đỡ nhau làm nhà vệ sinh cho từng nhà một. Nhờ có sự đồng lòng như vậy mà đến nay, nhà nào nhà nấy đều có nhà tiêu, nhà tắm; tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ… đã giảm đáng kể. Tình trạng phóng uế bừa bãi ra môi trường của bà con đã chấm dứt hẳn – chị Tọi vui mừng.
Mặc dù, điều kiện kinh tể ở bản vùng cao Mường Và còn nhiều khó khăn, song với sự đồng tâm hiệp lực của bà con, tôi hy vọng đến năm 2019, bản xã cán đích tiêu chí môi trường – ông Lò Văn Chiến tin tưởng.
Theo Danviet
Nuôi cá trắm đắm mình trong ao cho thu nhập khá cao
Ở nơi thâm sơn cùng cốc giáp với nước bạn Lào, lão nông Vì Văn Thinh, bản Cang Mường (xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), chỉ đào ao, đắp bờ nuôi cá trắm cỏ mà mỗi năm cho thu nhập khá cao.
Tìm đến bản Cang Mường, xã Sốp Cộp hỏi về ông Vì Văn Thinh - người có trang trại nuôi cá thuộc hàng khủng nhất huyện Sốp Cộp, bà con nơi đây không ai là không biết. Được sự giới thiệu nhiệt tình của mọi người, chúng tôi tìm đến ao cá của ông Thinh.
Từ khi nuôi ao, cuộc sống gia đinh ông Thinh đang bước sang một trang mới, xây được nhà, con cái được đi học đến nơi đến chốn.
Có mặt tại trang trại nuôi cá, cũng là lúc những xe ô tô bán tải của thương lái đamg chờ đàn cá trắm khủng mà gia đình ông Thinh đang đánh bắt dưới ao để đem đi tiêu thụ.
Theo ông Thinh, đàn cá được nuôi bằng thức ăn tự nhiên nên năm nào cũng không cung cấp đủ cho thị trường.
Bán xong cá, bà vợ lẩm bẩm với ông Thinh: Chiều nay, bán được 9 tạ cá và thu được có chục triệu thôi ông nó à.
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Thinh hồ hởi, nói: Trong ao này, con to nhất khoảng 6 - 7kg. Thương lái thường xuyên đến bắt cá nên không thể nuôi to được. Những con trắm như này là lớn rồi.....
Nếu khách hàng nào có nhu cầu, gia đình ông Thinh còn làm các món ăn từ cá như pa pỉnh tộp, gỏi cá... để khách hàng thưởng thức ngay tại ao cá.
Ao cá nhà ông Thinh rộng 3.800 m2, sâu trung bình khoảng 1,8m, khi nào có thương lái đến là phải huy động toàn bộ gia đình cùng nhau kéo lưới mới bắt được cá.
Ngay đầu ao, có mó nước nên nước ao nhà ông Thinh trong như nước biển. Ao nước trong nên cá phát triển tốt lắm, nhất là cá trắm cỏ. Tôi nuôi gần chục năm rồi, cá chưa bao giờ bị dịch cả - ông Thinh tự tin nói.
Do ao rất sâu nên khi nào bắt cả phải huy động 3 - 4 người cùng nhau kéo lưới thì mới bắt được cá.
Theo ông Thinh, do đàn cá trắm sinh trưởng và phát triển rất tốt nên số lượng cỏ tiêu thụ hằng ngày rất lớn. Tôi trồng 2.000 m2 cỏ voi, 3.000 m2 cây chuối mà còn chưa đủ cho chúng nó ăn, phải cắt cả cỏ tươi ở bên ngoài cho ăn - ông Thinh, cho biết.
Trong ao cá của ông Thinh, ngoài cá trắm ra ông còn nuôi cá mè, chép, rô, trôi... Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, năm 2010, nhà tôi bắt đầu đắp bờ, xúc ao nuôi cá. Đàn cá nhà tôi nói không với cám công nghiệp nên được thương lái rất ưa chuông. Riêng cá trắm tôi bán 100.000 đồng/kg các loại cá khác bán với giá trung bình 50-80.000 đồng/kg...
Theo Danviet
Lào Cai: Nhiều cách làm hay, đột phá thực hiện tiêu chí môi trường Đến thời điểm này, toàn tỉnh Lào Cai có 35/143 xã, phường đã hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đáng chú ý riêng năm 2018, tỉnh có thêm 10 xã đăng ký và cam kết hoàn thành tiêu chí số 17. Thay đổi từ nhận thức Qua hơn 6 năm triển khai chương trình xây dựng NTM,...