Mường Khương: Sau vụ dứa “đáng quên”, dân lại trồng chuối ồ ạt
Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ không ổn định nên giá chuối tại Lào Cai nói chung và ở huyện Mường Khương nói riêng có nhiều biến động.
Chưa chu động được thi trương tiêu thụ, ngành nông nghiệp Mường Khương khuyên cao ngươi dân không nên ô at mơ rông diên tich ma tâp trung chăm soc, nâng cao chât lương va đây manh liên kêt tiêu thu san phâm trên diên tich hiên có.
Nông dân xã Bản Lầu thu hoạch chuối.
Mặc dù năm 2018 và đầu năm 2019 là giai đoạn đáng buồn với người trồng dứa tại Mường Khương vì “được mùa, mất giá”, nhưng cây chuối lại mang lại niềm vui cho nông dân bởi không chỉ được mùa mà giá bán còn tăng. Có thời điêm, gia chuôi đươc cac thương lai đên tân vươn thu mua tư 12.000 đến 15.000 đồng/kg.
Đây la mưc kha cao so với những năm trước, gấp 6 – 7 lân so vơi vu chuôi năm 2017 (có thời điểm giá chuối chỉ đạt 2.000 đồng/kg).
Video đang HOT
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Mường Khương, tổng diện tích chuối trên địa bàn năm 2019 đạt 1.340 ha, dù đây không phải loại cây trồng có trong quy hoạch và cũng không được khuyến khích mở rộng. Thế nhưng, chuối được đánh giá là loại cây trồng “dễ tính”, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật cũng như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nên được nhiều hộ đầu tư, chuyển đổi.
Ban đầu, cây chuối được người dân các thôn biên giới xã Bản Lầu và xã Nậm Chảy học hỏi kinh nghiệm từ việc lao động tại Trung Quốc và trồng tự phát. Thấy hiệu quả kinh tế cao nên người dân các thôn, xã lân cận ồ ạt mở rộng diện tích. Đến nay, cây chuối được trồng nhiều tại các xã: Bản Lầu, Nậm Chảy, Bản Xen, Lùng Vai, Thanh Bình.
Người dân xã Nậm Chảy chăm sóc chuối.
Những năm đầu giá chuối khá cao, có thời điểm người trồng chuối “thắng đậm” khi chuối được thu mua với giá lên đến 7 nhân dân tệ/kg (hơn 20.000 đồng/kg). Ngay sau đó, “cơn sốt” trồng chuối bắt đầu, thế rồi sau đó giá chuối xuống thấp, thậm chí không có thương lái thu mua nên người dân đành đổ bỏ, ôm lỗ lớn.
Vì thị trường thiếu ổn định nên cây chuối không được khuyến khích mở rộng diện tích nhưng diện tích chuối vẫn liên tục tăng. Chỉ tính riêng năm 2019, diện tích chuối toàn huyện đã tăng gần 300 ha so với năm 2018.
Tại xã Thanh Bình, cây chuối mới chỉ được người dân trồng từ năm 2018 với khoảng 50 ha. Đến năm 2019, diện tích trồng chuối đã tăng lên 100 ha. Khá cẩn trọng, người dân Thanh Bình sản xuất theo hình thức liên kết: Đầu mối là người dân trong xã, liên kết với đơn vị thu mua phía Trung Quốc theo hình thức đơn vị thu mua cung ứng vật tư đầu vào như giống, một phần phân bón và hướng dẫn kỹ thuật; chi phí đầu tư được trừ vào cuối vụ, sau khi thu hoạch chuối. Như vậy, trong trường hợp có rủi ro xảy ra như giá bán xuống thấp, người dân sẽ không chịu quá nhiều thiệt hại.
Ông Ma Seo Mậu, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết: Xã đang đánh giá lại hiệu quả kinh tế của cây chuối. Tuy nhiên, xã không khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Khi trồng chuối, người dân cần trồng tập trung thành từng khu, nên có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ để hạn chế rủi ro.
Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương cho biết: Về chủ trương, huyện không khuyến khích mở rộng diện tích chuối mà tập trung vào việc đẩy mạnh liên kết, sản xuất theo đơn đặt hàng. Nhu cầu về sản phẩm từ chuối ở thị trường nước ngoài là rất lớn, đặc biệt là các nước xứ lạnh.
Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu chuối sang nước ngoài, sản phẩm chuối phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, được cấp mã số vùng trồng.
Ngành nông nghiệp cũng như chính quyền địa phương đang nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác trong sản xuất cũng như tiêu thụ, xuất khẩu chuối để hướng tới sản xuất ổn định và bền vững.
Theo Thúy Phượng (Báo Lào Cai)
Mưa lớn kèm lốc xoáy làm tốc mái hàng chục nhà dân và trường học ở Hà Tĩnh
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 1/9 đến sáng 3/9, tỉnh Hà Tĩnh đã có mưa to đến rất to. Mưa to kèm theo lốc xoáy khiến trường học cùng hàng chục nhà dân trên địa bàn huyện Thạch Hà bị tốc mái, hư hỏng nặng. Ước tính thiệt hại trên 950 triệu đồng.
Mưa lớn gây ngập tuyến đường Lê Duẩn, phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Công Tường/TTXVN
Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà cho biết, tính đến 8 giờ ngày 3/9, mưa to kèm theo lốc xoáy đã khiến nhà của hàng chục hộ dân ở các xã Thạch Ngọc, Thạch Hội, Thạch Hải bị tốc mái, hàng chục mét tường rào, gần 500m đường dây điện bị đứt. Đặc biệt, mưa lớn kèm theo lốc xoáy gây tốc mái tại Trường Tiểu học xã Ngọc Sơn và sập tường rào UBND xã Tượng Sơn. Mưa to cũng khiến 97ha lúa Hè thu và 72ha hoa màu của huyện Thạch Hà bị ngập úng, hư hại.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân huyện và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện Thạch Hà đã xuống cơ sở để đôn đốc, chỉ đạo, triển khai các biện pháp đối phó với mưa lũ. Lực lượng chức năng cũng đã giúp nhân dân khắc phục hậu quả, lợp lại mái nhà, kê cao tài sản, đưa vật nuôi đến nơi an toàn. Đặc biệt, lực lượng chức năng tập trung khắc phục lại mái tại Trường Tiểu học xã Ngọc Sơn để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2019-2020.
Theo Phan Quân (TTXVN)
Sợ mất trắng vì trộm, dân Bát Xát buộc phải thu thảo quả non Những năm qua cây thảo quả đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo các thôn, bản vùng cao của huyện Bát Xát (Lào Cai). Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng mất trộm thảo quả ở khu vực giáp ranh khiến người dân ở một số thôn, bản phải thu hoạch thảo quả...