Muồng Anh Đào tươi hồng trong giá lạnh
Sao lại có loài hoa nở rực rỡ trong mưa gió và lạnh lẽo như thế là cảm xúc đầu tiên của nhiều du khách khi lên cao nguyên Lâm Viên mùa này.
Mấy hôm nay Lâm Đồng hứng chịu nhiều cơn mưa lớn, cũng vì thế mà xứ sở ngàn hoa kém phần rực rỡ hơn. Thế nhưng, suốt dải đất trên cao nguyên Lâm Viên, nhiều loài hoa vẫn bền bỉ khoe sắc.
Để khẳng định xứng đáng với danh xưng “xứ sở ngàn hoa” nên dù mưa gió hay giá lạnh, nhiều loài hoa vẫn khoe hương, khoe sắc. Muồng Anh Đào cũng góp phần giúp vùng đất này ngát hoa quanh năm.
Nằm trong khuôn viên của Công ty Lụa, Tơ tằm Bảo Lộc (VIKOTEX), cây Muồng Anh Đào được những công nhân nhà máy trồng từ năm 20 năm trước. Đến nay, sau gần từng ấy mùa cho hoa, những cây Muồng Anh Đào vẫn miệt mài bung lụa, không chỉ làm đẹp cho cảnh quan mà còn góp phần làm sạch không khí ở đây.
Tên khoa học là Cassia Javanica thuộc loài họ đậu, có nguồn gốc tại khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Muồng Anh Đào phân bố chủ yếu tại những cánh rừng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Video đang HOT
Muồng Anh Đào được người dân cao nguyên Lâm Viên gọi là phượng hồng. Là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, có chiều cao tối đa khoảng 20 m. Là loài cây lá kép, tán lá hình ô rộng, vỏ thân màu xám nâu. Hoa Muồng Anh Đào trổ từng cụm, dài 15 cm hoặc có thể hơn. Hoa màu hồng tươi, nhị 10, không bằng nhau.
Theo bảo vệ của công ty VIKOTEX thì, nhiều du khách ngang qua dừng lại xin chụp hình những cây Muồng Anh Đào trong khuôn viên của công ty này.
Dù chịu nhiều cơn mưa lớn quất vào tán hoa rộng, xum xuê nhưng gần 2 tháng, cây Muồng Anh Đào này vẫn tươi hồng, vẫn khoe sắc theo cách riêng của mình.
Những cây Muồng Anh Đào đã trở nên quen thuộc với người dân TP Bảo Lộc mỗi khi hè về.
Xốn xang phượng tím Đà Lạt chào hè
Mỗi độ tháng tư, những con phố của cao nguyên Lâm Viên được khoác lên mình màu tím thẳm của loài hoa đặc biệt - hoa phượng tím.
Cũng vì vậy mà những người yêu Đà Lạt gọi tháng tư của xứ sở ngàn hoa là mùa phượng tím về.
Hoa phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ được kỹ sư nông học Lương Văn Sáu đem về trồng tại Đà Lạt vào năm 1962. Từ đó đến nay, vào tháng tư loài hoa này lại khoe sắc, góp phần tô điểm cho Đà Lạt thêm mộng mơ.
Hoa phượng tím còn có tên khoa học là Jacaranda Mimosifolia, thuộc họ Chùm ớt tán rộng, thân cao từ 10-15m, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ở Đà Lạt, phượng tím chỉ ra hoa mà không đậu quả, bởi vì ở Việt Nam không có loài chim mỏ cong đưa phấn vào đài hoa để thụ phấn.
Cũng mang trong mình màu tím thủy chung, nhưng khi nhắc tới phượng tím, người ta dễ có cảm xúc thương nhớ xa xăm. Thường thì hoa phượng tím nở rộ sau khi những cánh hoa mai anh đào ngọt ngào cuối cùng rơi xuống.
Màu hoa gây thương nhớ, đưa ký ức trở về với những yêu thương
Những cánh hoa mỏng manh, rơi nhẹ tựa như tính khí hiền hòa của người dân Lâm Viên mến khách.
Du khách có thể ngắm phượng tím và lưu giữ cho mình những khung hình đẹp ở khu vực hồ Xuân Hương; lang thang ở những quán cà phê trên đầu dốc đường Nguyễn Thị Minh Khai; trải lòng trên núi Phụng Hoàng ở Thiền viện Trúc Lâm hay mượn màu hoa để bày tỏ lòng mình với ai đó ở Thung lũng Tình yêu.
Con đường được trải thảm những cánh hoa.
Dù không có sắc đỏ rực rỡ, nhưng phượng tím Đà Lạt vẫn tự tin gọi hè sang và phủ lên nó những cảm xúc nao lòng của nhiều thế hệ học trò ở cao nguyên Langbiang
Cuộc sống 'nơi tận cùng Trái đất' Bán đảo Yamal vùng Siberia lạnh lẽo là điểm đến vừa thú vị vừa đầy thử thách cho du khách muốn trải nghiệm những điều mới mẻ. Yamal nằm ở khu tự trị Yamalo-Nenets của Nga, nơi sinh sống của tộc người Nenets. Theo tiếng địa phương Yamal có nghĩa "Nơi tận cùng của Trái đất". Vị trí địa lý của nó rất...