Mượn việc xưa tính chuyện nay
Khơi dậy chuyện cũ với Đức là một trong những chiêu thức trang trải nội bộ rất đắc dụng đối với phe cầm quyền Ba Lan và Hy Lạp.
Quân đội phát xít Đức tại Hy Lạp trong Thế chiến 2 . ẢNH TƯ LIỆU
Vụ việc liên quan trực tiếp đến Đức nhưng động chạm đến cả EU và NATO khi quốc hội Hy Lạp thông qua nghị quyết giao chính phủ chính thức yêu cầu Đức bồi thường cho những tổn hại mà phát xít Đức đã gây ra cho Hy Lạp trong Thế chiến 2.
Đích thân Chủ tịch quốc hội Hy Lạp đưa ra dự thảo nghị quyết này để các nghị sĩ thông qua. Trước đó, Tổng thống Hy Lạp Prokopis Pavlopoulos cũng đã khẳng định yêu cầu bồi thường, còn Thủ tướng Alexis Tsipras coi việc này là “trách nhiệm lịch sử và đạo lý”. Ba Lan cũng đang có vấn đề tương tự với Đức.
Đòi hỏi của Ba Lan và Hy Lạp bị phía Đức bác bỏ và chuyện phía đòi bên bác này sẽ còn kéo dài. Nó là chuyện đối nội ở Ba Lan và Hy Lạp, nhưng cũng là chuyện nội bộ của EU và NATO khiến cả hai tổ chức đều rất khó xử.
Trong bối cảnh hiện tại, việc khơi dậy chuyện cũ với Đức là một trong những chiêu thức trang trải nội bộ rất đắc dụng đối với phe cầm quyền Ba Lan và Hy Lạp. Nó còn phản ánh sự phân hóa trong nội bộ EU và NATO, cho thấy không chỉ có tình trạng chia phe lập phái thành những co cụm khác nhau mà còn là tâm trạng chung ở những thành viên bị coi là ngoại vi và yếu thế cũng như bất chấp những thành viên lớn. Họ muốn được các thành viên tự coi là lớn hơn và quan trọng hơn kia phải coi trọng và lắng nghe họ, muốn bình đẳng thực sự chứ không chấp nhận để bị dẫn dắt hay lấn lướt như trước. Họ thể hiện tự tin hơn và sẵn sàng bất chấp mọi tác động bất lợi tới EU và NATO. Nhưng xem ra khó có chuyện họ được Đức bồi thường mà chỉ có chuyện hai tổ chức kia bị vạ lây.
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Vì sao 3 thành viên NATO mua S-300 đều "bình yên", chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 gặp "sóng gió"?
Bulgaria, Hy Lạp và Slovakia đều mua S-300 từ Nga và thậm chí có nước còn sử dụng hệ thống phòng không này trong các cuộc tập trận của NATO mà không hề bị phản ứng gì từ Mỹ.
Mua S-300 không phải là vấn đề mà Mỹ làm khó với các thành viên NATO trước đây.
Trong nhiều năm qua, có 3 quốc gia NATO không gặp khó khăn gì khi sử dụng các hệ thống phòng không của Nga, nhưng thỏa thuận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ lại trở thành trường hợp gây tranh cãi vì nó có nguy cơ đối mất đi ảnh hưởng của Mỹ đối với Ankara và gây tổn thất cho ngành công nghiệp quân sự của nước này, các nhà phân tích nói với RT.
Căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm nóng truyền thông suốt một tháng qua, với xung đột về việc Ankara mua các hệ thống phòng không S-400 từ Nga.
Washington đã tạm hoãn giao chiến đấu cơ tối tân F-35 cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh báo rằng nỗ lực thúc đẩy mua S-400 có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ giữa Ankara với Mỹ và NATO.
Sau những tranh cãi, truyền thông phương Tây đã liên tục đưa ra các bài viết giải thích ngành công nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu tổn hại như thế nào nếu nước này vẫn kiên quyết với bản hợp đồng S-400.
Một số ý kiến khác cảnh báo rằng, việc cả F-35 và S-400 cùng có mặt trong biên chế một quân đội NATO sẽ làm lộ bí mật hệ thống của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, tổn hại đến sức mạnh của liên minh quân sự.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quân sự, bản chất thực sự xoay quanh ồn ào S-400 thực chất là việc Ankara không chịu khuất phục trước Washington và NATO, mà lại theo đuổi lợi ích riêng của mình.
"Mỹ đang mất vị trí dẫn đầu và Nga đang chiếm lấy vị trí đó", Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga đánh giá. "Viễn cảnh một thành viên NATO mua vũ khí từ Nga, làm tổn hại danh tiếng, cũng như tổn thất cho ngành công nghiệp quân sự của Mỹ".
S-400 là mối nguy hiểm đối với máy bay NATO bởi vì nó có thể "phát hiện và khắc chế F-35 và F-22", ông Korotchenko giải thích.
Mặc dù vậy, việc các quốc gia thành viên NATO sử dụng vũ khí công nghệ cao do Nga sản xuất không phải là điều quá bất thường. Trước đó, Bulgaria, Hy Lạp và Slovakia - tất cả đều là đồng minh NATO của Mỹ - đều có S-300 - hệ thống tiền nhiệm của S-400 - trong kho vũ khí của họ.
Hy Lạp đã lắp đặt S-300 trên đảo Síp, nơi đã trở thành một bước ngoặt trong chiến lược quốc phòng của nước này. Trong khi Bulgaria và Slovakia thường xuyên sử dụng hệ thống vốn được thiết kế trong giai đoạn đỉnh cao Chiến tranh Lạnh trong các cuộc tập trận bắn đạn thật của NATO.
Ngoài S-400, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngỏ ý mua Patriot của Mỹ.
Vậy tại sao Thổ Nhĩ Kỳ - vốn gia nhập NATO năm 1952 cùng lúc với Hy Lạp - chịu áp lực mạnh mẽ khi mua vũ khí Nga, trong khi 3 nước kia thì không?
"Hy Lạp và các thành viên khác đã mua vũ khí phòng không của Nga từ lâu, trước năm 2014, tức là trước khi căng thẳng giữa Mỹ và Nga bắt đầu gia tăng", chuyên gia quân sự Nga Mikhail Khodarenok giải thích.
Theo chuyên gia Khodarenok, hỏa lực được tăng cường, khả năng chống nhiễu điện tử và tầm bắn được mở rộng đều khiến S-400 nổi bật hơn trong số các tên lửa đất đối không khác.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng Mỹ vẫn lo ngại S-400 vì hệ thống mới này không quen thuộc với Lầu Năm Góc so với S-300 thế hệ cũ?
Quân đội Mỹ đã mua được một cặp phiên bản S-300P và S-300V thông qua Belarus và Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ để nghiên cứu khả năng của hệ thống - nhưng hiểu biết về hệ thống chưa được cập nhật, chuyên gia Khodarenok cho hay.
"Mỹ không thu được gì trong các phiên bản đó", Khodarenok lưu ý. Ngay cả khi biết chi tiết về vũ khí của kẻ thù cũng không giúp ích gì nhiều trên chiến trường vì việc "trấn áp các hệ thống phòng không liên quan đến khả năng gây nhiễu điện tử mạnh mẽ", thay vì nghiên cứu bất kỳ phần cứng cụ thể nào.
Ankara nói S-400 sẽ giúp nước này tự vệ, vì Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với các mối đe dọa đến từ Trung Đông. Nhưng đồng thời, Ankara đang đàm phán với Mỹ về các tên lửa Patriot - một loại hệ thống phòng không tương tự gần giống với S-300.
"Tránh việc cho tất cả trứng vào một giỏ", Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy họ không nhất thiết phải mua hệ thống phòng không từ một nhà cung cấp, chuyên gia Khodarenok nêu quan điểm. Ông tin rằng thỏa thuận của Nga sẽ chỉ giới hạn Thổ Nhĩ Kỳ mua một số phi đội S-400 để "bảo vệ một cơ sở quan trọng".
"Sẽ không có chuyện mua bán hàng loạt hệ thống phòng không để bao trùm toàn bộ Thổ Nhĩ Kỳ". Cùng với đó, thỏa thuận này chỉ được thực hiện sau khi các nhân viên vận hành của Thổ Nhĩ Kỳ được đào tạo tại Nga, các bệ phóng được thử nghiệm và gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ, và cuối cùng, tất cả các khoản thanh toán được thực hiện, chuyên gia Khodarenok giải thích.
Theo Nguoiduatin
NATO tập trận, Nga lệnh Hạm đội Biển Đen sẵn sàng chiến đấu Liên quan đến cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Biển Đen bắt đầu từ ngày 8-4, các tàu trinh sát và tấn công cùng các hệ thống tên lửa ven biển của Hạm đội Biển Đen Nga đã nhận được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tàu khu trục Tây Ban Nha...