“Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì công tác cán bộ là khâu quyết định.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã ý thức rõ việc dùng người là quốc sách. Dùng đúng người giữ những trọng trách có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển của đất nước.
Trong Chiếu cầu hiền, Hoàng đế Quang Trung viết: “… Dân chúng trăm họ, ai có tài học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều có phép được dâng thư bày tỏ công việc. Lời có thể dùng được thì đặc cách bổ dụng, lời không dùng được thì để đấy, chứ không bắt tội vu khoát. Những người có tài nghệ gì, có thể dùng được cho đời thì các quan văn, quan võ được tiến cử, lại cho dẫn đến yết kiến tùy tài mà bổ dụng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ phụ nữ tham gia công tác chính quyền (tháng 8-1960). Ảnh tư liệu
Phát huy truyền thống và phương sách “Dụng nhân như dùng mộc” của ông cha ta, từ khi ra đời, ảng ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định cho sự thành bại của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh và ảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung thành với Tổ quốc và nhân dân, mẫn cán hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người dạy: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của ảng”, “ảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”.
Tư tưởng của Người về công tác cán bộ và sử dụng cán bộ là những di sản vô giá.
Video đang HOT
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì công tác cán bộ là khâu quyết định. Người viết: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì theo Người, nói đến cán bộ là nói đến cả đức và tài, không thể coi nhẹ mặt nào; trong đó đức là gốc, người cán bộ có đức thì bao giờ cũng phấn đấu không ngừng.
Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của ảng, Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành; đồng thời nắm bắt tình hình, nguyện vọng của nhân dân báo cáo lại với ảng, Nhà nước hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Thực tế là mọi chủ trương, đường lối của ảng và Nhà nước đều do cán bộ nghiên cứu rồi đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện.
ường lối của ảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. ộng lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ. Người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, chính là quan điểm về con người với vai trò vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. ó là biểu hiện cụ thể của quan điểm “lấy dân làm gốc”.
Về tầm quan trọng của việc sử dụng, bố trí cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng” và “Phải khéo dùng cán bộ”. Người viết: “Khi cất nhắc cán bộ cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không”, nghĩa là phải xem xét uy tín cán bộ trước quần chúng đến mức độ nào và phải xem người ấy xứng đáng với việc gì. “Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc”, “Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại”. Người chỉ ra tác dụng của việc bố trí sử dụng đúng người, đúng việc “Nếu biết tùy tài mà dùng người” thì sẽ thành công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở: Cân nhắc và khéo dùng cán bộ, dùng đúng cán bộ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bởi vì không đánh giá, sử dụng đúng cán bộ sẽ dẫn đến sự lãng phí nhân tài là sự lãng phí lớn nhất của đất nước.
Theo Bác: “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”. “Người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”. “Thường chúng ta không biết tùy tài mà dùng người. Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”. “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế công việc nhất định chạy”, “Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong ảng. Như thế là có tội với ảng, có tội với đồng bào”.
Quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầy tính nhân văn. Người vừa tin yêu, vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng đối với cán bộ. Người nhấn mạnh cần phải tạo ra môi trường “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, “có gan phụ trách, có gan làm việc”; “Khi đã trao cho họ phải hoàn toàn tin họ. Không nên sớm ra lệnh này, trưa đổi lệnh khác”. ảng phải thương yêu cán bộ nhưng thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, phó mặc, mà “thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”, là “hễ thấy khuyết điểm là giúp họ sửa chữa ngay để vun trồng cái thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ”.
Theo Người, thương yêu cán bộ chính là ở thái độ thưởng phạt công minh, có thành tích thì khen, có khuyết điểm phải phạt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiều lần: “Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu”, “ai cũng có khuyết điểm”, “có làm việc thì có sai lầm”. “Chúng ta không sợ sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu sửa chữa sai lầm và khuyết điểm”. Chỉ sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là kết tinh truyền thống dùng người của ông cha ta trong lịch sử, là đỉnh cao của “nghệ thuật” hay “phương sách” dùng người – bí quyết thành công của sự nghiệp Cách mạng. ó là tư tưởng vĩ đại đầy tính nhân văn và khoa học. Ngày nay, những tư tưởng đó đã trở thành những bài học, những nguyên tắc trong công tác cán bộ của ảng.
Nhờ đó mà ảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được nhiều hiền tài, thu hút các nhân sĩ yêu nước, tập hợp tất cả các lực lượng đoàn kết chung quanh ảng, đưa đến thành công của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, Chiến thắng iện Biên chấn động địa cầu, Đại thắng Mùa xuân 1975 và cả nước vững bước trên con đường đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương(T.Ư)khóa XI, tập trung bàn chuẩn bị nhân sự cho khóa XII. Báo cáo của Bộ Chính trị trình T.Ư đã nêu khá đầy đủ về yêu cầu xây dựng một Ban Chấp hành T.Ư khóa XII, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư, tiêu chuẩn Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong đó có vai trò Tổng Bí thư của ảng, số lượng, cơ cấu, quy trình giới thiệu, lựa chọn và một số chủ trương cần lãnh đạo thực hiện trong quá trình chuẩn bị và triển khai công tác nhân sự Ban Chấp hành T.Ư.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương ảng cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của công việc hệ trọng này, tập trung thảo luận, phân tích, làm sâu sắc các nội dung trên. Về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư của ảng trong thời điểm hiện nay, càng cần phải nhấn mạnh bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của ảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong ảng, được quần chúng thực sự tin yêu; phải có tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được phân công “làm tốt hay không tốt”, thật sự công tâm, khách quan, trong sáng, gương mẫu, chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, quy chế, quy định của ảng, đặt sự nghiệp chung của ảng, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”.
Những tiêu chuẩn cán bộ mà Bộ Chính trị đề ra, đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh là sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trước những yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam./.
Thượng tướng Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ảng
Theo VOV/Quân đội nhân dân
Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp cho 95 học viên
Sáng 3/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã khai giảng Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa VI.
Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.
Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa VI có 95 học viên, trong đó có 65 người công tác tại các bộ, ngành Trung ương, 30 người công tác tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 20 cán bộ nữ...
4 tháng học tập trung tại Học viện, các học viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về lý luận, thực tiễn và một số kỹ năng, góp phần củng cố nhận thức về chính trị - xã hội, lập trường cách mạng; xây dựng tầm nhìn và tư duy chiến lược, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý; rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, tác phong, trách nhiệm công vụ của người cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng phát biểu chỉ đạo lớp học, đồng chí Tô Huy Rứa nhấn mạnh những yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Học viên của lớp học là các cán bộ đã được các cấp ủy, tổ chức đảng tín nhiệm, giới thiệu, đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương. Chuẩn bị tốt đội ngũ này là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa bổ sung kiến thức, năng lực thực tiễn để các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại, vừa tạo điều kiện để các cán bộ dự nguồn trau dồi, bổ sung kiến thức, năng lực thực tiễn, đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu của chức danh quy hoạch.
Đồng chí Tô Huy Rứa yêu cầu cần nghiêm túc bảo đảm thật tốt nội dung của từng chuyên đề và toàn bộ chương trình của lớp học; vừa cung cấp những kiến thức cơ bản, vừa bổ sung những kiến thức mới về lý luận và thực tiễn, phù hợp với đối tượng của Lớp bồi dưỡng. Về lý luận, cần đi sâu nghiên cứu, thấm nhuần những thành tựu phát triển mới và các giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các Nghị quyết Trung ương ban hành trong những năm vừa qua. Về thực tiễn, cần hết sức coi trọng trau dồi về kỹ năng lãnh đạo, quản lý; khả năng nghiên cứu tổng kết thực tiễn và kỹ năng xử lý tình huống trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường các báo cáo điển hình từ thực tế công tác. Lớp bồi dưỡng phải đặc biệt chú trọng trau dồi về đạo đức, lối sống của người cán bộ; gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.
Đồng chí Tô Huy Rứa lưu ý cần chủ động và tích cực gắn bồi dưỡng lý luận, quan điểm đường lối với nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề sinh động, phong phú, phức tạp, đòi hỏi người cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý phải kịp thời nắm bắt, phân tích, xử lý có hiệu quả, phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, yêu cầu về nghiên cứu, tổng kết thực tiễn đối với học viên của lớp học phải được coi là một trong những yêu cầu quan trọng và bắt buộc. Chương trình đi thực tế cần thiết thực, khuyến khích tổ chức đi đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân; cần có chương trình hoạt động cụ thể của các chuyến đi thực tế, để giúp học viên nắm bắt tình hình, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu cuộc sống của nhân dân và thực trạng đội ngũ cán bộ ở có sở, từ đó thu thập tình hình, đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề đang đặt ra ở có sở.
Từ tháng 3/2013 đến hết năm 2014, năm lớp Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu và được đánh giá là những lớp kiểu mẫu trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với đội ngũ cán bộ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị.
Theo Hương Thủy
TTXVN
Thu nhập bình quân đầu người Singapore gấp 30 lần Việt Nam Mặc dù các nước đã nỗ lực để thúc đẩy thương mại và tự do hóa đầu tư, khoảng cách phát triển trong ASEAN trong những năm qua còn rất lớn. Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của Singapore gấp khoảng 50 lần Campuchia, 40 lần Lào, và 30 lần so với Việt Nam. Trước thềm gia nhập AEC, Việt Nam...