Muốn về đích NTM, Gia Lâm cần giải quyết triệt để bài toán môi trường
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thành Hằng trong buổi kiểm tra thực tế và làm việc với lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm về tiến độ thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020″ tại địa phương này ngày 13.9.
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng làm việc với lãnh đạo huyện Gia Lâm ngày 13.9.
“Huyện Gia Lâm cần phối hợp với các sở ngành, huy động sức dân tập trung giải quyết triệt để bài toán môi trường. Rà soát, duy trì và nâng cao bền vững các tiêu chí NTM. Tiếp tục phát huy các tiềm năng, thế mạnh của huyện; quan tâm phát triển du lịch làng nghề (Bát Tràng, Kiêu Kỵ)…
Bên cạnh đó, Gia Lâm cần tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, phát triển các mô hình nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị ngành nông nghiệp. Có chính sách đặc thù hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp; củng cố, đổi mới hoạt động các hợp tác xã…”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chỉ đạo tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Gia Lâm.
Ghé thăm cơ sở vật chất trường học, trung tâm văn hóa và trụ sở UBND xã Phù Đổng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị địa phương tiếp tục quan tâm, đầu tư nâng cấp hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, phấn đấu xây dựng Phù Đổng thành xã nông thôn mới điển hình, tiên tiến.
Mặc dù là huyện có tốc độ đô thị hoá cao, cơ cấu ngành nông nghiệp giảm mạnh, song với quyết tâm đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, huyện Gia Lâm đã thực hiện dồn điền đổi thửa đạt 1.174ha, đồng thời, hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho 100% nông hộ. Sau dồn điền đổi thửa, huyện tập trung quy hoạch sản xuất nông nghiệp.
Hơn 7 năm qua, huyện đã phê duyệt 75 phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, hộ gia đình với tổng diện tích trên 1.000ha. Toàn huyện đã hình thành được 123 trang trại, gia trại chăn nuôi xa khu dân cư, 17 mô hình nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và 18 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Video đang HOT
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng trùn quế của Hợp tác xã phát triển nông nghiệp và dịch vụ thương mại Hiệp Thư tại xã Phù Đổng. “Đây là mô hình hay và rất thực tế trong việc giải quyết bài toán về môi trường, đề nghị huyện Gia Lâm cần nghiên cứu và nhân rộng mô hình”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nói.
Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng bình quân 1,18%/năm. Giá trị canh tác bình quân trên 1 héc-ta đất nông nghiệp đạt 212 triệu đồng (tăng 3,4 triệu đồng/ha so với năm 2015). Đến nay, huyện Gia Lâm đã có 20/20 xã đạt chuẩn NTM. Các tiêu chí Huyện NTM theo quy định tại Quyết định số 558 của Thủ tướng Chính phủ, huyện cũng đã hoàn thành và đang chờ thành phố xem xét thẩm định. Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện hiện đã đạt trên 42 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chỉ còn khoảng 1,0%. Cùng với đó, 71% hộ gia đình nông thôn đã được sử dụng nước sạch; 100% các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 12,6%…
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình trồng cam VietGAP cho thu nhập cao ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Gia Lâm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục của địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình số 02. Đó là việc huy động đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp còn hạn chế; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách nhà nước; tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại sông Cầu Bây còn chậm, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân. Các mô hình kinh tế trang trại quy mô lớn còn ít, chưa phát huy hết giá trị đất nông nghiệp, đặc biệt là vùng bãi…
Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng huyện NTM năm 2018 và duy trì bền vững các tiêu chí, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện Gia Lâm chủ động nghiên cứu, xây dựng phương hướng phát triển trong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân trong điều kiện đô thị hóa, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn đô thị; chuẩn bị tâm thế để đưa huyện về đích NTM năm 2018, hướng tới trở thành Quận trong tương lai.
Theo Danviet
Phát huy vai trò nòng cốt giúp nông dân làm giàu
Với tinh thần đoàn kết - đổi mới - hội nhập - phát triển, đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang lần thứ IX đã diễn ra ngày 28.8. Đến dự và chỉ đạo đại hội có bà Đặng Tuyết Em - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang và Phó Chủ tịch Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý.
Dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo UBND, các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương và 287 đại biểu ưu tú đại diện hơn 174.000 hội viên, ND tỉnh.
Chủ động liên kết để hỗ trợ nông dân
Trình bày báo cáo chính trị tại đại hội, bà Bùi Thị Hiền - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Kiên Giang cho biết: Kiên Giang là tỉnh có sản lượng nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản cao của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,99%. Tỉnh đã quy hoạch vùng lúa tập trung, chất lượng cao, xây dựng cánh đồng lớn, sản xuất theo hướng VietGAP...
Các đại biểu nông dân bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành cho nhiệm kỳ mới. Ảnh: C.L
Cũng theo bà Hiền, kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của ND cũng từng bước được nâng lên, các phong trào của Hội được ND đồng tình hưởng ứng, vai trò của ND được phát huy, nhiều hộ ND áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
5 năm qua Hội ND tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu hoạt động Hội và phong trào ND. Hội đã tham mưu, chủ động xây dựng đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ ND tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tăng trưởng nguồn vốn quỹ trong nhiệm kỳ đạt 20,3 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn hiện nay lên 32,3 tỷ đồng...
Hội ND tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, phối hợp với UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư, Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Hội đã ký chương trình phối hợp với 17 sở, ngành. Qua đó, tạo điều kiện cho ND tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình kinh tế tập thể. Đồng thời, qua công tác tham mưu, phối hợp, hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ và dạy nghề cho ND của Hội cũng được mở rộng...
Trong nhiệm kỳ 2013-2018, Hội đã phát triển được 81.665 hội viên, tổng số hội viên toàn tỉnh hiện nay là 174.151 người; bình quân hàng năm có 93% Hội cấp huyện đạt vững mạnh; 91,5% cơ sở Hội đạt vững mạnh...
Các cấp Hội đã tham gia xây dựng được các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Kiên Giang như: Khóm Tắc Cậu, rượu Kinh 5, hồ tiêu Vĩnh Hòa Hưng Bắc, mật ong U Minh Thượng, giống lúa HĐ1, HĐ2...
Trợ lực ND làm giàu
Chia sẻ tại đại hội, ông Nguyễn Văn Mẫn - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Hiệp cho biết: "Trong những năm qua, cùng với tác động của cơ chế, chính sách từ T.Ư, địa phương, hoạt động của Hội ND đã góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất khai thác được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều gia đình hội viên, góp phần tích cực trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới...".
Phát huy kết quả của nhiệm kỳ trước, ông Trần Chí Viễn - Chủ tịch Hội ND tỉnh Kiên Giang, cho biết: Trong nhiệm kỳ 2018-2023, BCH Hội ND tỉnh đưa ra phương hướng tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của giai cấp ND, thực hiện có hiệu quả vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Hội sẽ tham gia mạnh mẽ hơn các hoạt động giúp ND tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản...
Phát biểu chỉ đạo đại hội, bà Đặng Tuyết Em - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang biểu dương Hội ND các cấp trong tỉnh đã có những bước tiến trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; có nhiều cố gắng trong việc tập hợp, vận động ND tích cực tham gia lao động sản xuất, học tập, tiếp cận với khoa học công nghệ mới, nâng cao kiến thức, tạo việc làm, tăng thu nhập...
Bà Đặng Tuyết Em đề nghị, trong nhiệm kỳ tới, Hội ND tỉnh cần thường xuyên quan tâm xây dựng tổ chức Hội ND các cấp vững mạnh, hoạt động đúng thực chất. "Trước hết là đẩy mạnh các phong trào ND thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc thù..."- bà Đặng Tuyết Em nhấn mạnh.
Theo Danviet
TP.Cần Thơ: Xây dựng nông thôn mới càng về sau càng khó Xây dựng nông thôn mới (NTM) càng về sau càng khó khăn với nhiều địa phương, bởi những xã xây dựng sau đa phần là những xã xuất phát điểm thấp, còn khó khăn về nhiều mặt. Trước thực trạng trên, Thành ủy, UBND thành phố, Ban chỉ đạo xây dựng NTM TP.Cần Thơ chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm vượt mọi khó...