Muốn vào Vườn quốc gia Yok Đôn phải đeo thẻ
Đó là quy định được Vườn quốc gia Yok Đôn đưa ra nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng lâm tặc xâm nhập vào vườn khai thác gỗ trái phép.
Chiều 12/4, ông Hoàng Văn Xuân – Phó Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn – xác nhận thông tin trên với PV Dân trí, và cho biết hiện Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn đã triển khai cấp được khoảng 400 thẻ cho các hộ dân. Dự kiến vào đầu tháng 5, vườn sẽ triển khai làm khoảng 1.000 thẻ cho người dân ở 2 xã lân cận của vườn là xã Krông Na và xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Việc triển khai đeo thẻ nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc xâm nhập vào vườn khai thác gỗ trái phép.
Ông Hoàng Văn Xuân cho biết thêm, trên thẻ có dán ảnh của người dân, ghi tên tuổi, địa chỉ nơi cư trú của người đó. Khi người dân muốn vào Vườn quốc gia Yok Đôn bất kể với lý do gì đều bắt buộc phải đeo thẻ. Lực lượng kiểm lâm của vườn sẽ mời bất kỳ ai không có thẻ đúng theo mẫu quy định ra khỏi vườn.
“Việc làm thẻ này chúng tôi đã thông qua UBND huyện Buôn Đôn, chính quyền địa phương các xã lân cận và đã được huyện Buôn Đôn tán thành trước khi tiến hành triển khai”, ông Xuân nói.
Được biết, Vườn quốc gia Yok Đôn trong thời qua luôn xảy ra các vụ vi phạm lâm luật, lâm tặc ngang nhiên đột nhập vào vườn khai thác gỗ trái phép. Ngoài ra, tình trạng săn bắn động vật trái phép cũng rất khó kiểm soát.
Video đang HOT
Theo Dantri
Bức thư thiêng dự cảm về sự ra đi của một liệt sĩ
"Quảng Trị 11/9/1972. Toàn thể gia đình kính thương! Con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng trước khi "đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất"... Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc..."
Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau giọt máu đào hơn ao nước lã, lá vàng còn ở trên cây lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời...".
Trên đây là những dòng cảm xúc, dự cảm mình sẽ hy sinh trong cuộc chiến đang ngày càng ác liệt bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 1972 của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh gửi về gia đình.
Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh là sinh viên năm 4 (khóa 13) Khoa Cầu hầm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh cũng như biết bao sinh viên khác gác bút nghiên lên đường vào Nam chiến đấu trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ. Bức thư anh viết ngày 11/9/1972, trước lúc anh hy sinh đúng 3 tháng 20 ngày (ngày hy sinh 2/1/1973).
Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh trước khi được phục dựng
Bức thư viết bằng dự cảm...
Trước trận đánh lớn, liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đã viết vội bức thư gửi về cho người mẹ già yếu, cho người vợ mới cưới, cho anh chị và người cháu yêu thương với những gửi gắm, dặn dò tha thiết. Trong bức thư, anh dự cảm về cái chết, nơi mình sẽ ngã xuống. Không ai ngờ rằng, đó lại là chỉ dẫn để đồng đội, người thân tìm thấy anh sau ngày giải phóng.
Viết cho mẹ, anh có đoạn: " Mẹ kính mến! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thỏa mái bay đi... Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc".
Trước khi "nghiên cứu bí mật trong lòng đất", anh đã viết cho chị Đặng Thị Xơ, người phụ nữ mới được làm vợ anh 6 ngày và sau đó là hơn 30 năm đằng đẵng thờ chồng: "Em sẽ đọc bức thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả những người quen thân thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này. Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống trong hòa bình hãy nhớ tới anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã ngược qua cầu hỏi thăm về Nhan Biều 1, sẽ thấy tấm bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảng tôn...".
Sau khi chiến sĩ Lê Văn Huỳnh hy sinh, bức thư anh cất giữ bên mình đã được đồng đội đưa về Thái Bình, gửi lại cho chị Xơ. Qua lời chỉ dẫn trong thư, năm 2002, chị Xơ và các đồng đội đã tìm thấy phần mộ liệt sĩ Lê Văn Huỳnh. Mỗi điều trong bức thư đều đúng đến kỳ lạ, chỉ khác duy nhất là mộ anh được tìm thấy ở thôn Thượng Phước chứ không phải thôn Nhan Biều 1 (hai thôn này nằm cạnh nhau).
Bức thư tuy được viết trong những ngày cuối khốc liệt nhất của cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ nhưng 10 trang thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh không hề có hình ảnh bom đạn, sự sợ hãi hay bi lụy. Trào dâng mãnh liệt trong tâm thư là niềm tin vào hòa bình, đất nước thống nhất cùng nỗi nhớ nhà và thương yêu chưa kịp đền đáp ân tình người thân.
Giữ gìn cho mai sau
Hơn 10 năm qua, hàng nghìn đoàn hành hương về Thành cổ, hàng triệu người đã khóc, nghiêng mình trước dòng tâm thư của liệt sĩ Huỳnh gửi về gia đình (bức thư thiêng của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh được trưng bày tại bảo tàng từ năm 2002). Qua năm tháng, bức thư đứng trước nguy cơ bị hư hại nghiêm trọng, nhiều trang thư đã nhòe mực, hoen ố.
Bức thư sau khi được phục dựng thành công, đang được trưng bày tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị
Điều này khiến nhiều cựu chiến binh trăn trở. Những cán bộ bảo tồn luôn đau đáu tìm biện pháp khắc phục. Trung tâm bảo tồn di tích, danh thắng Quảng Trị đã tìm tòi nhiều phương pháp và nhận nhiều sự hỗ trợ để mong phục hồi bức thư. Năm 2012, bức thư đã được phục hồi thành công bằng phương pháp bán thủ công và được thực hiện ngay tại Quảng Trị.
Theo ông Nguyễn Quang Chức, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị, để có thể phục hồi bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, sau hai năm miệt mài tìm tòi các phương pháp, Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng Quảng Trị đã dùng phương pháp bán thủ công là scan toàn bộ bức thư vào máy tính rồi sau đó bóc tách riêng toàn bộ chữ trên bức thư bỏ sang một bên. Kế tiếp, tìm một loại giấy thuộc năm 1972 có màu sắc tương tự như loại giấy mà liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đã dùng, scan vào máy tính rồi đem toàn bộ nét chữ lấy từ bức thiêng "dán" vào tờ giấy đó.
Sau một thời gian nỗ lực bóc-tách-ghép, bức thư của liệt sĩ Huỳnh đã được phục hồi gần như nguyên bản.
Trong đợt kỷ niệm 40 năm chiến dịch Thành cổ vừa qua, ông Ngô Thanh Bảo, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích, danh thắng và đoàn công tác ra Thái Bình đã trao tặng bức thư được phục hồi cho vợ liệt sĩ Lê Văn Huỳnh. Cầm trên tay bức thư phục hồi rõ ràng từng nét chữ của anh, chị Xơ và người thân rưng rưng xúc động!
Theo Dantri
Ồ ạt xin chuyển nhà "hạng sang" thành xã hội để bán rẻ Những dự án trước đây được xây dựng để bán với giá từ 20-25 triệu đồng một m2 thì hiện nay chủ đầu tư lại ồ ạt làm đơn xin chuyển từ nhà "hạng sang" thành nhà ở xã hội để bán với giá rẻ dưới 15 triệu đồng. Điều này đang diễn ra ở Hà Nội. Chiều 9/4, trao đổi với báo...