Muốn vào nhà phải trèo dốc cao… 6m
Đó là tình cảnh khốn khổ của 11 hộ dân thôn Phong Hậu, xã Sơn Long ( huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khi nhà họ nằm “treo” lơ lửng trên độ cao 6 mét so với mặt đường.
Tuyến đường cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa (ĐT643) là dự án cấp bách có chiều dài hơn 40km với tổng mức đầu tư hơn 820 tỷ đồng, do Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Xuân Thành làm tổng thầu. Công trình khởi công vào ngày 29/4/2010, dự kiến sẽ hoàn thành thông tuyến vào dịp kỷ niệm 114 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – 19/5/2014.
Trẻ con phải “bò” lên nhà theo con dốc dựng đứng
Công trình nhằm tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn từ hai huyện Tuy An – Sơn Hòa,đồng thời sẽ tạo cơ hội phát triển kinh tế – xã hội cho người dân trong khu vực, nhất là năm xã có tuyến đường đi qua. Tuy nhiên, trong quá trình thi công tại vị trí Km26 800 – Km27 thuộc thôn Phong Hậu, xã Sơn Long, đơn vị thi công đã hạ mặt đường, đẩy 11 hộ dân treo lơ lửng trên cao đến 6m sovới nguyên trạng, không có lối đi lên nhà.
Để về nhà người dân phải leo dốc, con em trong xóm đi học phải bò lên bò xuống con dốc đất, lấm lem quần áo, thậm chí té ngã rất nguy hiểm. Còn hàng hóa, nông sản sau khi thu hoạch lại không thể mang vào nhà vì chẳng có lối vào…
Ông Lê Xuân Hương, 1 trong 11 hộ dân có nhà bị “treo” bức xúc nói: “Đã gần 1 năm nay người dân chúng tôi phải sống trong cảnh muốn đi đâu phải bò lên, bò xuống rất cực khổ. Chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa có đường gom để dân đi”.
Video đang HOT
11 nhà dân bị treo cao cách mặt đường đến 6 mét, khiến việc đi lại rất khốn khổ
Nguyện vọng của người dân ở đây là có một tuyến đường gom để 11 hộ có chung lối đi. Tuy nhiên, hiện nay trước mặt nhà các hộ này lại vướng hệ thống điện trung áp không thể di dời được. Do đó cũng có ý kiến cho rằng phải di dời những hộ này đến nơi ở mới.
Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt người dân phải dùng cuốc đào những bậc thang từ mặt đường lên nhà. Việc đi lại hàng ngày như đưa con đi học, đi chợ, đi làm đồng, mọi người phải băng ngang từ nhà này sang nhà khác, vòng đến chỗ thấp nhất mới xuống được đường chính.
Không chỉ khó khăn trong đi lại, nhiều hộ còn phản ảnh, trong quá trình làm đường, đơn vị thi công đã nổ mìn khiến nhà họ bị nứt tường, vỡ mái ngói… “Chúng tôi đã báo tình trạng nhà nứt cho nhà đầu tư, nhưng họ chỉ sang UBND huyện Sơn Hòa, chúng tôi giờ không biết gặp ai để giải quyết”, ông Dương Văn Thiết bức xúc nói.
Chia sẻ với tình cảnh 11 hộ dân ở đây, ông Nguyễn Thái Học, đại biểu Quốc hội – Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên – và đoàn đã đến trực tiếp hiện trường. Ông Học nói: “Nếu đặt trường hợp mình vào hoàn cảnh vậy cũng bức xúc không kém. Chúng tôi sẽ kiến nghị cơ quan chức năng và địa phương sớm giải quyết bất cập trên để người dân ổn định cuộc sống”.
Việc chợ búa, đồng áng của người dân là vô cùng gian nan
Liên quan đến vấn đề trên, ông Ngô Thạch Phổ, Trưởng ban quản lý dự án thủy lợi và phòng chống thiên tai Phú Yên, chủ đầu tư dự án ĐT 643 khẳng định: “Trong thiết kế ban đầu tuyến đường chúng tôi đã tính đến việc làm đường gom cho các hộ dân này. Tuy nhiên, thời gian qua chưa triển khai là vì phải chờ tuyến đường chính hoàn thành mới có điểm đấu nối. Một lý do nữa, trong số 11 hộ dân này, có 1 hộ không đồng ý với phương án làm đường gom vì lấn vào đến ngay trước cửa nhà”.
Ông Phổ tái khẳng định: “Hiện nay, chúng tôi và đơn vị thi công đang tốc lực, dồn sức để hoàn thành thông tuyến trước ngày 19/5 tới. Sau đó, đơn vị sẽ tiến hành phối hợp với địa phương tổ chức họp 11 hộ dân để thống nhất phương án làm đường gom”.
Theo Dantri
Lạ lùng: Làm đường, dân phải... bò lên nhà
Việc thi công hạ mặt đường trên tuyến Tuy An - Sơn Hòa (Phú Yên) đã làm nhà của 11 hộ dân thôn Phong Hậu, xã Sơn Long (huyện Sơn Hòa) trở nên... chót vót như tổ chim!
Tuyến đường Tuy An - Sơn Hòa (ĐT643) là dự án có chiều dài hơn 40km, với tổng mức đầu tư trên 820 tỷ đồng, do Công ty CP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành làm tổng thầu. Công trình khởi công vào ngày 29/4/2010, dự kiến hoàn thành vào dịp 19/5/2014.
Muốn lên nhà, người dân gần như phải... bò.
Thế nhưng tại vị trí km26 800 - km27 (xã Sơn Long), khi hạ mặt đường so với nguyên trạng đã khiến 11 nhà dân cạnh đường đã bị "đẩy" lên 6m so với mặt đường mới, không có lối vào nhà. Hơn 1 năm qua, người dân đành phải khoét vách núi, tạo bậc thang tạm để "leo" vào nhà. Theo bà Lê Thị Kiều Thu, một người dân trong số 11 hộ, bà con ở đây luôn lo lắng việc con trẻ bị tai nạn mỗi khi bước ra khỏi nhà.
Nông sản thì không cách gì "kéo" được vào nhà để bảo quản. Mùa khô thì nan giải chuyện đi lấy nước, khi mưa xuống thì trẻ nhỏ lấm lem mình mẩy lúc "bò" lên, xuống nhà... Ngày 10.4.2013, người dân Phong Hậu đã gửi đơn khiếu nại tập thể lên nhiều cấp chính quyền. 5 tháng sau mới thấy nhà đầu tư về khảo sát, họp dân bàn làm đường gom. Vậy rồi... chẳng thấy chi cả!
Nguyện vọng của người dân ở đây là đề nghị làm một tuyến đường gom để 11 hộ này có chung lối đi nhưng hiện nay trước cửa nhà các hộ này lại vướng hệ thống điện trung áp không thể di dời được. Cũng có ý kiến cho rằng phải di dời những hộ này đến nơi ở mới...
Theo ông Ngô Thạch Phổ - Trưởng ban quản lý dự án thủy lợi và phòng chống thiên tai Phú Yên, chủ đầu tư dự án ĐT643, trong thiết kế ban đầu đã tính đến việc làm đường gom cho 11 hộ dân này. Thế nhưng chưa triển khai được là vì phải chờ tuyến đường chính hoàn thành thì mới có điểm đấu nối. "Sau ngày 19/5 tới, đơn vị chức trách sẽ cùng địa phương tổ chức họp 11 hộ dân để thống nhất phương án làm đường gom. Nếu có mặt bằng sạch, việc thi công đoạn đường gom này sẽ không quá 1 tuần" - ông Phổ nói.
Theo Hùng Phiên (Dân Việt)
Đi làm rẫy về, hai mẹ con chết đuối Ngày 9/5, nhiều người thân quanh vùng đến nhà chị Lê Thị Mỹ Cúc, ở khu phố Đông Hòa, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa (Phú Yên), để thăm viếng và chia buồn. Trước đó, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 8/5, hai mẹ con chị Lê Thị Mỹ Cúc (38 tuổi) và Bạch Văn Phong (17 tuổi), cùng hai người hàng...