Muốn vào nhà phải bắc thang leo
Sau khi giải phóng mặt bằng để sửa chữa, nâng cấp đường Điện Biên Phủ (TP.Tây Ninh) hàng chục hộ dân sống dọc hai bên đường đang khốn khổ vì muốn vào nhà phải bắc thang leo.
Tiệm tạp hóa của hộ anh Lê Duy Cương phải bắc ghế để leo
Nền nhà thẳng đứng như tường
Hằng ngày, gia đình bà Liêu Ngọc Ẩn (84 tuổi, ngụ P.Ninh Thạnh, TP.Tây Ninh) dở khóc, dở cười vì phải vất vả bắc ghế leo lên nhà. Lý do, sau khi giải phóng mặt bằng để thi công đường Điện Biên Phủ, nhà bà bị cắt mất mái hiên và một phần dốc của mặt nền trước dẫn đến tình trạng nền nhà hiện tại cao hơn 1,2 m. Bà Ẩn cho biết: “Nền nhà trước đây bằng với mặt đường cũ nhưng lúc đó cứ mưa lớn là nước trút thẳng vô nhà. Nhiều lần nền nhà cứ phải đua theo đường, nước ngập khổ lắm rồi nên làm một lần cho khỏi nhọc công”.
Bà An buồn bã nói thêm: “Họ không cho tôi làm thêm bậc tam cấp xuống nhà vì sợ lấn vỉa hè. Khổ nỗi nhà thì giờ không thể dời vào trong được nữa vì cây đà bê tông chính nằm sát mép đường, nếu dời thì sập nhà. Do vậy mà tôi đành phải đặt thợ hàn cho dàn thang sắt di động để có chỗ ra vào, chứ lớn tuổi rồi, leo trèo cao nguy hiểm quá”.
Cùng chung tình cảnh như nhà bà An, tiệm tạp hóa Trung Kiên của hộ anh Lê Duy Cương (33 tuổi) cốt nền cao đến 1,2 m. Anh Cương than thở: “Toàn bộ xe cộ trong nhà phải gửi nhà hàng xóm, muốn đi đâu gấp vào ban đêm thì phải đập cửa làm phiền người ta cho mình lấy xe rất bất tiện. Còn muốn lên xuống nhà phải nhờ tới chiếc ghế đá”.
Video đang HOT
Dân không nắm thông tin cốt nền
Theo ông Đặng Hoàng Chương, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông Tây Ninh (Sở GTVT tỉnh Tây Ninh), hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Điện Biên Phủ đã đạt 80% tiến độ công trình, dự kiến hoàn thành cuối tháng 10.2015. Theo Sở GTVT, dự án có mặt đường rộng 40m, tổng chiều dài hơn 4,2 km kết nối 2 khu du lịch lớn nhất tỉnh là Tòa thánh Cao Đài sang núi Bà Đen. Tổng mức đầu tư của dự án này hơn 183 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Ông Chương cũng thừa nhận ít người dân biết đến thông tin về cốt nền để nâng cấp nền nhà cho phù hợp nên đã xảy ra tình cảnh trớ trêu trên.
Điều đáng nói, trước khi con đường được chính thức khởi công, nhiều người dân đã nhanh chóng nâng nền thật cao để đón đường mới và chống ngập. Tuy nhiên các hộ dân ở đây cho hay thông tin về cốt nền không được chủ đầu tư và đơn vị thi công công khai. Đến khi con đường được khởi công, giải phóng mặt bằng 2 bên hơn 10m thì nhiều nhà dân bị di dời, cắt mặt tiền dẫn đến tình trạng mặt nền cao chót vót so với mặt đường.
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Tấn Tài, Phó giám đốc Sở GTVT Tây Ninh chỉ khuyến cáo: “Quy chuẩn về cốt nền là căn cứ để cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng nhà cho người dân. Do đó, việc hàng loạt hộ dân trên đường Điện Biên Phủ phải bắc thang vào nhà là thực trạng bất cập liên quan đến cốt nền mà người cấp phép xây dựng phải chú ý đầu tiên để tư vấn thiết kế cho dân chứ không để họ tự thực hiện”. Tuy nhiên, về giải pháp xử lý vấn đề này thì hiện Sở GTVT vẫn chưa có phương án cụ thể.
Bài, ảnh: Giang Phương
Theo Thanhnien
Người Hà Nội khốn khổ vì nước chảy nhỏ giọt
Nước sạch đã về sau chuỗi ngày mất nước liên tục. Tuy nhiên, đến hôm nay, 16.5, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội vẫn khốn khổ vì cảnh nước chảy nhỏ giọt.
Khảo sát của phóng viên Thanh Niên Online, những khu vực mất nước tại phường Quán Thánh (quận Ba Đình); khu Minh Khai (quận Hai Bà Trưng); một số khu vực Thị xã Sơn Tây; quận Hai Bà Trưng đến sáng nay 16.5 đã có nước sạch trở lại.
Tuy nhiên, nhiều nơi tại Hà Nội đang phải chịu cảnh khổ sở không kém: nước có theo giờ, hoặc nước chảy nhỏ giọt, hứng cả giờ mới được một chậu nước.
Bà Nguyễn Thị Thêu, sinh sống ở 172 Bà Triệu cho biết cả 4 hộ gia đình cùng ở trong một ngõ, tuy nhiên chỉ có nhà bà Thêu không có bể ngầm, không có téc nước để dự trữ. Việc cung cấp nước sạch thường xuyên bị trục trặc khiến cho sinh hoạt trong nhà bị đảo lộn.
Người dân sinh sống tại khu A, B, khu tập thể 2F Quang Trung, quận Hoàn Kiếm cho biết trong 3 ngày, 8, 9 và 10.5, người dân lao đao vì mất nước gần như toàn bộ - Ảnh: Thúy Hằng
Đến ngày 11.5, nước chỉ có từ 4 giờ sáng đến 7 giờ sáng, sau đó lại mất luôn đến tối muộn mới có trong khoảng vài giờ đồng hồ. Cho đến chiều qua 15.5, nước mới chảy ổn định cả ngày - Ảnh: Thúy Hằng
"Những ngày trước, người dân cứ thấp thỏm suốt ngày đêm để "rình" nước. Thấy nước chảy là tranh nhau, nhà ai có chậu, có xô gì thì mang ra hết để đựng nước", bà Diệp, người dân sinh sống tại khu tập thể Bộ Y tế, phố Quang Trung nói - Ảnh: Thúy Hằng
Khu tập thể Bộ Y tế đã có nước sạch nhưng nước chảy chưa đều. Với những hộ gia đình sống ở cuối đường ống nước, nếu không có bể ngầm, không có téc dự trữ nước, những ngày mất nước hoặc nước chảy không ổn định thì cả nhà mất ăn, mất ngủ - Ảnh: Thúy Hằng
Đến hôm nay, 16.5, khu tập thể Bộ Y tế, phố Quang Trung đã được cấp nước trở lại, tuy nhiên nước vẫn chảy rất yếu. Bà Diệp, sống ở số 5 Quang Trung mới phải thay một chiếc máy bơm mới do 10 ngày qua nước chảy không ổn định, khi có nước thì nước chảy nhỏ giọt, chiếc máy bơm này đã bị hỏng - Ảnh: Thúy Hằng
Hiện tại, những cư dân sinh sống ở dọc phố Bà Triệu, khu vực gần Bệnh viện Mắt Trung ương đang bức xúc vì nước chảy quá yếu. Theo người dân, hiện tượng này xảy ra 2 tuần nay. "Cứ vặn vòi rồi để cả chiều, may ra được chậu nước", người bán hàng trước ngõ 120 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng nói - Ảnh: Thúy Hằng
"2 tuần trước mất nước toàn diện thì đi tắm nhờ, giặt nhờ, đi toilet công cộng, không dám nấu cơm để không phải rửa bát đũa. Giờ có nước nhưng để rửa một chậu bát, mất cả giờ đồng hồ mà vẫn chưa xong. Trẻ con kêu suốt ngày vì không đủ nước tắm, trời nắng nóng càng khó chịu, bực bội", bà bà Nguyễn Thị Thêu, người dân sinh sống ở 172 Bà Triệu kể khổ - Ảnh: Thúy Hằng
Số xô chậu nhà bà Thêu được chuẩn bị để hứng nước dùng cả ngày, tuy nhiên: "Những ngày nào phải đi làm cả ngày cũng không dám mở vòi nước, nhỡ nước lại chảy mạnh hơn thì sao?" - Ảnh: Thúy Hằng
Thúy Hằng
Theo Thanhnien
Dân Thủ đô lại khốn khổ vì thiếu nước cả tuần nay Khoảng hơn một tuần nay, nhiều hộ dân thuộc Q.Ba Đình, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội phải chịu cảnh mất nước liên tục khiến cuộc sống bị đảo lộn. Người dân phải lấy nước từ xe téc để dùng - Ảnh: Bảo Hoàng Hàng chục hộ dân thuộc tổ dân phố số 1, P.Quán Thánh, Ba Đình cho biết, tình trạng nước chảy...