Muốn vận động tài trợ xã hội hóa, phải có kế hoạch được phê duyệt
Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đề ra một loạt giải pháp chống lạm thu trong cơ sở giáo dục công lập.
Ngày 20/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế cho biết, vừa phát thông báo hướng dẫn về việc: “thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh”.
Hình minh họa, nguồn: VTV.vn
Mục đích là nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong các cơ sở giáo dục.
Hướng dẫn này quy định việc thu, chi các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn bao gồm: các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Theo đó, đối với các khoản thu, chi khác phải đảm bảo đảm có cơ sở pháp lý từ các quy định của cấp có thẩm quyền của Trung ương và của Ủy ban nhân nhân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tuyệt đối không gợi ý, không lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính chất cào bằng;Các khoản đóng góp tự nguyện phải đảm bảo đúng tính chất tự nguyện của người dân, tổ chức tài trợ, đóng góp.
Không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp dưới bất cứ hình thức nào.
Đảm bảo nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập dân cư trên từng địa bàn.
Mức thu phải được xây dựng trên dự toán chi phí hợp lý, đúng mục tiêu huy động đúng quy trình theo quy định hiện hành và phải được thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh, có sự thống nhất của Ban Giám hiệu nhà trường trước khi ban hành và triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Văn bản của Sở cũng hướng dẫn cụ thể các khoản thu chi bắt buộc trong trường học như: thu học phí, bảo hiểm y tế…và các khoản thu nhà nước có quy định khung, mức thu nhưng không bắt buộc mà thu theo nhu cầu của cha mẹ học sinh như:
Thu học 2 buổi/ngày, thu hoạt động dịch vụ (phí trông giữ xe đạp, xe máy), thu dạy thêm học thêm trong trường học..
Việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh.Trong đó lưu ý các trường trước khi triển khai thu tiền dạy thêm học thêm, nhà trường phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm.
Do vậy, khi lập kế hoạch dự toán ngân sách, các cơ sở giáo dục công lập căn cứ kết quả phân loại học tập của học sinh năm học trước hoặc khảo sát chất lượng đầu năm học để lập kế hoạch dạy thêm các môn học cho đối tượng được học theo quy định.
Đối với các khoản thu hộ – chi hộ trong nhà trường, đây là các khoản thu tự nguyện, có sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của học sinh, không mang tính chất dịch vụ mà phải bảo đảm nguyên tắc lấy thu đủ bù chi, không có chênh lệch.
Các cơ sở giáo dục phải họp và thống nhất bằng văn bản với cha mẹ học sinh, cha mẹ của các cháu mầm non, học sinh phổ thông tiền thu để phục vụ bán trú.
Tùy theo tình hình thực tế của đơn vị để thỏa thuận mức thu cho phù hợp và phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa tài sản đã có, còn sử dụng được, tránh lãng phí.
Đối với các khoản tài trợ cho giáo dục thì việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy, các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục”.Trong đó, Sở cũng lưu ý, trước khi tổ chức vận động tài trợ, cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở.
Các khoản thu khác như: bảo hiểm tai nạn là khoản thu mang tính chất tự nguyện, nhà trường không được bắt buộc cha mẹ học sinh mua dưới bất kỳ hình thức nào.
Đối với áo quần đồng phục, áo quần thể thao, áo thanh niên thì các cơ sở giáo dục phải thống nhất chủ trương và mẫu mã với cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh tự lựa chọn mua sắm.
Nhà trường không được thay đổi quy định mẫu mã đồng phục trong thời gian học sinh học 1 cấp học để thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí.
THÀNH TRUNG
Theo giaoduc.net
Trường của Jungkook (BTS) hay ở đâu có đồng phục đẹp nhất Hàn Quốc?
Hàn Quốc vốn nổi tiếng với những bộ đồ học sinh thanh lịch. Từ kiểu dáng đến từng chi tiết trên đồng phục đều được nhà trường thiết kế tỉ mỉ, đẹp mắt.
Trường trung học Nghệ thuật Hanlim không còn là cái tên xa lạ đối với các fan Kpop. Nhiều thần tượng từng dành năm tháng thanh xuân của mình học tập tại đây, trong đó phải kể đến Krystal - thành viên nhóm f(x), Tzuyu và Dahyun (TWICE)... Điều khiến các chàng trai, cô gái mơ ước được đặt chân vào đây một phần là vì bộ đồng phục ấn tượng. Ảnh: K-pop Herald.
Nam thanh nữ tú khoác lên mình trang phục quy định đầy sang chảnh. Ngoài ra, đồng phục trường Hanlim còn tạo ra cảm giác như học sinh ở đây đều xuất thân từ gia đình khá giả. Để sở hữu trang phục, các bạn trẻ phải nộp 663 USD cho bộ mùa đông, còn bộ mùa hè là 400 USD. Ảnh: Soompi.
Ngoài trường Hanlim, SOPA (School of Performing Arts Seoul) nổi tiếng vì có đồng phục vàng mù tạt nổi bật không kém. Bên cạnh đó, SOPA còn là "cái nôi" đào tạo nên các thần tượng đình đám như Sehun, Kai (EXO), Jungkook (BTS), Joy (Red Velvet)... Ảnh: Koreaboo.
Học sinh theo học rất tự hào về trang phục của trường. Đây còn được coi là "bộ nhận diện" độc đáo, riêng biệt của SOPA. Đồng phục mùa đông gồm có 3 lớp là áo sơ mi trắng, áo gile và áo khoác. Sang đến mùa hè, học sinh diện áo tay ngắn với váy thủy thủ hoặc quần dài màu xanh mát mẻ. Ảnh: Aminoapps, Koreaboo.
Học sinh trường trung học Nghệ thuật Lila đeo nơ/cà vạt kẻ xanh vàng bắt mắt. Trường Lila được biết đến nhiều một phần nhờ trang phục đẹp mắt, màu sắc tươi sáng. Vì là trường đào tạo nghệ thuật, học sinh có thể nhuộm tóc màu sáng phù hợp với việc biểu diễn. Ảnh: Pinterest.
Nữ sinh đến trường đeo nơ, cổ áo sơ mi có thiết kế phong cách thủy thủ kết hợp với chân váy. Trong khi đó, các chàng trai mặc áo trắng thắt cà vạt với quần dài màu be. Không giống nhiều trường, Lila chọn lựa may áo cardigan thay vì gile vào mùa đông. Ảnh: Koreaboo.
Tháng 2/2018, nữ diễn viên trẻ Kim Yoo Jung đến Trường trung học Nghệ thuật Goyang để làm lễ tốt nghiệp. "Huh Yeon-woo lúc nhỏ" mặc váy kẻ caro với áo choàng màu đỏ tím. Bên trong 9X mặc áo sơ mi thắt cà vạt kẻ vàng xanh. Ảnh: Pinterest, Twitter.
Đồng phục học sinh trường Goyang có màu chủ đạo là màu be, đem lại cảm giác tươi sáng, năng động. Trên ngực trái của áo vest may logo trường. Nữ mặc váy kẻ caro, còn nam sinh mặc quần dài xanh tím than. Ảnh: Stalktr.net.
Theo news.zing.vn
Vì sao chưa xử lý cá nhân sai phạm tại trường THPT An Lương Đông? Hàng loạt sai phạm về tài chính trong 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018 tại trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế dù đã được thanh tra Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh này công bố nhưng việc xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan đến lúc này vẫn dậm chân tại chỗ. Trường THPT An...