Muôn vàn câu chuyện “cười ra nước mắt” của người chọn nghề làm đẹp cho thiên hạ
Cả nhà cô dâu ngồi đợi make-up miễn phí, chưa trang điểm xong đã bị mọi người xúm lại chê bai… là một vài trong số rất nhiều nỗi niềm trong nghề được một thợ trang điểm chia sẻ.
“ Dở khóc dở cười” chuyện nghề “làm dâu trăm họ”.
Nghề make-up (trang điểm) có những góc khuất, nỗi niềm riêng không phải ai cũng biết. Nếu thợ trang điểm cho nghệ sỹ, người nổi tiếng phải theo đoàn đi khắp nơi, từ sáng đến tối mịt mới về đến nhà, bị nhiều người gièm pha, chịu sự cạnh tranh khốc liệt… thì những người làm nghề trang điểm cô dâu cũng nếm trải không ít tình huống “dở khóc dở cười”.
Chị Nguyễn Thị Hải, 28 tuổi, quê ở Hải Dương, người có hơn 3 năm theo đuổi nghề make-up tự do mới đây đã chia sẻ lên mạng một vài câu chuyện éo le xoay quanh công việc của mình.
Theo chị Hải, dẫu biết kiếm được đồng tiền không hề dễ dàng, nghề nào cũng có vất vả, nhưng chị vẫn muốn giãi bày tâm sự để mọi người có thể thông cảm hơn cho thợ make-up.
“Đâu đó khi các thợ make-up đọc bài sẽ thấy mình trong đó, kiểu gì cũng vỗ đùi đen đét bảo sao bạn này nói đúng thế.
Đây chỉ là một vài trong số vô vàn chuyện làm nghề mình gặp, mong mọi người thấu hiểu hơn về nghề làm đẹp cho thiên hạ này.”
Bài viết của chị Hải nhận được hàng trăm lượt thích và chia sẻ, đa phần những người làm nghề trang điểm đều bày tỏ sự đồng cảm sau khi đọc bài viết.
Chị Nguyễn Thị Hải kể một cách hóm hỉnh: “Không nói quá khi bảo nghề trang điểm cô dâu cũng như “làm dâu trăm họ”. Cái nghề mà bao cô gái yêu thích và mơ ước, cơ mà chưa bắt tay vào làm thì còn ước mơ chứ vập vào rồi mới vỡ mộng!
Ngày mà tất cả mọi người được nghỉ làm để đi chơi, du lịch, mặc quần áo đẹp đi ăn cỗ là ngày mình lao đi làm sấp mặt ra. M ọi người còn say giấc ngủ thì từ 3-4 giờ sáng đã phải thức dậy, vác cái cốp nặng hơn 10kg cộng thêm túi đồ làm tóc to vật vã để đi làm.
Bất kể sớm tối, mưa gió bão bùng…nhiệm vụ tưởng chừng như là đi giải cứu thế giới luôn, lại không được đến muộn giờ vì “Trăm năm chỉ có 1 ngày mà 1 ngày chỉ có 1 giờ…”
Có khi đi làm cô dâu xa cả 60km, đi gần 2 tiếng mới đến nơi, hỏi tìm nhà trên dưới 10 lần mới mò tới cổng, còn hơn tiếng nữa nhà trai mới qua rước dâu mà cô dâu gọi điện thoại giục như cháy nhà. Nên thường phi với tốc độ “bàn thờ”, tóc tai mặt mũi bụi bẩn, bước vào cổng nhà cô dâu lúc nào cũng cố gắng nở nụ cười rạng rỡ như hoa hậu đăng quang.
Thế mà có khi đến hơi muộn chút, cô dâu nhìn thấy mình cũng không thèm chào, thậm chí còn lườm nguýt, cộng thêm quan viên hai họ vây quanh xỉa xói: “Giờ này mới thèm tới, nhà trai sang đến nơi rồi…”. Nghe qua cứ tưởng không phải mình đến làm đẹp mà có mặt để phá đám cưới nhà họ không bằng.
Chưa kể khi vào làm thì phòng tối, ánh sáng không đủ, cộng thêm một đám bạn cô dâu vây quanh như kiểu thời học sinh bị kiểm tra bài tập.
Cô dâu vừa làm vừa soi gương, nói chuyện với bạn, nghe điện thoại, khiến một đứa trang điểm như mình có cảm giác như kiểu đang hát theo bản nhạc rất hay mà bị tắt phụt loa đi ấy.
Trong môi trường làm việc với điều kiện không mấy tốt thì chị Hải (bên trái) vẫn phải cố gắng trang điểm cho cô dâu thật xinh đẹp, trẻ trung nhất có thể.
Có hôm đang làm, chưa cả đánh má hồng, chưa đánh son, chỉ đang làm màu mắt mà hết bạn lại đến cô, dì, thím, mợ… của cô dâu bảo: “Sao trang điểm trông nhợt nhạt thế, sao trông kinh thế?”
Video đang HOT
Lúc làm tóc cũng thế, vừa cầm cái máy quấn được vài lọn tóc xoăn, bạn cô dâu bảo: “Lại lại làm xoăn hả chị, không có kiểu nào khác hả?”.
Tức không chịu được, đã biết mình quấn xoăn tóc trước để tạo kiểu gì mà phát biểu thế không biết. Các bà, các mẹ thấy quấn tóc xoăn tít vào lọn thì bảo: “Kiểu này đẹp này, ui đẹp thế!”, trong khi cháu mới quấn xoăn, chứ đây không phải làm kiểu tóc.
Đám bạn “vinasoi” của cô dâu khi nhà trai chuẩn bị tới là quay sang ngọt ngào: “Chị ơi, em mượn cái máy dập, em mượn cái máy là, thỏi son… Tí chị cạo hộ em cái lông mày, kẻ hộ em cái mắt nước nhớ!”
Còn người nhà cô dâu thì… ngồi xung quanh đợi đến lượt trang điểm (miễn phí). Mình đến để làm đẹp cho một người duy nhất là cô dâu thôi mà, có phải đi làm từ thiện đâu.
Cô dâu đã biết vậy nhưng cũng không được câu bảo với mẹ, với các bác là tự make-up đi, thợ không làm, cứ ngồi im, chắc cũng nuôi hy vọng là mình sẽ trang điểm hết cho cả họ. Trong khi trước đó khi tư vấn đặt lịch, mình đã giải thích rõ là trong gói chỉ có make-up cô dâu thôi.
Nhưng mình không nói gì thì nịnh nọt mượn đồ với ngồi bắt chuyện để tí mình trang điểm cho, chứ nếu bảo không làm kịp thì ngay lập tức thay đổi thái độ, như kiểu mình làm gì có lỗi vậy.
Có hôm mình đến một nhà trang điểm, lúc làm xong cô dâu, bạn bè khen đẹp trẻ xinh lung linh, cô dâu cười tít cả mắt, bỗng có bà bá đi qua bảo: “Sao đánh nhạt nhoà thế, cho thêm tí má hồng vào, cho môi đỏ lên…” thế là cô dâu mặt xị ra, quay sang bảo sửa thêm.
Nhưng mình có lập trường, gu riêng, chứ “chín người mười ý”, không thể ai chỉ đâu sửa đó lên mặt cô dâu được.”
Buồn vui của người chọn nghề làm đẹp… cho thiên hạ
Chị Nguyễn Thị Hải cho biết, theo nghề make-up xuất phát từ đam mê, nhưng lắm khi nỗi vất vả cùng những tình huống éo le đến từ khách hàng khiến chị chỉ biết “cười ra nước mắt”.
Cô gái đến từ Hải Dương có sở thích make-up từ nhỏ và quyết định gắn bó lâu dài với nghề dẫu còn lắm vất vả
“Ttrước mình thích lắm nhưng chỉ makeup cho bạn bè, người thân bằng đồ cá nhân chứ gia đình không có điều kiện cho theo học trang điểm chuyên nghiệp.
Sau này ra trường, mình mới gom tiền đi học và chính thức theo nghề. Hơn 3 năm qua là bao nhiêu nỗi niềm mà bài viết trên chỉ nói được một phần nhỏ.
Nhớ có lần khách nhà xa, khó tìm, mình phải dậy từ 2-3 giờ sáng lọ mọ đội mưa phùn gió bấc tìm nhà, trời lúc đó đang mùa đông, lạnh cóng. Đến nơi tay chân tê cứng, phải ủ tay vào bụng cho ấm để lát làm cho cô dâu, mặt mày thì tím tái hết cả, do dậy sớm đi vội chỉ kịp rửa mặt qua chứ không trang điểm gì.
Thế mà không ai hỏi thăm được câu, người nhà cô dâu nhìn bằng ánh mắt soi mói, kêu là thợ trang điểm gì mà mặt mày tím tái nhợt nhạt thế kia.
Có nhà thì làm từ tờ mờ sáng đến 9-10 giờ, cả nhà ăn uống cũng không mời được một câu, lúc đó bụng đói, tay chân bủn rủn chỉ ước ai cho nắm xôi ăn để còn đi làm tiếp 2-3 đám sau.
Một kỷ niệm khó quên nữa, năm ngoái đợt rét kỷ lục, mình với chị họ sáng sớm đi xe máy tới nhà cô dâu, đường trơn mưa ướt, cả người cả xe lăn xuống bùn. Nhưng mặc kệ người, chỉ cần bảo vệ cốp đồ nghề là được.
Đến nơi vội cởi áo ấm, rửa tay chân qua là lao vào làm cho kịp giờ. Lúc về hai chị em đi chân đất, mặc đồ phong phanh phóng xe giữa đường, ai cũng nhìn như người ngoài hành tinh.
Chưa kể những chuyện vụn vặt như cô dâu sợ thợ cao su giờ nên 14 giờ nhà trai mới sang mà hẹn mình 11 giờ sang, lúc đó mặt mà cô dâu mặt tỉnh bơ, đi ăn uống, gội đầu bắt mình đợi 2 tiếng. Rồi làm xong còn trả giá, cò kè bớt một thêm hai dù đã thỏa thuận trước.”
Tâm sự của chị Hải cũng là nỗi niềm mà nhiều thợ trang điểm khác từng trải qua. (Ảnh: Internet)
Chuyên gia trang điểm Nhật Trang, đến từ Hà Nội, có hơn 10 năm trong lĩnh vực hóa trang, từng có duyên trang điểm cho những người nổi tiếng, cũng chia sẻ chị phải chịu nhiều áp lực trong nghề.
“Nhiều khi mình phải thức đêm hôm hoặc theo đoàn văn công đi biểu diễn văn nghệ ở khắp mọi nơi. Không những thế, vì đi quá nhiều mà chồng giận ra mặt, con nhỏ phải nhờ cậy hết vào bà nội. Có những hôm đi làm cả tuần không nhìn thấy mặt chồng, con quên cả mẹ, cuộc sống vợ chồng có lúc cũng cơm không lành, canh không ngọt.
Nhưng không biết phải làm thế nào, trót theo nghiệp rồi chỉ mong chồng con hiểu và thông cảm cho” – Nhật Trang trải lòng mình.
Cũng như Nhật Trang, chị Nguyễn Thị Hải cho hay, chị em nào may mắn có chồng, bạn trai thông cảm mới dám theo nghề này. Tuy nhiên, phía sau góc khuất, vẫn có những niềm vui nho nhỏ khi gắn bó với nghề:
“Bài viết của mình là chia sẻ vui về những chuyện éo le đã từng trải qua, chỉ mong mọi người thông cảm hơn, chứ cũng không có ý chê bai ai hay than vãn gì.
Mình biết “nghề nào nghiệp nấy”, với cả khách hàng khó tính chỉ là số ít. Đa phần đi làm vẫn được đối xử tốt, gia đình cô dâu thấy thân gái lặn lội vất vả thường giữ lại bắt ăn uống tử tế mới cho đi, đôi khi thấy mình đi xa còn cho thêm ít tiền xe cộ, thấy được động viên nhiều lắm.”
Dẫu còn nhiều vất vả cùng nhiều nỗi niềm khó nói, nhưng bằng tình yêu nghề, những người thợ trang điểm như chị Hải đã, đang và sẽ gắn bó lâu dài với công việc làm đẹp cho mọi người.
Theo Trí thức trẻ
Đăng ảnh em bé ị đùn để kể khổ nghề nghiệp, cô giáo mầm non khiến dân mạng tranh cãi gay gắt
Đăng những dòng tin nhắn chát với đồng nghiệp kể những pha khó đỡ trong nghề nuôi dạy trẻ đồng thời lý giải nguyên nhân vì sao đành bỏ nghề, cô giáo mầm non này tưởng được đồng tình, nào ngờ, đồng cảm thì ít mà "gạch đá" lại phải nhận về rào rào từ các bậc phụ huynh.
Giáo viên mầm non là công việc không chỉ vất vả về đầu óc khi phải giỏi đủ hát, múa, vẽ, nhảy... mà còn vất vả về cả chân tay khi thường xuyên phải trông nom, chăm bẵm các bé còn non nớt. Có bé lớn một chút thì biết gọi khi đi vệ sinh, biết tự xúc cơm ăn, còn bé nào bé hơn thì tiểu, đại tiện tại chỗ, một bước dính lấy cô, hai bước bắt cô bồng... Đó là còn chưa kể những em bé mới được bố mẹ cho đi lớp, còn nơn nớt, dễ ốm nên cứ khóc đến lặng cả người...
Vất vả, khó khăn là vậy nhưng nghề giáo viên mầm non giờ đây đã được các phụ huynh thấu hiểu, đồng cảm hơn. Tuy nhiên, mới đây, những dòng tâm sự về nghề nghiệp của một cô giáo mầm non đã bỏ nghề vì không chịu được áp lực đã khiến cộng đồng mạng xôn xao những suy nghĩ trái chiều.
Nguyên văn bài viết, cô gái này trải lòng: " Bọn em học sinh viên mầm non ra đây các mom. Em bị áp lực nên bỏ dạy làm nghề khác. Còn mấy bạn của em theo nghề. Mới đi dạy 3 ngày đầu thôi.
Thật sự không biết mình làm mẹ thương con như thế nào chứ chẳng ai thương giáo viên cả ạ. Người ta bảo ghét giáo viên thì chịu thôi. Em yêu trẻ con lắm nhưng cũng không trụ lại được. Khổ lắm không sung sướng gì đâu ạ. Nhiều lúc khóc không dám khóc đâu.
Tưởng cái nghề ngon lành. Thật sự mấy con sâu làm rầu nồi canh quá. Em thề với các mẹ 1 bí mật là từ thế hệ mầm non này trở đi sẽ không được thông minh như mình trước đây đâu. Vì các giáo viên thả học sinh, không dạy dỗ nhiều như trước đâu.
Các bé lên tiểu học thì em không biết chứ ở mầm non thì hoa bé ngoan, cắm cờ, cháu Bác Hồ vậy thôi chứ kiến thức rỗng tuếch. Ai làm ra như vậy? Vì bây giờ camera sát mặt giáo viên. Nạt thì quy ra đánh vào tâm lý, đánh thì bạo hành trẻ nhỏ, không ăn mà ép ăn là hành hung trẻ nhỏ, không ngủ bắt ngủ là uy hiếp tối về trẻ giật mình. Cái gì cũng là do giáo viên.
Nên giờ ở đâu cũng vậy cả. Có trẻ còn không phân biệt được màu sắc hay bảng chữ cái cơ. Nói thật không bênh, ngày xưa em đi học bị giáo viên phạt quỳ, đánh thước, úp mặt vào tường, hù dọa đầy đó mà em vẫn nên người. Ai chả muốn con mình ngoan.
Mà nói thật cái nghề làm dâu trăm họ này em chạy trước thôi. Nhục nhã lắm. Có khi theo nghề mà dính scandal nào cái là khỏi lấy chồng luôn".
Đính kèm bài viết là những bức ảnh chụp màn hình đoạn nhắn tin qua lại giữa các cô giáo mầm non về việc trông nom trẻ. Đáng nói, ngoài những lời than thở, thậm chí có cô còn chụp luôn cảnh một bé trai đang đi vệ sinh nặng ở trên giường đăng lên kèm theo nhiều lời lẽ ngán ngẩm, chán nản.
Những dòng than thở của các cô giáo mầm non khiến dân mạng ngao ngán.
Thậm chí còn chụp cả bức ảnh của bé trai đi vệ sinh ngay trên giường (không che phần nhạy cảm) để chia sẻ, kể khổ với nhau.
Ngay sau khi những dòng tâm sự "gan ruột" của cô gái trẻ tự nhận là học giáo viên mầm non ra được đăng tải đã dấy lên những tranh luận trái chiều từ phía cộng đồng mạng. Người thì cho rằng cô gái này nói đúng, chỉ có điều hơi thực tế và thật thà mà thôi. Số khác lại cho rằng, đã có tâm với nghề, chấp nhận gắn bó với nghề thì nên cố gắng thay vì than thở, chê bôi.
Thành viên Thảo Trang bình luận: " Chuẩn, em làm nghề khổ lắm. Cháu ị đùn như thế này còn đỡ, em còn gặp quả học sinh cho ngồi bồn cầu móc hết phân ra bôi quanh phòng vệ sinh, còn bô hất hết phân bôi ra hành lang làm em đi lau dọn phòng gần chết. Em thấy thảm hại vô cùng".
Bạn Vân Anh đồng quan điểm: "Có 1 đứa thôi mà nó hư cũng bực lắm chứ các cô đây trông bao nhiêu đứa thì chả mệt, mà các phụ huynh bây giờ thì quá nhạy cảm".
Rất nhiều người đồng cảm với nỗi vất vả của nghề giáo viên mầm non, tuy nhiên số khác lại chỉ trích rất gay gắt tâm sự của cô gái trên vì cho rằng, cô gái này "không yêu trẻ và không có tâm với nghề". (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, số đông khác lại cho rằng, cô gái này đã sai khi vừa "không tâm huyết với nghề lại vừa chụp ảnh trẻ con rõ bộ phận nhạy cảm khi không được phép", thành viên Trang Thi Nhu Tran bức xúc: " Ừ thế em nghỉ là đúng rồi đó em. Chẳng ai cần thứ giáo viên vừa không yêu nghề vừa không yêu trẻ như em. Chưa làm mẹ nên không hiểu nỗi xót con, cũng chưa chịu khổ bao giờ nên làm 3 ngày kêu bỏ việc. Chụp cả ảnh trẻ nhỏ nằm khi bé ị đùn ra thế kia để lấy làm trò buôn chuyện miệt thị mà không bế bé lên mà lau rửa ngay cho bé. Em nghỉ là đúng lắm, sau này ra đời làm việc gì thì làm, đừng làm cái nghề hại đến con cái người khác. Mà em có làm nghề gì thì kiểu lười như hủi của em cũng chẳng nên cơm cháo gì đâu".
Bạn Kim Tuyến nhận xét: " Đúng là làm nghề này thực sự rất cực. Nhưng chỉ khổ những giai đoạn đầu với những bé mới đi học thôi. Giờ các cô mầm non theo bé từ 3 đến lớp 5 tuổi luôn. Khi trẻ quen và vào nề nếp rồi thì không còn tè ị lung tung nữa đâu bạn ạ. Theo nghề nào mình cũng cần phải có cái tâm. Quét rác hay làm bác sĩ cũng đều vất vả hết. Ai không theo được thì bỏ nhưng đừng đem ảnh các con ra làm trò cười để nói với nhau như vậy. Bạn nên che mặt bé đi nếu mà để phụ huynh thấy sẽ không hay đâu".
Bạn Thu Cận cũng lên tiếng: "Nghề này không sung sướng gì thì đúng. Nhưng đừng bảo kiến thức rỗng tuếch, đã học hành gì mà có kiến thức, bảo không có tính tự giác thì còn được. Bố mẹ ở nhà nên rèn con giờ giấc đi ngủ và vệ sinh cá nhân. Hoặc không đi vệ sinh tự giác được thì phải biết gọi người lớn. Như vậy đỡ vất vả cho cả các con, cho phụ huynh và giáo viên.
Em này không yêu trẻ cũng không yêu nghề, không chịu được áp lực công việc, sợ khổ thì chuyển việc là đúng kẻo có ngày tăng xông lại xuống tay với trẻ. Sau này có con thì nhớ rèn cho con trước khi mang đi gửi trẻ".
Bạn Trần Nga cũng đồng quan điểm: " Vậy em nên bỏ nghề vì nó không hợp. Cô giáo tương lai mà nói chuyện thêm từ đệm thô tục, như vậy thì dạy dỗ trẻ con đang tuổi tập nói thể nào. Nghề nào cũng có cái khổ của nghề ấy. Nên trước khi chọn nghề theo học thì nên lường trước để tránh bỡ ngỡ. Các cực khổ của cô giáo mầm non phụ huynh biết không? Xin thưa là biết hết. Các cô lúc gặp phụ huynh than thở vô vàn lần luôn và phụ huynh cũng hiểu chứ không phải không. Đọc tâm sự của em mà tôi không đồng cảm nổi".
Dù bản thân đã nói lời tạm biệt với nghề giáo viên mầm non, nhưng chính cách kể chuyện có phần không khéo léo và hơi vô cảm ấy của cô gái này đã khiến rất nhiều người bất bình. Mặc dù ai cũng biết, nghề giáo viên mầm non là một nghề vất vả và chẳng hề đơn giản, nhưng thiết nghĩ, một khi đã chọn rồi chúng ta hãy sống hết lòng vì nó, dẫu có nhọc nhằn, vất vả đến thế nào cuối cùng cũng được thấu hiểu, đền đáp mà thôi!
Theo Trí thức trẻ
Chẳng thèm kẻ lông mày, chỉ thoa mỗi son nhưng Sulli vẫn có bí kíp "độc" để luôn rạng rỡ mọi lúc mọi nơi Bên cạnh những màu son nổi bật, Sulli còn có tuyệt kỹ đánh má hồng vừa nhanh gọn lại tự nhiên để có được gương mặt rạng ngời. Dù chẳng theo phong cách ngoan hiền như xưa, nhưng Sulli vẫn được xem là một trong những nữ thần nhan sắc của làng giải trí Hàn Quốc. Cô nàng quá đẹp, đẹp đến độ...