Muốn trở thành người yêu tuyệt vời, nàng chỉ cần làm những điều này thôi
Nàng còn chần chừ gì mà không thử làm theo những lời khuyên dưới đây.
Trong bất kỳ mối quan hệ, sự thân mật rất quan trọng. Không chỉ là một cái ôm hay cái nắm tay, bạn cũng nên tiếp xúc bằng mắt với người ấy. Bạn sẽ có thể kết nối với người ấy về mặt tinh thần và tình cảm. Nhìn vào mắt bạn tình và khen anh ấy. Chắc chắn anh ấy sẽ thích và trân quý tới suốt đời. Duy trì giao tiếp bằng mắt cũng sẽ giúp đối phương tin tưởng bạn.
Hai bạn nên hát karaoke
Hát karaoke vừa vui vẻ vừa hai bạn kết nối cảm xúc. Cả hai bạn có thể hát bài hát song ca lãng mạn. Ca hát có thể giải phóng oxytocin và giúp hai bạn hạnh phúc. Hơn nữa, chàng sẽ yêu thích ý tưởng này của bạn.
Bạn nên khiêu vũ
Video đang HOT
Khiêu vũ không chỉ mang lại niềm vui mà còn là hoạt động tuyệt vời dành cho các cặp đôi. Bạn và chàng nên khiêu vũ. Hai bạn có thể thư giãn và dành thời gian lãng mạn bên nhau.
Bạn nên chú ý
Bạn chỉ cần chú ý đến chàng và xem anh ấy cảm thấy thế nào. Làm như vậy sẽ giúp chàng chia sẻ với bạn hơn.
Bạn nên nói với chàng rằng bạn yêu anh ấy
Điều này sẽ rất quan trọng. Chàng có thể chờ đợi để nghe 3 từ kỳ diệu này. Vì vậy, bạn hãy nói rằng bạn yêu anh ấy.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
Quá sợ chồng nên tôi chỉ mong được sống xa anh
Chồng từng đánh tôi nhiều lần, nên cảm giác của tôi đối với anh toàn là sợ hãi.
Hình ảnh minh họa
Tôi 28, còn chồng 29 tuổi, đã kết hôn được 3 năm. Chồng tôi thương vợ con, biết phụ giúp gia đình nhưng lại hết lòng với bạn bè và nóng tính. Anh có thể ngồi nhậu với bạn từ sáng tới khuya, mặc cho hôm sau không dậy nổi. Tôi khuyên thì anh nổi nóng, chửi mắng, nói những lời khó nghe như "Mày là đồ vô dụng", "Mày thì làm được gì"... dù những lời khuyên của tôi rất nhỏ nhẹ, chưa bao giờ dám lớn tiếng với anh. Tôi từng tâm sự với ba mẹ chồng thì ông bà nói tính anh vậy, tôi ráng chịu đựng. Chồng từng đánh tôi nhiều lần, nên cảm giác của tôi đối với anh toàn là sợ hãi. Mỗi khi anh nổi nóng là tôi run rẩy. Tôi xin ba mẹ chồng cho sống xa anh một thời gian thì anh đòi hại tôi. Thật sự nhìn vào ánh mắt đó, tôi không can đảm làm gì nữa.
Tôi đang cố gắng củng cố kinh tế để có thể đưa con trai một tuổi đi, nhưng nhìn con thơ lại sợ mình quyết định sai, phá vỡ gia đình khiến con không có tình thương trọn vẹn. Tôi từng có tuổi thơ sống trong gia đình bạo hành, ba đánh mẹ suốt mấy chục năm, nên không muốn con cũng sống trong hoàn cảnh như vậy. Những khi bình thường, anh rất thương con. Nhưng liệu tôi có thể đi cùng một người như vậy đến hết cuộc đời không khi những lời khuyên hay lời nói của mình chẳng có giá trị? Xin chuyên gia và mọi người cho lời khyên, để tôi có cái nhìn sáng suốt và lối đi đúng đắn hơn cho cuộc đời mình. Xin chân thành cảm ơn.
Hà
Nhà tham vấn tâm lý Nguyễn Bá Đạt gợi ý:
Gửi Hà,
Như trong thư, chồng bạn không phải nóng tính đánh vợ mà là một người có hành vi bạo lực với vợ. Thực chất, họ có chủ tâm lấy sức mạnh thể chất, cơ bắp để dọa nạt, khống chế, kiểm soát vợ con, giúp họ thỏa mãn những điều hết sức bình thường như chén rượu, tán gẫu với bạn bè hoặc chỉ là thể hiện uy quyền của mình với vợ. Nam giới có hành vi bạo lực gia đình thường là những người không thể hiện được sức mạnh, uy quyền, tiếng nói trong cuộc sống xã hội nhưng lại có tính sĩ diện.
Cách ứng xử và thái độ của người phụ nữ bị chồng bạo hành cũng là một yếu tố củng cố và duy trì hành vi đó của chồng. Như việc mẹ bạn đã chịu đựng cảnh bạo lực nhiều năm, có lẽ do bà không có phản kháng đủ mạnh để cha bạn dừng lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ có cách ứng xử hợp lý, giúp họ đương đầu và phòng ngừa được hành vi bạo lực của chồng. Chẳng hạn, bạn viết thư lên đây hỏi là một việc làm tốt. Kế hoạch củng cố khả năng tài chính của bạn để chuẩn bị cho những dự định trong tương lai cũng là cần thiết. Ngoài ra bạn có thể thực hiện một số việc sau:
(1) Kết nối và duy trì đều đặn, thân thiện mối quan hệ với anh em ruột thịt hai bên gia đình; mối quan hệ xã hội như hàng xóm, bạn bè của cả vợ và chồng. Khi người phụ nữ tham gia vào nhiều mối quan hệ gia đình, xã hội, họ sẽ được bảo vệ, không đơn độc. Khi một cá nhân đơn độc dễ bị chồng bắt nạt hơn.
(2) Nói ra mâu thuẫn, xung đột giữa vợ chồng với người thân hai bên gia đình. Việc này tạo sức ép lên chồng bạn, khiến anh ta giảm hành vi bạo lực. Thông thường, bạo lực gia đình càng giấu kín càng xảy ra một cách trầm trọng và nguy hiểm. Mỗi lần chuẩn bị rơi vào tình huống bị bạo lực, bạn hãy gọi điện cho người thân đến giúp và gặp họ nhờ giải quyết.
(3) Chia sẻ câu chuyện của mình với trưởng thôn, hội phụ nữ hoặc công an để họ gặp riêng chồng bạn, tác động tới anh ta. Bởi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật. Những người này có trách nhiệm can thiệp, tư vấn và giáo dục người có hành vi này. Những nam giới có hành vi bạo lực gia đình nếu không phải là thành phần nghiện ngập, "anh chị" trong xã hội thì rất sợ công an và pháp luật, họ không đủ bản lĩnh để đối đầu. Nếu nói một lần mà họ không tin, bạn nói lần hai, lần ba và lần thứ tư họ sẽ giúp bạn, miễn là bạn phải kiên trì để bảo vệ mình.
(4) Phòng ngừa hành vi bạo lực của chồng bằng cách quan sát, để ý xem những tình huống mâu thuẫn, xung đột nào dễ dẫn đến bạo lực; trước khi có hành vi bạo lực, chồng bạn có những biểu hiện thế nào trên nét mặt, ánh mắt, giọng nói và hành vi. Khi phát hiện những dấu hiệu đó, bạn nên ra khỏi nhà hoặc đi đâu đó, tuyệt đối không để chồng đánh, bởi càng đánh nhiều lần, thời gian giữa những lần đánh càng bị rút ngắn lại.
Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn có thể phòng ngừa hành vi bạo lực của chồng. Bạn hãy thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và kiên định. Chúc bạn mạnh mẽ.
Theo vnxepress.net
Chồng đã tha thứ sau khi tôi phản bội anh Tôi biết nỗi đau gây ra cho anh là quá lớn, hy vọng sự chân thành và hối lỗi của tôi giúp làm mờ sai lầm đó. Ảnh minh họa Xin chào mọi người, tôi là người vợ sướng quá hóa rồ trong bài: "Tôi kiếm ra tiền và chiều chuộng, vợ chỉ ở nhà mà vẫn phản bội". Trước hết, thay mặt...