Muốn trị gout đừng nhịn ăn
Thậm chí, chế độ ăn ít calo còn khiến bệnh gout càng nặng thêm. Và điều đó cũng có nghĩa, không chỉ người thừa cân mới bị bệnh gout.
Người gầy có thể mắc bệnh gout không, bác sĩ?
Hoàn toàn có thể. Bệnh gout không phải là bệnh của riêng người béo, vì nó bắt nguồn từ lượng axit uric máu tăng cao. Tăng axit uric máu là hậu quả của việc tăng tổng hợp axit uric trong cơ thể, giảm bài tiết axit uric qua thận và thói quen dung nạp thức ăn có quá nhiều nhân purin như: nội tạng động vật, hải sản, da của gia cầm, lợn và cá, uống nhiều bia rượu…
Như vậy chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này?
Đúng vậy. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm giảm axit uric máu nhưng ăn uống điều độ và đúng cách góp phần không nhỏ vào việc trị bệnh này. Ba nguyên tắc vàng về ăn uống đối với bệnh nhân mắc bệnh gout là: 1. Tránh thực phẩm giàu purin; 2. Không uống rượu, bia vì rượu làm giảm thải axit uric vào nước tiểu, bia có chứa nhân purin; 3. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm dần trọng lượng cơ thể, nhưng tuyệt đối không nhịn ăn vì chế độ ăn rất ít calo sẽ khiến cơ thể tăng tạo ra axit uric.
Tuy nhiên, chế độ ăn không phải là điều kiện duy nhất quyết định bạn có bị gout hay không, vì căn bệnh này có dạng bẩm sinh và dạng nguyên phát do yếu tố di truyền và do cơ địa.
Video đang HOT
Chế độ ăn ít calo còn khiến bệnh gout càng nặng thêm. (Ảnh minh họa)
Vậy làm thế nào để biết mình mắc bệnh gout, thưa bác sĩ?
Gout là một loại bệnh viêm khớp, đặc trưng nhất là khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ở các khớp đầu gối, ngón tay, ngón chân, vai hay cổ. Giai đoạn đầu, bệnh nhân chưa thấy biểu hiện gì nhưng đã có nhiều tinh thể axit uric kết tinh trong các mô và hủy hoại xương, khớp, thận.
Cơn viêm cấp xuất hiện ở một số hoàn cảnh thuận lợi như sau bữa tiệc nhiều rượu, thịt; sau phẫu thuật; sau lao động nặng; sang chấn tình cảm; sau nhiễm khuẩn cấp; sau khi dùng một số loại thuốc… Đa số cơn viêm cấp có biểu hiện đau một ngón chân cái vào đêm, cơn đau dữ dội ngày càng tăng, ngón chân cái sưng to phù nề, căng bóng, nóng đỏ trong khi các khớp khác bình thường. Có thể còn kèm theo một số biểu hiện toàn thân. Một đợt gout cấp tính kéo dài trung bình 5 ngày, đêm đau nhiều hơn, sau đó giảm dần và khỏi, không để lại dấu vết gì. Bệnh có thể tái phát vài lần trong một năm.
Bệnh gout mạn tính biểu hiện bằng dấu hiệu nổi các hạt (Tô-phi) do lắng đọng urat xung quanh khớp, màng hoạt dịch, đầu xương, sụn; viêm đa khớp nhỏ và nhỡ như khớp ngón chân, ngón tay, cổ tay, gối, khuỷu tay, không đau nhiều, diễn biến chậm.
Cách điều trị bệnh gout thế nào thưa bác sĩ?
Mục tiêu của điều trị bệnh gout là giảm đau nhanh, phòng ngừa các cơn cấp tính tái phát và các biến chứng xa như phá hủy khớp và tổn thương thận. Với đợt cấp tính, khống chế viêm càng sớm càng tốt. Với gout mạn tính, cần kiên trì điều trị bằng chế độ ăn uống, dùng thuốc colchicin, thuốc tăng thải axit uric, thuốc ức chế chuyển hóa thành axit uric. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn đừng đợi đến khi mắc bệnh rồi mới điều trị, mà hãy phòng tránh ngay từ bây giờ bằng chế độ ăn và duy trì cân nặng hợp lý.
Theo PNVN
Ăn gì sau nhậu?
Nếu tưởng lạm dụng rượu bia chỉ dẫn đến bệnh gout, với cơn đau khớp ác liệt chẳng khác nào nằm dưới cưa máy, thì nhầm.
Không thiếu người hiện nay không khó ăn, cũng không khó nói nhưng khó nằm cho yên vì gai cột sống vừa chĩa vừa đè thần kinh đâu đó.
Nhưng không lẽ vì thế mà đành uống nước khoáng trong các bữa tiệc? Với người ngày nào cũng "không say không về" thì đúng là hết thuốc chữa nhưng với người thỉnh thoảng gặp cảnh chẳng đặng đừng, cực chẳng đã phải đồng hành với bia rượu thì vẫn còn ít cách không đến độ quá phức tạp để hóa giải phần nào tác hại của cồn.
Ví dụ:
- Ngay sau bữa nhậu tìm cách uống một lượng nước nhiều hơn lượng bia đã tiêu thụ, nếu được gấp đôi càng tốt. Tất nhiên lời khuyên này chỉ hợp lý và khả thi với người chỉ tiêu thụ một vài lon bia. Với người "thấm giọng" mỗi lần cả két thì sức đâu mà uống hai két nước sau đó.
- Pha loãng được lượng bia trong cơ thể đúng là biện pháp hữu dụng để giảm lượng axít uric trong máu nhưng quan trọng hơn nữa là sau đó phải đi tiểu để đào thải cho bằng được chất này trước khi axít uric kịp thời tìm chỗ ẩn náu đâu đó trên đường tiết niệu hay trong khớp. Kẹt một nỗi, nếu thẳng cẳng vì say xỉn rồi thì làm sao nhớ được chuyện đầu ra?
- Cương quyết ăn chay một bữa cho đích đáng theo đúng kiểu đạo Phật, nghĩa là chỉ ròng rau cải, đậu hũ..., ngay sau bữa tiệc đậm đà bia, rượu, thịt mỡ. Nếu được vài bữa liên tục càng chắc ăn với tác dụng giải độc. Không cần phải đợi đến uống bia, thầy thuốc ở nhiều nơi đã chứng minh là đối tượng thuộc nhóm có cơ tạng dễ bị tăng chất sinh sạn trong khớp hay gai cột sống có thể phòng bệnh không khó, nếu mỗi tháng định kỳ chọn ra 7-10 ngày để chay trường.
- Luộc vài củ khoai tây để ăn sáng hôm sau bữa nhậu. Tuy không vọng ngoại nhưng phải "tây" mới được, vì tác dụng hạ axít uric của hoạt chất trong khoai tây đã được xác minh từ lâu. Tác dụng này không có trong khoai lang ta.
Nếu chỉ nói chuyện khoa học thì quả thật không quá khó để ngăn chặn tình trạng tăng axít uric trong máu do rượu bia. Khó hơn nhiều chính là ở chỗ làm sao thuyết phục người uống bia tuân thủ các biện pháp phòng bệnh tương đối đơn giản như vừa trình bày vì "đệ tử Lưu Linh" có mấy khi tỉnh táo để phân biệt đúng sai!
Theo Người Lao Động
Nguy hiểm khi ăn nhiều thịt lợn siêu nạc Ăn phải thịt lợn tăng trọng về lâu dài sẽ bị tích tụ chất tăng trọng trong cơ thể, dễ gây rối loạn chuyển hóa. Không chỉ ở Trung Quốc mà tại Việt Nam cũng có nhiều mẫu thịt lợn nhiễm chất clenbuterol (chất độc gây siêu nạc) khiến người tiêu dùng rất hoang mang. Tại các chợ, hầu hết thịt lợn được...