Muốn tìm đến cái chết vì kém cỏi trong mắt bố mẹ
Không ít lần con muốn tìm đến cái chết. Bởi, từ nhỏ, con biết mình chẳng có giá trị gì trong mắt bố mẹ. Con là đứa kém cỏi, ngu si, ngốc nghếch, làm việc gì cũng không vừa mắt bố mẹ. Con đã cố gắng làm mọi thứ tốt nhất để bố mẹ vui lòng. Thế nhưng, điều con nhận được chỉ là những lời chê bai, coi thường.
ảnh minh họa
Không biết có phải do con sinh ra không được như kỳ vọng của bố mẹ nên bố mẹ “hắt hủi” con không. Những ngày con học mẫu giáo, ngoài thời gian đến lớp, bố mẹ luôn nhốt con trong nhà, không cho con giao du với mọi người. Bố mẹ thường nói với nhau: Nó chẳng thông minh, khôn ngoan như con người ta. Cho nó ra ngoài, chỉ tổ họ cười vợ chồng mình.
Chính vì con thường xuyên chơi một mình nên tính con rất nhút nhát, sợ sệt. Học Tiểu học, con thường xuyên bị bạn bè bắt nạt. Khóc mếu về mách bố mẹ thì bố chế giễu rằng ngu nên bị đánh là đúng. Lúc ấy, con thấy tổn thương ghê gớm. Con cảm thấy cô độc khi cả thế giới quay lưng lại với con.
Vào tuổi dậy thì, con vẫn chẳng có người bạn thân. Bởi, con không thể hòa đồng với các bạn. Con không được đi chơi, không được điệu đà, thậm chí con là đứa lập dị, chẳng giống ai trong lớp. Con bị bạn đánh vì cứ lủi thủi một mình như thế.
Thế nhưng, bố mẹ chẳng bao giờ hỏi con đi học thế nào, có vui không, có chuyện gì trên lớp không? Tâm sinh lý của con càng ngày càng bất ổn. Nhiều lúc con muốn nổi loạn, nổ tung sau một lớp màng bọc kín bưng suốt bao nhiêu năm qua. Thế nhưng, con hiểu, có làm gì thì điều đó cũng là vô ích. Bởi, trong mắt bố mẹ, con chẳng có nhiều ý nghĩa.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Cố gắng nhưng bố mẹ lại dửng dưng
Không có bạn bè, không biết chơi với ai, con chỉ biết học. Học với con lúc ấy không phải là niềm vui mà chỉ là cách con giết thời gian nhàm chán của mình. Con cố gắng thi vào trường chuyên để bố mẹ tự hào, để bố mẹ thấy con không vô ích. Thế nhưng, bố mẹ dửng dưng với những nỗ lực của con. Bố mẹ coi chuyện con đỗ trường chuyên như điều hiển nhiên. Có lẽ, ngôi vị thủ khoa, á khoa hay giải thưởng danh giá nào mới khiến bố mẹ “mở mày mở mặt”.
Dù con đã lớn, đã ở lứa tuổi biết định hướng nghề nghiệp cho mình, thế nhưng con không được tự quyết mọi việc cho tương lai của con. Kể cả đó là niềm yêu thích hay khả năng thực sự của con. Không muốn cho con theo nghiệp vẽ, bố vứt hết “đồ nghề” của con, thậm chí đốt hết những tác phẩm mà con dành bao nhiêu tâm huyết. Khi nhìn tập tranh vẽ của con hóa tro tàn thì con thấy tim mình đau lắm, có những tế bào đã chết theo đống tro ấy.
Suốt cả tuổi thơ, con đã không có những tháng ngày đẹp đẽ. Suốt cả tuổi dậy thì, những ký ức xấu đã găm vào tim con. Giờ ở tuổi phải quyết định cho tương lai của mình mà con không có quyền. Suốt bao nhiêu năm qua, con đã sống theo bố mẹ, sống vì bố mẹ. Con luôn cố gắng trở thành đứa con ngoan để bố mẹ hài lòng. Con không dám phản kháng, con không được sống với sở thích, niềm đam mê, không được sống với cuộc sống của chính con.
Sống vì bố mẹ nhưng bố mẹ vẫn không coi con ra gì. Bố mẹ vẫn luôn miệng chửi con là ngu si khi con muốn làm theo ý mình. Có những lúc gặp khó khăn, con chẳng biết tìm sự giúp đỡ của ai. Bởi con hiểu rằng nếu bố mẹ biết, bố mẹ sẽ rên lên: Ngu si như mày thì đáng đời! Sao mày ăn gì mà ngu hết phần thiên hạ thế!…
Những lúc ấy, con chỉ muốn được giải thoát khỏi cuộc sống này. Ở đó, con không còn bị nhiếc mắng là ngu si nữa mà con được ôm ấp, vỗ về yêu thương. Đó là điều mà con khát khao trong suốt cuộc đời này!
Theo Phunuvietnam
Nếu phải ly hôn, xin đừng làm tổn thương những đứa trẻ!
Người ta thường dễ dàng bỏ qua những suy nghĩ của một đứa trẻ vì nghĩ rằng nó chỉ là những lời nói ngu ngơ, ngốc nghếch nhưng lại không biết rằng những lời nói đó xuất phát từ trái tim của nó. Trẻ con vốn dĩ không biết nói dối!
"...Có thể ai đó sẽ cho rằng tôi láo. Nhưng chỉ là họ chưa hiểu hết tất cả những gì tôi đã trải qua trong tuổi thơ của mình. Một tuổi thơ khốn khó và thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Cảm xúc của tôi luôn phải lệ thuộc vào tâm trạng của mẹ. Mẹ vui thì tôi mừng mà mẹ căng thẳng thì tôi sợ sệt!
Tôi đã luôn cố gắng sống để làm hài lòng mẹ. Thậm chí ngay từ khi còn là một đứa bé, tôi đã luôn nghĩ cho mẹ. Tôi giục mẹ lấy chồng, tôi ra điều kiện với những người hay gán ghép tôi làm con dâu nhà họ rằng nếu muốn con họ cưới tôi thì phải cho mẹ tôi về ở cùng.
Người ta thường dễ dàng bỏ qua những suy nghĩ của một đứa trẻ vì nghĩ rằng nó chỉ là những lời nói ngu ngơ, ngốc nghếch nhưng lại không biết rằng những lời nói đó xuất phát từ trái tim của nó. Trẻ con vốn dĩ không biết nói dối!
Sau này, tôi vẫn gặp lại bố nhưng ít. Một năm vài lần cũng chỉ là để giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản của bố mẹ. Ông bảo rằng tôi là đứa con không biết đến nguồn cội dù thực tế ông mới là người bỏ tôi. Rằng mẹ tôi nói mẹ tôi chẳng việc gì phải cấm tôi, tự tôi thấy ông khốn nạn mà từ bỏ. Tôi chẳng nói được gì. Suốt những ngày sau đó, tôi luôn giữ im lặng. Tôi thực sự bị tổn thương bởi chính bố mẹ mình. Họ hóa ra chỉ xem tôi như một thứ vũ khí để triệt hạ nhau, tấn công nhau mà không hề để ý tới cảm xúc của tôi.
Suốt một thời gian dài đằng đẵng, tôi luôn ở trong trạng thái căng thẳng về vấn đề gia đình. Tôi đã ước gì mẹ có thể hiểu cho tôi, bố tôi có thể hiểu cho tôi. Mỗi người hãy đặt vào vị trí của người khác và hiểu cho họ. Hiểu cho nhau. Nỗi đau khổ này tự chúng ta gieo cho nhau và cũng chỉ có chúng ta là người có thể kết thúc nó. Một gia đình có ở bên nhau lâu dài hay không kỳ thực còn do duyên số nữa.
Từ những nỗi đau trong quá khứ, tôi đã tự hứa với lòng mình. Sau này, dù lập gia đình, sinh con đẻ cái và vì một sự đáng tiếc nào đó mà vợ chồng phải chia tay, tôi cũng không bao giờ nói xấu chồng cũ trước mặt các con dù chỉ 1 tiếng.
Hãy để hình ảnh của bố chúng trong trẻo như chúng vốn hình dung. Ấy là tốt cho chúng. Thay vì thù hận bố, ghét bỏ bố thì luôn kính trọng, yêu thương và tự hào về bố mình chẳng phải là sẽ tốt hơn cho chúng sao? Có mấy ai sẽ cảm thấy vui vẻ khi còn bận mang trong mình những nỗi oán thán? Và thêm nữa, tôi cũng rất mong, nếu gia đình nào đó mà không may rơi vào tình cảnh của gia đình tôi trước kia, bố mẹ hãy biết vì con mà bỏ qua những đau khổ đã gieo rắc cho nhau. Đừng cấm đoán chúng không được gặp gỡ hoặc bố hoặc mẹ. Làm thế, tức là ta đã đẩy chúng vào tình thế khó xử. Khiến chúng bị ràng buộc vào mớ dây rợ rối ren của tình cảm mà chúng vốn là những kẻ vô tội!
Nếu thực sự yêu thương con, muốn cho con một cuộc sống tốt đẹp thì vật chất vốn không bao giờ là đủ cả. Hãy cho chúng một gia đình! Dù bố mẹ chúng có không sống được với nhau thì cũng hãy cho chúng được cảm nhận đầy đủ sự quan tâm, yêu thương của bố và mẹ!
Cấm đoán chúng, lôi kéo chúng, nói xấu người không được quyền nuôi chúng chẳng những ta đang tự làm xấu hình ảnh trong mắt chúng mà còn đang thể hiện rằng ta chưa thực sự nghĩ cho chúng đâu. Ta cần con mình lớn lên trong tình yêu thương, ta cần con mình vui vẻ hạnh phúc chứ không cần người cùng phe, cần đồng bọn phải không?
Nếu người lớn ai cũng làm được như những gì tôi nói thì chẳng phải dù ly hôn rồi, ai được quyền nuôi con vốn chẳng còn quan trọng. Lôi con ra tranh chấp, cãi vã, vạch trần nhau trước tòa để giành giật quyền nuôi con chẳng phải là rất mỏi mệt sao? Quan trọng hơn cả nó chẳng khác gì bố mẹ đang cầm dao cứa vào trái tim bé bỏng của con mình 1 nhát và nỗi đau sẽ thấu cả đời nó không thể quên.
Tôi đã từng rất ám ảnh bởi câu hỏi "Bố mẹ mày sắp ly hôn đấy. Mày muốn ở với ai?". Bởi tôi không biết phải trả lời thế nào cả. Dù sao, bố tôi cũng chưa từng ra tòa để giành quyền nuôi tôi. Tôi đã rất cảm ơn ông vì điều đó.
Cuộc sống hiện tại của tôi đang rất tốt, tôi có một người chồng yêu thương mình và hai đứa con khỏe mạnh. Không còn vướng bận quá nhiều về quá khứ của bố mẹ nhưng vết thương lòng từ cuộc ly hôn đó của họ, rõ ràng đã tác động đến tâm lý của tôi rất nhiều. Tích cực cũng có nhưng tiêu cực nhiều hơn.
Cuộc sống của mẹ tôi hiện tại cũng đã tốt hơn, bà không còn quá gay gắt với tôi về việc tôi có gặp bố mình hay không. Nhưng, thực sự, tình cảm của tôi đã bị chai sạn. Thay vì tìm cách gặp bố, tôi đã chẳng còn để tâm nhiều đến cuộc sống của ông nữa. Tôi đã buông bỏ trước khi bố mẹ tôi buông bỏ! Đó vốn dĩ cũng không phải cái kết đẹp. Rõ ràng nếu phải lựa chọn, tôi vẫn chọn mẹ mình".
Theo Emdep
ĐÀN ÔNG rồi cũng sẽ NGOẠI TÌNH nếu họ cô đơn trong chính tổ ấm của mình Khi nỗi cô đơn của một người có vợ tăng lên, tôi bị sa ngã vào lưới tình của một cô đồng nghiệp. Tôi thấy cuộc sống nở hoa mỗi khi vào công ty và nhìn thấy cô đồng nghiệp ấy. Tôi cảm giác mình sắp phải ngoại tình. Tôi sợ mọi chuyện sẽ lớn hơn nên đã giữ khoảng cách để không...