Muốn thuyết phục chồng về sống ở quê tôi
Bố mẹ là người Bắc vào Nam lập nghiệp từ khi tôi 10 tuổi, nhà có 3 chị em gái. Tôi lấy chồng được 3 năm từ lúc 29 tuổi, khi đó tôi chưa từng nghĩ về khoảng cách xa xôi.
Giờ vợ chồng sống cách nhà ngoại 100 km, cách nhà nội 350 km, em gái cũng lập gia đình, chị gái còn độc thân, ba chị em đều ở gần nhau, khoảng 2 tháng chúng tôi về thăm bố mẹ một lần. Ở nhà bố là lao động chính, cách đây một năm mẹ bị tai biến không lao động được nữa.
Hôm trước tôi về chơi, bố nói: “Các con đi làm xa nhà, nếu ở đâu thấy cuộc sống ổn định thì ở, đứa nào về gần bố mẹ thì sau này sẽ được 2 phần, bố mẹ giao nương rẫy cho hết rồi bố chuyển ra mặt đường ở riêng, sẽ hỗ trợ cho cháu ăn học. Đứa nào không ở thì được một phần, ở đây làm nông ổn định, không phải lo về kinh tế”. Nếu không có ai ở thì có thể bố tôi sẽ bán hết và chuyển về miền Bắc sống gần họ hàng. Bố nói sau này không muốn nhờ vả con cái vì các con lấy chồng theo chồng, phụ thuộc nhà chồng, bố đủ điều kiện để vào viện dưỡng lão. Tôi thấy xót xa lắm.
Chồng tôi và em rể đều là con trai trưởng, hai người đó không hề muốn về quê tôi sống, họ cũng nghĩ chị cả tôi là người có trách nhiệm nhiều nhất nhưng chị chưa có gia đình. Tôi hiểu họ sĩ diện cao, cũng không hề thích sống nơi không phải quê hương mình. Vợ chồng tôi đều ở trọ, chưa có nhà cửa, 2 người rể cũng muốn về quê họ sinh sống, chẳng qua vì vợ nên họ tạm thời ở đây. Tôi muốn chồng về quê mình sống, nếu không ở trên đất của bố mẹ thì cũng có thể về làm gần nhà, việc đi lại khi về thăm hai bên gia đình sẽ đỡ vất vả và tốn kém hơn khi ở gần bên nội hoặc ngoại.
Bố mẹ tôi thui thủi ở nhà, không con cái bên cạnh, không anh em họ hàng. Giờ có cháu nên ông bà rất mừng, thỉnh thoảng ông cứ nói: “Mấy đứa mà ở gần ông, ông dạy giỏi nhanh lắm, ông chở đi học, ông cho đi thi”. Chị cả nói giờ bố mẹ ở đâu chị ở đó, nếu ra Bắc chị ra theo và gặp người phù hợp chị sẽ lấy. Khi nghĩ tới cảnh sau này sống xa cha mẹ, chị em tôi thực sự không muốn, làm sao để tôi được sống gần bố mẹ?
Theo vnexpress.net
Video đang HOT
Độc lập, tự chủ cũng là hạnh phúc
Cuộc sống sau kết hôn như bước sang một trang mới. Đã là phụ nữ, ai cũng mong muốn tìm được một người chồng có thể đem đến cho mình một cuộc sống đủ đầy, không phải lo cơm áo gạo tiền.
Song, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, hay chỉ dừng lại ở chỗ cần có bờ vai để dựa, lại là hai chuyện khác nhau và ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.
Tầm gửi
"Sau này tao phải kiếm anh nào có tiền rồi cưới cho đỡ cực cái thân, thích thì đi làm, không thì nghỉ khỏe", Nguyễn Yến An (quê Bình Dương) hùng hồn tuyên bố với đám bạn đại học như vậy. Bạn bè nghĩ đó chỉ là lời của cô sinh viên có chút nhan sắc trước ngưỡng sắp phải tìm việc làm, nhưng Yến An làm thật.
Mục tiêu của Yến An là những chàng trai thuộc dạng "nhà mặt phố, bố làm to" hoặc chí ít cũng phải giỏi trong khoản kiếm tiền. Sau 2 năm ra trường, Yến An không đi làm mà toàn tâm toàn ý chăm chút nhan sắc. Qua người quen, cô cũng có được mối tình như mơ với một công tử con nhà khá giả. Cưới xong, Yến An chuyển từ ở nhà "ba mẹ ruột nuôi" sang "ba mẹ chồng nuôi".
Yến An hạnh phúc với mục tiêu mà mình vạch ra, được nuôi dưỡng và đã chạy đúng "đường ray". Vốn quen hưởng thụ, một ngày bắt đầu bằng ăn sáng uống cà phê, chiều đi spa, mua sắm. Bởi vậy khi gia đình chồng lâm vào cảnh nợ nần, vợ chồng cô mất phương hướng, quay ra gằn hắt nhau, rồi đường ai nấy đi như một lẽ tất yếu.
Thâm tâm không có tư tưởng ở nhà chồng nuôi, nhưng duyên se cho chị Phạm Huyền Trang, 37 tuổi (ngụ quận 3, TPHCM) gặp và kết hôn với một người đàn ông ở thành phố khác. Chấp nhận nghỉ việc để theo chồng, thời gian đầu chị cảm thấy trống trải nhưng rồi nghỉ mãi cũng quen. Đến khi cuộc sống ổn định thì chị đã nghỉ thời gian khá dài và cảm thấy "lụt nghề" nên ngại đi làm.
Phụ nữ sau hôn nhân chọn ở nhà làm nội trợ là lạc hậu
Ngày mới cưới, anh Phát (chồng chị Trang) mạnh miệng tuyên bố vợ cứ ở nhà chăm chồng chăm con, kinh tế gia đình anh lo chu toàn được. Song, cuộc sống đâu chỉ có cơm ăn ngày ba bữa mà còn đủ thứ khác phải đụng đến tiền bạc. Gánh nặng gia đình, trách nhiệm với nội ngoại, rồi mối quan hệ bên ngoài khiến anh Phát mệt mỏi. Những lúc ấy, anh coi thường vợ ra mặt, dù ở nhà chị cũng đầu tắt mặt tối với con cái, cơm nước, giặt giũ.
Từ cô gái năng động, chẳng ai nghĩ chị Trang lại trở nên cam chịu như vậy. Nhìn đám bạn bè cùng trang lứa được sống với đam mê, được cống hiến cho công việc... chị lại tự trách bản thân khi đã đẩy mình vào thế phụ thuộc.
Thời của sự độc lập
"Nghĩ đến cái cảnh mua cho con gói bánh cũng phải ngửa tay xin chồng thì chịu sao nổi, vậy mà bao năm nay mày làm được?", cô bạn cũ của chị Trang ngạc nhiên. Cũng không ít lần chị Trang nghĩ đến 2 từ "giá như" và cũng vạch ra kế hoạch làm lại từ đầu, nhưng rồi sự thiếu tự tin sau gần 10 năm không đi làm tiếp tục níu chị ở nhà.
Cuộc sống hôn nhân của chị Trang vì vậy cũng nhiều lúc tròng trành, nhưng chẳng còn cách nào khác là phải chấp nhận, bởi chị biết buông tay thì tương lai của mình và 2 đứa con sẽ mịt mờ lắm.
Trên các diễn đàn của chị em, chuyện phụ nữ sau kết hôn nên đi làm hay ở nhà chồng nuôi, được đem ra mổ xẻ nhiều. Hầu hết đều cho rằng, quan điểm phụ nữ ở nhà nội trợ, làm hậu phương cho chồng đã rất lạc hậu, nếu không muốn nói là một sai lầm.
"Bạn đi làm lương chỉ vài triệu đồng một tháng cũng được, miễn là bạn tự chủ được chi tiêu cá nhân và hơn hết, bạn có được không gian riêng cho bản thân và có cơ hội để tiếp cận với nhiều điều mới mẻ", Nguyễn Thị Kiều (quê Vũng Tàu) nêu quan điểm.
Quan điểm của Kiều được nhiều người tán đồng. Vũ Thị Hà Anh (ngụ quận 9, TPHCM) còn cho rằng, do đầu tắt mặt tối với việc nội trợ, chỉ quanh quẩn ở nhà với những công việc nhà lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ khiến người phụ nữ có cảm giác mất dần tính độc lập và lúc nào cũng trong trạng thái bị phụ thuộc.
"Một khi phụ nữ muốn bình đẳng với đàn ông thì bản thân phải độc lập về cả tài chính và suy nghĩ. Phụ thuộc vào chồng, vô hình trung bạn đã tước đi quyền được bình đẳng của bản thân", Hà Anh nhìn nhận.
Theo chuyên gia tâm lý Vũ Hồng Nhung, những phụ nữ sau khi kết hôn chọn cuộc sống không đi làm có thể vì chủ quan người đó muốn như vậy, nhưng cũng có nhiều lý do khách quan buộc người phụ nữ trở nên phụ thuộc. Song, thời đại hiện nay, ở khía cảnh nào đó, sự độc lập và tự chủ cũng là một trong những thước đo mà người ta dùng để đong đếm giá trị con người.
Vì vậy, ngay khi chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ cần xác định rõ vai trò của mình trong gia đình và xã hội. "Hầu hết người phụ nữ đi làm sẽ luôn cập nhật những thông tin mới và có cái nhìn rộng hơn những phụ nữ chỉ ở nhà hoặc làm nội trợ, từ đó không bị tụt hậu với chồng con mà còn giúp nâng giá trị bản thân", chị Hồng Nhung chia sẻ.
Theo sggp.org.vn
Phụ nữ khi yêu thường quên mất điều này khiến chồng thấy mệt mỏi và chán nản Mượn tiếng yêu để huyễn hoặc đời mình, và phụ thuộc người bên cạnh đến nỗi không còn nhận ra cái giá phải trả cho sự thiếu chính kiến trong tình yêu... Khi bắt đầu lập nghiệp, đàn ông rất cần một người đàn bà biết chia sẻ, thông cảm và thấu hiểu. Đàn bà khi phải lòng một người đàn ông không...