Muốn thành đạt nhưng tôi không thể vượt qua sự lười biếng
Mỗi ngày trôi qua, tôi đều cảm thấy tiếc nuối vì chưa làm được gì trọn vẹn.
Hình ảnh minh họa
Tôi 27, đã kết hôn gần năm. Tôi nhận thức được việc kiếm tiền để xây dựng gia đình nhỏ. Tôi hiện làm văn phòng cho doanh nghiệp nước ngoài, lương gần 8 triệu một tháng. Chồng tôi lương trung bình mỗi tháng 7 triệu. Tôi nhận thức phải cố gắng làm kinh tế giỏi để xoay sở cho tương lai tốt hơn, nhưng lười biếng và trì hoãn đã chiến thắng tôi. Mỗi ngày trôi qua, tôi đều cảm thấy tiếc nuối vì chưa làm được gì trọn vẹn.
Chỉ đơn giản là học tốt tiếng Anh để phục vụ hiệu quả hơn trong công việc và cuộc sống nhưng tôi cứ để thời gian qua đi, học vài trung tâm mà không đi đến đâu. Tôi thấy mình quá phí thời gian và tiền bạc. Dù đã lập gia đình, tôi vẫn thế này. Về lâu dài sẽ không tốt nhưng tôi chưa khắc phục được khó khăn. Tôi vẫn ở trong vòng luẩn quẩn, chưa thoát ra, vượt lên chính mình. Hiện kinh tế vợ chồng tôi chỉ đủ trang trải cuộc sống, không để dành được. Tôi muốn tiếng Anh tốt để kiếm thêm thu nhập từ những công việc liên quan đến ngành mình công tác. Xin chuyên gia và mọi người cho tôi lời khuyên để khắc phục điểm yếu của bản thân.
Hiền
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Hiền,
Bạn nhận thức được việc kiếm tiền để xây dựng gia đình nhỏ vì 27 tuổi và kết hôn gần năm. Vậy nhận thức này bạn mới có hay đã xuất hiện từ lâu? Bạn cần xem lại lịch sử việc kiếm tiền của mình. Tâm lý là cả quá trình, không có chuyện “nằm mơ”, mà phải có mục đích và theo đuổi rất lâu, nhất là những vấn đề thuộc kỹ năng như múa, hát, đàn… và học ngoại ngữ.
Video đang HOT
Việc kiếm tiền đôi khi không có quá trình mà là may mắn. Người may mắn có tiền như trúng vé số, cò đất…, không có quá trình học tập dài ngày, hoàn toàn “thiên thời” với vé số, kịp thời với cò đất… Bạn cần xem lại tư tưởng kiếm tiền mà bạn nhầm lẫn đó là nhận thức. Nhận thức là kinh nghiệm kiếm tiền, đó là phương pháp kinh doanh, sản xuất, dịch vụ nào đó. Ở bạn, chỉ mới có ý tưởng thì chưa gọi là nhận thức, vì hoàn toàn chủ quan do bạn nghĩ, chưa có cơ sở thực hiện, đó chỉ là ý thức.
Có phải vì bạn làm cho doanh nghiệp nước ngoài nên mới thấy mình thiếu tiếng Anh? Học ngoại ngữ là quá trình dài nên cần ý thức từ rất sớm, phải từ tuổi thơ, khi qua 18 tuổi thì rất khó. Vì đến tuổi trưởng thành, vùng não hoạt động ngôn ngữ đã định hình, những gì “nạp” vào lúc này thường ở tầng nông, hoàn toàn bị ngôn ngữ đã có chiếm hữu cảm xúc, bởi vậy ngôn ngữ khác lạ sẽ có cảm xúc yếu hơn. Để khắc phục người ta phải sử dụng ý chí cao độ.
Bạn ở tuổi 27 mà muốn học giỏi tiếng Anh thì hơi muộn. Ngoài 25 tuổi, sự phát âm gần như được định hình. Vì thế ở tuổi này, học ngoại ngữ bằng mắt để nhớ chứ phát âm thì hơi khó. Bạn muốn nói tốt tiếng Anh thì phải “rơi” vào môi trường toàn người nói tiếng Anh, trong hoàn cảnh bắt buộc bỏ tiếng mẹ đẻ để tồn tại. Đây là cách học ngoại ngữ của người đã trưởng thành.
Người không có cảm xúc thuận tiếng Anh mà học thì chỉ là ý thức. Lúc đầu dùng ý chí bắt ý thức phải làm, đi học ít ngày nhận thức tụt dần, càng cố học càng không nhớ và bắt đầu chán nản, thế là bỏ học. Ít lâu sau khi nghe quảng cáo nơi này học phản xạ, nơi kia học người bản xứ, lại đi rồi lại nghỉ. Cuối cùng chỉ tốn tiền oan, đây chính là điều bạn đang bị thất vọng.
Bạn đang sai lầm khi nghĩ học tốt tiếng Anh là “chỉ đơn giản”. Không hề đơn giản nếu không học từ bé hoặc không sống ở Anh, Mỹ. Điều bạn nghĩ là đơn giản đang khủng bố tâm lý bạn. Tiếp tục tập trung suy nghĩ theo cách “kiếm tiền này”, lúc nào đó bạn sẽ bị trầm cảm.
Bạn chấp nhận kinh tế vừa đủ để bình an là quan trọng, sau đó tìm hướng kiếm tiền khác, không dựa vào tiếng Anh bởi nó đơn giản với người ta nhưng khó với bạn. Bạn tìm thêm thu nhập như bán hàng hoặc việc gì đó không cần dùng tiếng Anh. Đồng thời, nếu nơi bạn làm có người nói tiếng Anh, bạn hãy học và nói chuyện với họ thật nhiều. Còn nếu là doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc,… bạn có thể dừng ý định học tốt tiếng Anh. Hãy phát huy cái khác phù hợp với mình để làm giàu.
Chúc bạn sáng suốt.
Theo vnexpress.net
Yêu và trọng
Sáng đầu tuần, cô tạp vụ nghỉ ốm, thế là mất suất cà phê sáng. Cố nhịn, rồi không chịu nổi, tôi bỏ việc lượn ra đầu phố ngồi uống cà phê.
Cạnh bàn, mấy chàng đang ngồi gác chân lên ghế tán chuyện:
Chàng già: "Mẹ, đang vui thì mày bỏ về."
Chàng trẻ: "Vợ em nó ốm nghén nằm bẹp. Em phải về xem nó ăn uống thế nào."
Chàng già: "Mày đúng là thằng núp váy vợ. Bảo nó mua phở về mà ăn. Mất mẹ nó một chân phỏm, vỡ cả trận."
Chàng béo: "Mày đội nó lên đầu thế, rồi có ngày nó vặt hết cả râu lẫn tóc mày đi."
Có cái gì đó quen quen trong cách những người đàn ông nói chuyện. Tôi chắc bạn đã từng nghe những cuộc đối thoại như thế cả trăm lần ở những bữa nhậu, ở quán bia hơi luôn chật cứng đàn ông sau giờ làm việc, ở bàn ăn trưa của dân văn phòng và cả ở phòng nước của những trường kỹ thuật.
Tôi nhớ lại bữa trưa đầy nước mắt của bạn tôi. Nàng ngồi ăn, mà nước mắt lã chã rơi xuống bát cháo còn đầy nhưng đã nguội. Người đàn bà trẻ xinh đẹp, giỏi giang và đoan trang mà tôi thầm ngưỡng mộ ấy đã luôn ngồi xuống để chồng mình đứng cao hơn, đã luôn bước lùi lại để chồng mình luôn nổi bật, đã vừa đánh răng vừa cọ toa lét buổi sáng, vừa lau bếp vừa cho hai đứa con mọn ăn mỗi buổi chiều về.
Vậy mà cái mà nàng nhận được là sự lười biếng gia tăng của gã chồng, là việc hắn nghi ngờ mỗi khi vợ đi làm về trễ, là những lời nhiếc móc và sự hằn học, bởi trong sâu thẳm, hắn hiểu rằng hắn không xứng đáng với nàng. Và để vùi dập đi sự tự ti nội tại, để vuốt ve sĩ diện bên ngoài, hắn ra sức hành tỏi ra oai với vợ trước mặt người khác, ra sức ủ mưu kìm tỏa, vây hãm vợ trong nhà.
Hắn nào hiểu được rằng quát tháo hay kiềm tỏa chỉ có thể làm bạn tôi đau khổ vì đã chọn nhầm người, không thể làm cho nàng ngừng xinh đẹp hay tỏa sáng, lại càng không làm nàng yêu hay trọng hắn hơn. Và rồi cốc nóng quá thì tay phải buông, đến con giun xéo mãi cũng phải quằn, nói gì đến vợ.
Tôi nhớ lại đêm tôi sinh con gái, máu chảy vọt thành dòng, nằm nghe máu thấm qua chiếu, nhỏ giọt xuống nền đá hoa bệnh viện. Chồng mua giấy bản, lót xuống dưới chiếu, bế vợ xuống lau rửa, rồi lại đặt vợ lên. Chồng tôi vốn xưa nay sợ máu, nhưng vẫn muốn tự mình chăm vợ đẻ. Vì điều ấy, tôi không thể nào mở miệng cãi hỗn với chồng suốt những năm sau, lại càng không dám kể lể công lao hay bì tị việc này việc nọ. Hóa ra, có những lúc người đàn ông tưởng mình mềm yếu nhất, là lúc họ làm người đàn bà yêu kính họ nhiều hơn cả.
Tôi đứng dậy, trả tiền, bước ra khỏi quán, không quên lườm mấy gã đàn ông một cái thật dài. Cậu chàng đang bị bạn mắng còn rất trẻ, nét mặt bối rối, ngượng ngập cười xí xóa như thể mình vừa làm một việc chẳng xứng đàn ông. Sao những người đàn ông kia lại coi cử chỉ chăm sóc bình thường với vợ như một hành vi mất mặt? Và bao lâu nữa, chàng trai trẻ nọ cũng sẽ trở thành một người như họ?
Nếu bạn là đàn ông và bạn đọc bài này, xin hiểu rằng đàn bà thực ra vô cùng đơn giản. Họ trọng chồng không phải bởi số tiền anh ta kiếm được, chiếc nhẫn hạt xoàn anh ta đã mua cho, hoặc anh ta oai phong hào nhoáng thế nào ngoài đường ngoài chợ, mà bởi việc anh đã bế vợ trên tay thế nào khi chị ốm, đã nằm nghe nàng luyên thuyên kể chuyện nhà-chuyện bếp-chuyện đời đến lúc tàn đêm ra sao, đã thức pha sữa thay bỉm cho con và chăm cha vợ ốm thế nào.
Đàn bà không cần gì to tát, họ chỉ cần yêu thương và bản lĩnh. Yêu thương đủ để sưởi ấm họ. Bản lĩnh đủ để nhường nhịn, khoan dung thói đàn bà mà không sợ bị lấn át, đủ để làm những việc nhỏ nhặt cho họ mà chẳng sợ bạn bè khích bác, đủ để cho vợ đứng ngang mình trong nhà - ngoài ngõ.
Bởi yêu và trọng của đàn bà thật ra rất gần nhau.
Đã có chuyện gì xảy ra với tôi rồi? "Không có mục tiêu nào sai cả; chỉ có sai lầm khi chúng ta không có mục tiêu và để dòng đời cuốn trôi như chiếc lá nhẹ hẫng." -Alan Phan- Tôi muốn bắt đầu với sự lười biếng vì nó thường xuyên là lí do người ta bấu víu vào để đánh giá ai đó. Bạn không muốn học, có người sẽ...