Muốn sản xuất snack an toàn cho trẻ con mà sao khó trần ai
Cứ nhìn những bé con mua những loại snack không rõ nguồn gốc trước cổng trường, những loại khoai tây ép đùn, pha chế gia vị kiểu gì mà càng ăn càng khát nước, Đỗ Văn Mừng, chủ cơ sở chế biến snack khoai lang cắt lát Vạn Lộc tự hỏi sao không làm thử khoai lang sấy từ nguyên liệu xứ mình cho bọn trẻ an toàn hơn?
Năm nay, người trồng khoai lang gặp may, đầu năm dương lịch giá khoai lang tím giống Nhật ở Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long lên tới 1,1 triệu đồng/1 bao tạ (60kg), quá lý tưởng cho người bán khoai thô. “Cũng may là các nhà chế biến không dùng nguyên liệu này chứ với giá đó thế nào cũng phải “gióng trống lui quân”, một doanh nghiệp chế biến khoai ở địa phương, nói.
Khởi nghiệp ở một tỉnh chưa phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, anh Mừng phải tự lo, tự dò tìm thông tin để gia công cơ khí, tìm thợ giỏi, mua máy, nhập dao cắt, làm bao bì… sao thấy khổ quá.
Nghe hai từ “cũng may” thấy xót xa làm sao vì lâu nay chế biến, bảo quản sau thu hoạch là bài toán khó chưa ai giải được, và vì khó quá nên ai nấy bỏ chạy.
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có khoảng 10.000ha chuyên trồng khoai lang, chủ yếu là khoai lang tím Nhật, sản lượng trên 450.000 tấn/năm. Mỗi năm mức đầu tư xã hội vào khoai lang hàng ngàn tỷ đồng để tạo ra giá trị sản lượng 2.600 – 5.200 tỷ đồng. Số lao động tham gia vào hoạt động ngành hàng khoai lang tại Bình Tân vào năm 2013 trên 58.282 người. Hiện nay, công việc thu hút cả lao động thời vụ từ thị xã Bình Minh.
Tại huyện Bình Tân và thị xã Bình Minh có khoảng 40 điểm thu gom khoai lang để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tứ Xuyên có diện tích trồng khoai lang lớn nhất Trung Quốc (873.000ha, sản lượng 3.314.000 tấn năm 2000 (theo He Ning Liu), nhưng họ vẫn đến Bình Tân tìm khoai lang tím Nhật.
Chính cách mua bán khoai thô – nhanh, gọn, mau thu tiền – nên dù trồng giống khoai lang tím Nhật, bí đường xanh, khoai lang bản địa như dương ngọc, khoai lang sữa, khoai lang giấy… hầu như người trồng chỉ nghĩ tới việc bán khoai thô. Một vài cơ sở chế biến tại chỗ tìm cách làm khoai sấy, làm bột nhưng quy mô nhỏ và hành trình sản phẩm còn nhiêu khê do chưa có nhiều khác biệt.
Đỗ Văn Mừng ở ấp Hoà Lợi, xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, chủ cơ sở chế biến snack khoai lang cắt lát Vạn Lộc, tìm tới vùng trồng khoai Bình Tân, nhưng chỉ nhắm tới khoai lang trắng sữa. Khác khoai lang trắng giấy chứa nhiều bột, khoai lang trắng như củ sắn, luộc nứt vỏ, tươm mật, nhưng nhão hơn nên chỉ có cách sấy. Lại may quá, giá khoai rẻ. Nhưng nguy cơ tiềm ẩn vì rẻ quá thì sẽ chẳng ai trồng nữa.
Video đang HOT
Cùng là khoai lang trắng sữa, nhưng chất lượng khoai ở Cù Lao Dung và Bình Tân khác nhau. Ở một số xã thuộc Cù Lao Dung cũng ít có vùng trồng khoai lang sữa đủ chuẩn chế biến nên Mừng phải kiểm mẫu đất, thử cả hai điều kiện tưới nước ngầm và nước mưa, chế độ chăm sóc… rồi mới tiến hành gieo giống, hướng dẫn cách trồng đúng quy trình, ghi chép… Hiện nay, chỉ có một hợp tác xã có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Mỗi ngày, cơ sở Vạn Lộc cần 200 – 300kg khoai (cứ 100kg tươi ra 600 – 700 gói thành phẩm), công suất tối đa 2.000 gói/ngày, không thể hơn nữa vì nguyên liệu kiếm được chỉ chừng ấy.
Khoai lang đạt chuẩn ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóch Trăng ngọt sẵn, không cần đường, giá mua 4.000 đồng/kg, gấp đôi giá thị trường, thực ra giá 2.500 đồng/kg nông dân có lời. Hai năm nay, Cù Lao Dung là nguồn cung đạt yêu cầu chất lượng, nhưng chỉ kéo dài 4 – 5 tháng. Hết mùa mía, nông dân trồng bí, qua khoai; hết khoai ở cù lao, Mừng cần tìm nguồn bổ sung từ Bình Tân, mỗi năm có hai mùa khoai lang trắng sữa. Nhưng khoai ở đây không dòn xốp, thậm chí cứng hơn khoai Cù Lao Dung, luộc thì ngon nhưng sấy khoai xắt lát sấy tẩm gia vị, quay ly tâm tỷ lệ bể hơn hơn phân nửa.
Hiện nay, bốn nhà phân phối ở Hà Nội, TP.HCM, Sóc Trăng đặt hàng, Mừng cần 10 tấn khoai/ngày, trong khi công suất chế biến 2 tấn/ngày. Mở rộng cơ sở chế biến không có gì khó, nhưng anh không dám vì chưa có vùng nguyên liệu ổn định. Trồng khoai ba tháng thu hoạch, một năm hai vụ. Ở Bình Tân, năng suất 80 – 100 tạ/công; 300.000 đồng/tạ, người trồng có 30 triệu đồng trong khi vốn khoảng 7,5 triệu, giá mà có ai đó giúp cho nông dân trồng đúng cách để khoai trở thành nguyên liệu chế biến.
Khởi nghiệp ở một tỉnh chưa phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, Mừng phải tự lo, tự dò tìm thông tin để gia công cơ khí, tìm thợ giỏi, mua máy, nhập dao cắt, làm bao bì… sao thấy khổ quá.
Khởi nghiệp với số vốn 160 triệu đồng, tích luỹ từ hồi là hướng dẫn viên du lịch, như muối bỏ biển, nhưng Mừng vẫn quyết định sang Malaysia, ở đó năm tháng tìm hiểu công nghệ, thiết bị với sự trợ giúp của cô em gái. Trở về xứ với hai hình ảnh tương phản: một bên là hệ sinh thái hoàn hảo hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp ở xứ người, và một bên là thực trạng xứ mình cái gì cũng có nhưng chẳng ăn nhập, chẳng có gì khớp nhu cầu. Mừng tự thiết kế và thuê gia công cơ khí ở TP.HCM để có máy xắt lát chỉ với 25 triệu, thay vì mua máy 80 triệu đồng mà cắt không như ý muốn. Tương tự, máy đóng gói hồi xưa đóng ép bán tự động, xé bịch tháo mồ hôi, bây giờ có máy tự động, cắt răng cưa dễ xé, cũng phải cải tiến. Anh chọn cách cải tiến vì nếu chọn máy đúng yêu cầu thì tiền tỷ. Dự án của địa phương hỗ trợ 280 triệu đồng cho các hạng mục mua máy.
Mừng chỉ còn cách chọn lựa duy nhất là tự chế: xách bị lên TP.HCM, cùng làm ngày làm đêm với thợ suốt năm tháng, riêng chiếc máy vừa phun gia vị vừa sấy ly tâm, làm hoài không đạt, tới 15 ngày cuối cùng mới ra được kết quả ưng ý. Dự tính tiến độ chín tháng là hoàn tất dây chuyền, nhưng chạy ra 12 tháng. Tới hồi làm xong, công suất chỉ bằng 1/10 so máy nhập. Vậy mà anh thợ làm “quắn não” nói làm xong rút ra được nhiều điều để tính tới nhu cầu thiết bị cho cơ sở nhỏ. Riêng Mừng nói: “Trên đời này chắc chỉ anh thợ có tâm này chứ người khác, không ai chịu làm đâu”.
Khởi nghiệp ở một tỉnh chưa phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, Mừng phải tự lo, tự tìm thông tin để gia công cơ khí, tìm thợ giỏi, mua máy, nhập dao cắt, làm bao bì… sao thấy khổ quá. Lúc đầu anh ao ước có vốn, những thứ khác đã có sở ban ngành, nhưng khi cần kỹ thuật, cần thông tin từ những nghiên cứu cất trong hộc tủ ở đâu đó về tài nguyên đất, nước, đặc điểm cây trồng, nguyên liệu có thể chế biến… Đôi khi chỉ cần cán bộ kỹ thuật trả lời giúp tại sao vùng này làm được khoai đủ chuẩn, còn vùng kia lại không, nhưng không phải “muốn là được, ước là thấy”.
Những niềm hy vọng cho Sóc TrăngCơ quan Phát triển Quốc tế Canada (canadadian International Development Agancy – CIDA) duy trì kế hoạch đóng góp vào kế hoạch phát triển của tỉnh Sóc Trăng thông qua Dự án phát triển DNNVV (từ năm 2011-2018) nhằm gia tăng các cơ hội phát triển kinh tế được mở rộng cho nam giới và phụ nữ nghèo, bao gồm cả các nhóm dân tộc thiểu số, tại tỉnh này.Cuộc khảo sát trực tiếp ghi nhận ý kiến tại 7 cơ sở sản xuất, 4 doanh nghiệp tư nhân, 3 hợp tác xã và 2 công ty TNHH do Trung tâm BSA thực hiện năm 2016 cho thấy các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, Sóc Trăng xuất hiện yếu tố khác biệt với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm mang tính đặc trưng của tỉnh (hành tím, gạo ST, bánh pía, nấm,…). Bằng nhiều hình thức khác nhau, các cơ sở, doanh nghiệp được hỗ trợ gia tăng năng lực sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, xây dựng website; tập huấn cho doanh nghiệp về kỹ năng xúc tiến thương mại; tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia các chương trình hợp tác thương mại – kết nối cung cầu; hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm.Tham gia Dự án này, BSA đã cung cấp chuyên gia phân tích thực trạng, hỗ trợ xây dựng nội dung Kế hoạch với các nhóm giải pháp và hoạt động cụ thể về: nâng cao sự quan tâm của doanh nghiệp đến hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức kết nối giao lưu với các doanh nghiệp lớn để học hỏi; xây dựng và phát triển, hỗ trợ kỹ năng xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp; giới thiệu, kết nối doanh nghiệp với các nhà mua hàng, nghiên cứu cách thức truyền thông phù hợp đối với từng nhóm giải pháp.Trường Đại học Cần Thơ cũng đã thực hiện nhiều Dự án hỗ trợ địa phương xác lập danh mục sản phẩm tiêu biểu. Vấn đề còn lại là quá trình triển khai, đồng bộ hóa các giải pháp đã được tư vấn.
Theo Danviet
Chàng trai cao nguyên đá từ chối bán dược liệu thô sang Trung Quốc
Cuối cùng, Lý Tà Giàng cũng có mặt ở dinh Thống Nhất, TP.HCM. Anh có thời gian ngắn ngủi để nói về hành trình khởi nghiệp từ những loại dược liệu được trồng trên độ cao 700 - 1.700m. Nhưng nhìn những sản vật từ núi đồi, có thể hiểu anh muốn đưa nguồn dược liệu quý hiếm từ vùng cao về miền xuôi là cố gắng dài hơi bứt phá khỏi vạch xuất phát... Cao nguyên đá.
Giàng thuộc lớp trẻ người Dao lớn lên tại cao nguyên đá Đồng Văn (Quản Bạ), nơi được định vị trong hai thái cực: tồn tại trong 62 huyện nghèo nhất Việt Nam, nhưng là nơi có giá trị đặc sắc về cấu trúc địa chất, địa hình được Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (Global Geoparks Network) công nhận.
Thiên nhiên cho cao nguyên đá sự an ủi với khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới lại thích hợp nhiều loại cây trồng làm dược liệu.
Cao nguyên đá vào mùa hoa tam giác mạch. Không có nhiều thời gian để nói về khát vọng mãn nhãn của khách thập phương trước cánh đồng hoa khoe sắc, Giàng nói về việc thu gom nguồn dược liệu theo bước đi của PGS.TS Trần Văn Ơn. Từ đó, đương quy, kim ngân, atisô, địa hoàng... được xếp trong đội hình OCOP (One commune one product - Mỗi làng một sản phẩm).
Để từ đó, nhiều vị thuốc được ghi trong Y câp thưc giam vao đơi nha Thanh (Trung Quôc) hoặc các bài thuốc trong y thư cô Tiêu nhi dươc chưng trưc quyêt, đang sống lại.
Địa hình cao nguyên, núi đá, lượng mưa có khi 1.400mm vào tháng 7, nhưng nước nhanh chóng rút vào các hang động ngầm nên cao nguyên luôn thiếu nước trầm trọng, gieo trồng không dễ dàng chút nào! Các nhà nghiên cứu không ngừng dò tìm nguồn nước dù đã tính tới việc khoang sâu từ 950 - 1.050m.
Thiên nhiên cho cao nguyên đá sự an ủi với khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới lại thích hợp nhiều loại cây trồng làm dược liệu. 17 sắc dân sống trên cao nguyên đá, mỗi dân tộc phát hiện nguồn dược liệu và có bài thuốc riêng. Mỗi nhà trồng một ít và phải nghĩ cách thu gom về hợp tác xã (HTX) để chế biến.
Để có sự sống cho các loại dược liệu, cây trồng làm lương thực gắn liền với sức chịu đựng, giá trị thích ứng, kiến tạo dày công... Tất cả thể hiện trong đức tính chăm chỉ, kiên trì và cân nhắc của Lý Tà Giàng
"Năm 2009, HTX Nặm Đăm có 49/52 hộ tham gia, bốn tháng không thấy tiền đâu, họ xin rút gần hết, chỉ còn bảy người, vốn từ 2 tỉ còn chừng 200 triệu đồng", Lý Tà Giàng nói về giai đoạn tụt dốc của phương thức hợp tác. Mãi đến khi có luật HTX (mới), năm HTX hình thành nên công ty cổ phần thảo dược Cao Nguyên Đá, gồm: HTX cộng đồng Nặm Đăm, HTX dược liệu Nà Chang, HTX dược liệu Tùng Vài Phìn, HTX dược liệu Thanh Long, HTX dược liệu Bình Dương. Một cách liên minh để phát triển cả dược liệu và du lịch.
Không ít người rành về dược liệu nói: cây dược liệu ở đây có dược tính cao hơn ở Trung Quốc, làm hàng bán cho du khách là tốt rồi nhưng phải làm sao cho sản phẩm đi xa hơn. Năm HTX là năm dân tộc, là tập hợp nguồn dược liệu đa dạng như tam thất, ấu tẩu, hương thảo, giảo cổ lam, xuyên khung, đỗ trọng... có thể bổ trợ cho nhau thực hiện nhiều bài thuốc đông y đủ vị. Lý Tà Giàng biết mình đã đi đúng hướng.
Lần đầu tiên Lý Tà Giàng "xuống núi" theo đường vào miền Nam gặp gỡ lớp trẻ khởi nghiệp, học hỏi và dò tìm đường ra thị trường; mọi việc có vẻ xuôi chèo.
Lần đầu tiên Lý Tà Giàng "xuống núi" theo đường vào miền Nam gặp gỡ lớp trẻ khởi nghiệp, học hỏi và dò tìm đường ra thị trường; mọi việc không có gì khó. Ở đây Giàng được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để trở về tính toán lại cách đặt hàng với các HTX sản xuất, đa dạng sản phẩm từ nguồn tài nguyên bản địa, phát triển chuỗi giá trị, cung ứng sản phẩm và củng cố cửa hàng giới thiệu đặc sản dược liệu tại Cổng trời Quản Bạ.
Cửa hàng tại Cổng trời có thảo dược ngâm chân, xà phòng thảo dược, thuốc nam, mật ong, rau an toàn (bắp cải, đọt rau ngũ gia bì...), hồng không hạt, lê, mận... trở thành chuỗi sản phẩm giá trị tăng thêm, bất ngờ so với những điểm khác.
"Các dân tộc trên cao nguyên đá có khoảng 180 bài thuốc cổ truyền giá trị. Sắc thái dân tộc gắn với những sản phẩm độc đáo, nếu biết khai thác sẽ mang lại nhiều giá trị", TS Hà Việt Quân, uỷ ban Dân tộc, chuyên về hỗ trợ khởi nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số, nói.
Công ty Cao Nguyên Đá được thành lập tháng 2.2017. Bảy tháng sau công ty này đã chào bán sản phẩm cao bổ khí ích não, cao atisô, trà gừng Cao Nguyên Đá, mạnh gân hoạt cốt cao... ở Cổng trời. Không phải doanh nghiệp đầu tiên khai thác giá trị dược liệu bản địa ở cao nguyên đá, nhưng theo Lý Tà Giàng, công ty Cao Nguyên Đá là đầu mối liên kết các HTX để phát huy các bài thuốc từ các sắc tộc cùng sống trên cao nguyên này. Hai tháng sau, Giàng là người hăng hái lập cầu nối với thị trường dược liệu ở miền Nam, thay vì bán hàng thô sang phương Bắc.
"Dự án Chuỗi giá trị dược liệu và nông sản Quản Bạ là câu chuyện có thật, làm thật để góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng có kinh tế cao, giúp thực hiện thành công Mỗi làng một sản phẩm trên cao nguyên đá", Lý Tà Giàng chậm rãi nói.
Theo Hoàng Lan (Thế Giới Tiếp Thị)
Làm giàu từ nông nghiệp: Trang trại trị giá 7 tỷ của "Dũng VAC" Trang trại trị giá 7 tỷ đồng của "Dũng VAC" được nhiều người dân xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn nhắc tới khi nói chuyện làm ăn. Ông chủ có ý chí và nghị lực, luôn có nụ cười tỏa nắng, thân thiện đó tên đầy đủ là Vũ Trung Dũng. Về Quỳnh Ngọc, hỏi "Dũng VAC", người ta nghĩ...